Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cần nâng cao cảnh giác với tội phạm buôn bán người qua biên giới

Nguyệt Anh (T/h) - 16:11, 17/01/2022

Lừa bán hàng xóm, người quen, phụ nữ đang mang thai và thậm chí là cả con đẻ của mình sang bên kia biên giới để lấy tiền là thực tế đang diễn ra tại các địa phương miền núi tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Cán bộ Đồn Biên phòng Bạch Đích lấy lời khai đối tượng Mua Mí Tủa.
Cán bộ Đồn Biên phòng Bạch Đích lấy lời khai đối tượng Mua Mí Tủa (Ảnh BHG)

Vừa qua, Đồn Biên phòng Bạch Đích, huyện Yên Minh (Hà Giang) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Mua bán người dưới 16 tuổi” theo Điểm đ, khoản 2, điều 151, Bộ luật Hình sự xảy ra tại địa bàn.

Trước đó, vào hồi 9 giờ ngày 11/1/2022, Đồn Biên phòng Bạch Đích tiếp nhận đơn tố giác của chị Phàn Thị H, dân tộc Dao, sinh năm 2005, thường trú tại xã Phú Lũng, huyện Yên Minh (Hà Giang) tố cáo ông Mua Mí Sính, dân tộc Mông, sinh năm 2003 và Thào Thị M, dân tộc Mông, sinh năm 2005, cùng trú tại xã Phú Lũng. Theo đơn tố giác, ông Sính và chị M lừa bán chị H sang Trung Quốc từ tháng 1/2019.

Ngay sau khi tiếp nhận, Đồn Biên phòng Bạch Đích đã triệu tập 2 đối tượng nghi vấn gồm: Mua Mí Tủa, dân tộc Mông, sinh năm 2003 và Thào Thị M để điều tra xác minh, đồng thời cho bị hại nhận dạng đối tượng. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Tủa và M đã khai nhận toàn bộ sự việc, Tủa chính là đối tượng tên Sính trong đơn tố giác của chị H, còn Thào Thị M là nạn nhân của vụ mua bán người trước đó, vừa là đối tượng trong vụ án này.

Theo đó, năm 2017, M bị Tủa đưa sang Trung Quốc bán với giá 10 vạn NDT. Năm 2018, M trốn về Việt Nam, sau đó gia đình M gặp Tủa đòi tiền bồi thường, Tủa đưa cho gia đình M 12 vạn NDT (tương đương 360 triệu đồng). Khoảng cuối năm 2018, đầu năm 2019, Tủa rủ M tìm người để bán sang Trung Quốc, cả hai bàn nhau và đưa chị H qua khu vực Mốc 359 bán cho một người đàn ông Trung Quốc với giá 5 vạn NDT, Tủa chia cho M 2 vạn NDT, còn Tủa cầm 3 vạn NDT.

Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, ngày 16/1/2022, Đồn Biên phòng Bạch Đích đã bàn giao vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh để tiếp tục điều tra làm rõ. Đối với trường hợp Thào Thị M, thời điểm gây án chưa đủ 14 tuổi nên không áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự, Đồn Biên phòng Bạch Đích đã bàn giao M cho gia đình để giáo dục, quản lý.

Lực lượng BĐBP tỉnh Lào Cai và Hà Giang bắt giữ 3 đối tượng mua bán người
Lực lượng BĐBP tỉnh Lào Cai và Hà Giang bắt giữ 3 đối tượng mua bán người (Ảnh BHG)

Trước đó, vào ngày 21/12/2021, tại thôn Hồ Sáo Chải, xã Chí Cà, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, Cục Phòng, phòng ma túy và tội phạm (PCTM &TP) phối hợp với Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lào Cai và Hà Giang triệt phá thành công đường dây mua bán người. 3 đối tượng đang mang người sang Trung Quốc bán đã bị phát hiện, bắt giữ là Giàng Seo Vũ (trú tại xã Lùng Cải, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai); Tráng Seo Pao (SN 1976) và Pủ Seo Tám (SN 1992, dân tộc Mông, cùng trú tại xã Xí Mần, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang). Nạn nhân được giải cứu là Ly Seo P (SN 1999, trú tại tỉnh Lào Cai).

