Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cao Bằng chăm lo, hỗ trợ đồng bào khu vực biên giới phát triển sản xuất

PV - 20:03, 02/01/2021

Cao Bằng là một tỉnh biên giới còn gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào ở tuyến biên giới vẫn còn cao. Những năm gần đây, nhờ nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đời sống của người dân ở những xóm mới vùng biên đang thay đổi tích cực. Đây là động lực để tỉnh Cao Bằng tiếp tục có những chính sách chăm lo hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống ở miền biên viễn.

Người dân vùng Lục Khu, huyện Hà Quảng thu hoach lạc. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN
Người dân vùng Lục Khu, huyện Hà Quảng thu hoach lạc. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN

Xóm biên giới Nà Thúng, xã Cô Ngân, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng có 13 hộ dân, chủ yếu người dân tộc Nùng sinh sống. Những năm qua, cuộc sống của người dân nơi đây đã có nhiều thay đổi tích cực. Ông Sầm Văn Tro, Chủ tịch UBND xã Cô Ngân cho biết, để ổn định cuộc sống người dân, các cấp, ngành đã triển khai nhiều dự án về phát triển đường giao thông, công trình nước sinh hoạt, nhà văn hóa xóm, công trình thủy lợi, điện sinh hoạt... Nhờ chú trọng phát triển hạ tầng, người dân xã Cô Ngân nói chung và xóm biên giới Nà Thúng nói riêng đã ổn định cuộc sống, từng bước phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xóm Nà Thúng tăng cao hơn so với những năm trước; 100% các hộ đều thoát nghèo và có đất sản xuất.

Cốc Pàng là một xã vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã biên giới, xã Cốc Pàng đã tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao sản lượng, mở rộng diện tích phát triển cây trồng thế mạnh của địa phương như cây hồi, quế, sa mộc...

Gia đình anh Khìn Văn Tuấn, xóm Nà Mìa, xã Cốc Pàng, huyện Bảo Lạc là một trong những hộ mạnh dạn đầu tư để phát triển kinh tế rừng, nâng cao đời sống của gia đình. Anh Tuấn cho biết, năm 2018, gia đình anh được nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng để xây dựng nhà ở. Khi có nhà ở ổn định, anh Tuấn đã tích cực tham gia các dự án trồng rừng phát triển kinh tế. Đến nay, trên phần đất rừng được phân, gia đình anh trồng các loại cây sa mộc, thông, hồi, sở. Các cây trồng đã cho thu hoạch. Năm 2019, chỉ từ việc chưng cất tinh dầu cây hồi, gia đình anh Tuấn đã thu được hơn 40 triệu đồng. Nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của Nhà nước, cuộc sống gia đình anh Tuấn đã cơ bản ổn định.

Chủ tịch UBND xã Cốc Pàng Mò Văn Sợi cho biết: Nhờ thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới, đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của xã Cốc Pàng đạt 5 - 6%, tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 7 - 8%/năm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng cải thiện.

Huyện Bảo Lạc có đường biên giới dài trên 53 km qua địa bàn các xã Cốc Pàng, Cô Ba, Thượng Hà, Xuân Trường, Khánh Xuân với hơn 3.700 hộ. Ở đây, đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô sinh sống xen kẽ với nhau. Xác định ổn định đời sống người dân, giúp đồng bào khu vực biên giới phát triển kinh tế - xã hội là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, huyện Bảo Lạc đã tăng cường triển khai nhiều chương trình hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.

Gia đình ông Thào A Vàng, xóm Lũng Vầy, xã Cô Ba (Bảo Lạc, Cao Bằng) được hưởng lợi từ mô hình phát triển chăn nuôi bò cái sinh sản tạo sinh kế cho hộ nghèo. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN
Gia đình ông Thào A Vàng, xóm Lũng Vầy, xã Cô Ba (Bảo Lạc, Cao Bằng) được hưởng lợi từ mô hình phát triển chăn nuôi bò cái sinh sản tạo sinh kế cho hộ nghèo. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN

Ông Nguyễn Ích Chánh, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc cho biết: giai đoạn 2010 - 2020, huyện đã triển khai kịp thời Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ và một số chương trình khác để kịp thời hỗ trợ người dân khu vực biên giới phát triển kinh tế. Tại các xóm biên giới, người dân được hỗ trợ xây dựng nhà ở, bố trí đất sản xuất để ổn định cuộc sống. Trong đó, các phòng, ban chức năng tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân chăn nuôi gia súc, trồng rừng kinh tế. Đến nay, đời sống của đồng bào đã được cải thiện, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Thu nhập bình quân của các xã biên giới đạt 17,6 triệu đồng/xã, bình quân giảm 1,4% hộ nghèo/năm.

Nhờ thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, đến nay đời sống của bà con đã ổn định, đảm bảo đời sống sản xuất ở khu vực biên giới, cùng các lực lượng giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Từ năm 2010 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đã tham mưu cho UBND tỉnh Cao Bằng xây dựng 13 dự án phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới. Các dự án này tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, nước sinh hoạt, điện sinh hoạt, nhà văn hóa; chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững, phát triển sinh kế, liên kết sản xuất…

Ông Bế Xuân Tiến, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng cho biết, với chức năng là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; thực hiện các dự án ổn định cuộc sống người dân khu vực biên giới, thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tiếp tục cùng các ngành chức năng vận động nhân dân khu vực biên giới hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia cùng chính quyền các cấp thực hiện phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, Cao Bằng tăng cường huy động các nguồn lực để duy tu, sửa chữa các công trình hạ tầng đang xuống cấp, ổn định sản xuất và sinh hoạt; ưu tiên các nguồn vốn tập trung đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực biên giới. Đồng thời, tỉnh tập trung đầu tư đồng bộ một số công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và phúc lợi xã hội gồm đường giao thông, trường học, điện, nước sinh hoạt, góp phần ổn định cuộc sống.

Cùng với đó, tỉnh tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nông thôn bền vững, lồng ghép có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với chương trình xóa đói, giảm nghèo, ưu tiên chương trình đầu tư phát triển sản xuất cho đồng bào dân tộc, vùng dân cư biên giới.../.


Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam: UBND tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Nam: UBND tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 7 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.