Đây là đường dây dụ dỗ, lừa gạt phụ nữ, nhất là những phụ nữ người dân tộc thiểu số (Mông) có hoàn cảnh khó khăn từ Lào Cai, Hà Giang bán sang Trung Quốc. Các đối tượng hoạt động tinh vi, chuyên nghiệp, tổ chức chặt chẽ giữa các đối tượng ở nội địa, đối tượng ở khu vực biên giới và đối tượng ở Trung Quốc.

Thủ đoạn của chúng là giả vờ yêu rồi rủ rê nạn nhân sang Trung Quốc để có cuộc sống sung sướng. Sau đó, các đối tượng đưa nạn nhân đi nhà nghỉ, ăn uống, thăm người thân ở những địa bàn xa xôi, hẻo lánh thuộc tỉnh Lào Cai, Hà Giang để tạo lòng tin, đồng thời làm cho họ không nhớ đường rồi bán sang Trung Quốc.

Còn tại Nghệ An, đầu tháng 10/2021, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan, giải cứu thành công cháu Lô Thị M.C. (SN 2005), trú tại xã Bảo Nam, huyện Kỳ Sơn khi cháu bị bán sang bên kia Trung Quốc, làm nô lệ tình dục cho một người đàn ông bản địa từ cách đây 2 năm về trước.

Hai người phụ nữ bán người thân sang Trung Quốc bị khởi tố hồi tháng 10/2021.
Hai người phụ nữ tại huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) mang người thân đi bán sang Trung Quốc. Các đối tượng này đã bị khởi tố hồi tháng 10/2021.

Ngay khi vừa trở về địa phương, nạn nhân đã đứng ra tố cáo những kẻ đang tâm bán mình sang bên kia biên giới để nhận về 120 triệu đồng, trong đó chủ mưu không ai khác chính là bố đẻ và dì ruột. Do cần tiền chữa bệnh nên Lo Phò Thèng (SN 1967), trú tại xã Bảo Nam đã nhờ em vợ là Lo Thị Căm (SN 1986), trú tại xã Hữu Kiệm đưa con gái ruột của mình qua Trung Quốc làm việc và lấy chồng. Căm nhận lời, sau đó liên hệ với Moong Thị Xúm (SN 1968), là người cùng bản, có con gái đang làm ăn ở Trung Quốc để đưa cháu M.C (lúc bấy giờ mới 13 tuổi) xuất ngoại.

Theo số liệu báo cáo của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an, trong năm 2021, cơ quan chức năng đã điều tra 110 vụ buôn người, bắt 144 đối tượng bị cáo buộc buôn bán người. Trước đó, năm 2020, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã khởi tố 180 đối tượng bị tình nghi phạm tội buôn người trong 106 vụ án, tăng so với 152 đối tượng trong 84 vụ án buôn bán người qua biên giới năm 2019.

Xúm sau đó đón xe khách đưa cháu bé vượt biên sang Trung Quốc bán cho một người phụ nữ tên Hồng với giá 120 triệu đồng. Số tiền này, Xúm giữ lại 7 triệu đồng, đưa cho Căm 3 triệu và đưa cho Thèng 110 triệu đồng.

Sau khi tiếp nhận đơn trình báo, Cơ quan CSĐT Công an huyện Kỳ Sơn đã nhanh chóng vào cuộc. Củng cố hồ sơ, đủ căn cứ, cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với các đối tượng Lo Phò Thèng, Lo Thị Căm và Moong Thị Xúm để điều tra về tội “Mua bán người dưới 16 tuổi".

Thượng úy Lầu Bá Rống, Trưởng Công an xã Bảo Nam cho biết, cháu M.C nói riêng và các nạn nhân mua bán người nói chung, ngay sau khi được giải cứu trở về đã được lực lượng Công an, chính quyền và các tổ chức đoàn thể quan tâm, động viên, thăm hỏi kịp thời. Đồng thời, tìm kiếm cơ hội để tạo công ăn việc làm có thêm thu nhập để không quay lại đường cũ khi túng quẫn. Tuy nhiên, đây thực sự là một bài toán không dễ tìm ra lời giải, khi đời sống của đồng bào ở các xã biên giới, vùng cao của miền Tây xứ Nghệ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Cũng liên quan đến việc nạn nhân được giải cứu trở về từ bên kia biên giới sau đó đứng ra tố cáo người đã bán mình, từ tiếp nhận trình báo của Lương Thị L. (SN 1996), trú tại xã Phà Đánh bị đối tượng Lương Thị Hoa (SN 1979), trú cùng xã lừa bán sang Trung Quốc cách đây mấy năm về trước, Công an huyện Kỳ Sơn đã vào cuộc và đến ngày 16/8/2021, đơn vị này đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam Lương Thị Hoa về hành vi mua bán người.

Lợi dụng cháu L. cần tìm việc làm, Hoa lừa cháu xuống thành phố làm việc an nhàn, hưởng lương cao, nhưng thực chất đưa cháu vượt biên trái phép sang Trung Quốc bán cho một người bản địa với giá 90 triệu đồng. Ngay khi trở về địa phương, L. đã tố cáo kẻ đang tâm bán mình ra trước pháp luật.

Trước đó, đầu năm 2021, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An cũng đã bắt giữ hai đối tượng về hành vi mua bán người sau 5 năm lẩn trốn. Năm 2014, Sầm Văn Biên (SN 1984) và Lang Thị Xuân (SN 1983), trú cùng xã Quang Phong, huyện Quế Phong đã cấu kết với nhau để tổ chức bán người qua biên giới. Với chiêu bài sang Trung Quốc làm việc an nhàn, lương cao, chúng đã lừa bán cháu Lương Thị T. (SN 1998), người cùng làng với giá 65.000 nhân dân tệ, xấp xỉ 200 triệu đồng. Đến năm 2017, T. được giải cứu trở về địa phương, nạn nhân đã viết đơn tố cáo. Sau 5 năm lẩn trốn kể từ khi bị tố cáo, Biên và Xuân đã bị bắt giữ tại quê nhà.

Phòng ngừa, ngăn chặn vấn nạn mua bán người qua biên giới:

Cùng với công tác đấu tranh với tội phạm, lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho đồng bào khu vực biên giới về phòng, chống mua bán người; vận động người dân tham gia đấu tranh tố giác tội phạm. Phối hợp tổ chức gặp gỡ các nạn nhân bị mua bán trở về để tư vấn, động viên, giúp đỡ hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó, mọi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động. Luôn cảnh giác, đề phòng người lạ hoặc cả người thân đi làm ăn xa trở về hứa hẹn tìm việc hoặc rủ hợp tác làm ăn. Cảnh giác với những lời hứa hẹn, dụ dỗ tìm việc làm có thu nhập cao trong các nhà máy, cửa hàng, quán bar, giúp việc trong nước, nước ngoài hoặc lấy chồng nước ngoài giàu có. Từ chối mọi sự giúp đỡ về tiền bạc, lợi ích vật chất của người khác, nhất là từ người lạ mới quen biết.

Tin cùng chuyên mục
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Tin nổi bật trang chủ
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T. Bảo - L. Hường- N. Tâm - 1 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình lớn, lần đầu tiên được triển khai. Trong quá trình thực hiện, với sự đồng hành của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra, vì sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận những chia sẻ của lãnh đạo một số địa phương xung quanh vấn đề này.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 3 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 4 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 8 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 8 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 8 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 8 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.