Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cao Bằng: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Quang Anh - 18:42, 30/06/2023

Thực hiện Tiểu dự án 2 Dự án 9 về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, trong đó đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Việc kết hôn, sinh con sớm trong độ tuổi vị thành niên đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản, là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử vong ở trẻ nhỏ.
Việc kết hôn, sinh con sớm trong độ tuổi vị thành niên đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản, là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Cao Bằng là tỉnh miền núi với trên 94% dân số là đồng bào DTTS. Thực tế cho thấy, do trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức về pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, nên tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn vẫn diễn ra. Một số trẻ em ở độ tuổi 13 - 15 đã lấy vợ lấy chồng hoặc bị bố mẹ ép gả khi các em vẫn muốn đến trường.

Nguyên nhân của tình trạng này là do những quan niệm, thành kiến, hủ tục lạc hậu đã ăn sâu trong nhận thức của đồng bào DTTS từ nhiều đời nay. Nhiều nơi vẫn còn phong tục hứa hôn, nhiều người DTTS lấy vợ, lấy chồng sớm để gia đình có thêm người làm và giữ của cải trong nhà, trong khi việc thiếu trang bị kỹ năng sống, kiến thức pháp luật, thông tin về sức khỏe sinh sản đối với học sinh miền núi còn hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, trách nhiệm của của chính quyền địa phương còn thiếu kiên quyết, chưa quyết liệt.

Trường hợp của cặp vợ chồng Bàn Phụ Và – Hoàng Mùi Chuổng (dân tộc Dao, trú tại xã Bình Lãng, huyện Thông Nông, Cao Bằng) là một câu chuyện buồn về thực trạng tảo hôn. Thời điểm kết hôn, Và 17 tuổi, còn Chuổng chỉ mới 15. Do còn quá trẻ để tự lập, nhất là sau khi có con đầu lòng, cặp vợ chồng trẻ mãi loay hoay với kế sinh nhai. Về ở với nhau, không có công việc ổn định, hằng ngày Và đi làm thuê kiếm gạo, kiếm rau qua ngày. Vợ chồng Và, Chuổng vẫn thuộc diện hộ nghèo của xóm Lũng Vài.

Cặp vợ chồng Và, Chuổng chỉ là một trong số những cặp vợ chồng đã lấy nhau khi chưa đến tuổi kết hôn. Việc kết hôn, sinh con sớm trong độ tuổi vị thành niên đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà mẹ, sự phát triển bình thường của thai nhi và trẻ sơ sinh. Đây là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử vong ở trẻ nhỏ. Hôn nhân cận huyết thống còn gây ra những hậu quả nặng nề do trẻ sinh ra mắc những căn bệnh như: dị tật, tan máu bẩm sinh…

Trước thực trạng này, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động, tăng cường nhiều giải pháp thông tin truyền truyền với nhiều nội dung, hình thức sáng tạo. Cụ thể: chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về chủ đề này, nhằm lan toả thông tin, góp phần đẩy lùi hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; chỉ đạo Phòng Dân tộc các huyện tổ chức 29 hội nghị tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, thu hút sự tham gia đông đảo của người dân; tổ chức các hội nghị tập huấn công tác giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS và miền núi cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại 3 huyện: Hạ Lang, Trùng Khánh, Thạch An với 410 đại biểu tham dự; Đưa đoàn đại biểu tham dự lớp tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng tuyên truyền về phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống do Ủy ban Dân tộc tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên.


Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã có nhiều cách làm sáng tạo trong công tác tuyên truyền tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống bằng hình thức sân khấu hoá.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã có nhiều cách làm sáng tạo trong công tác tuyên truyền tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Em Châu Văn Vừ, dân tộc Lô Lô (trú tại xóm Cà Pẻn A, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng), một trong những thanh niên được tham gia lớp tập huấn về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống do Ban Dân tộc tổ chức, chia sẻ: “Thông qua các buổi tuyên truyền của các cấp chính quyền, thế hệ trẻ chúng em đã nắm bắt được quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn cũng như hậu quả do tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống gây ra. Tảo hôn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các cặp vợ chồng, đặc biệt là người phụ nữ, con sinh ra có nguy cơ dị tật bẩm sinh, hay ốm đau, suy dinh dưỡng. Không chỉ vậy, các gia đình trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, hay xảy ra mâu thuẫn do thiếu kinh nghiệm sống, thiếu điều kiện học hành, chăm sóc sức khỏe và ít có cơ hội tham gia hoạt động vui chơi, giải trí... Bản thân em sẽ chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kết hôn, đồng thời sẽ tích cực tuyên truyền cho người thân, bạn bè, bà con xóm không được tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần xây dựng cộng đồng khoẻ mạnh”.

Không chỉ tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, tổ chức hội nghị nâng cao kỹ năng tuyên truyền về phòng ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, mà Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng còn chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức 18 cuộc nói chuyện chuyên đề về chính sách dân số giai đoạn hiện nay. Tổ chức 14 buổi ngoại khóa giáo dục truyền thông, tư vấn, nói chuyện chuyên đề về sức khỏe sinh sản, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho 1.041 học sinh lớp 8, lớp 9 tại các trường THCS trên địa bàn tỉnh. Thực hiện in ấn, cấp phát 18.000 tờ rơi với nội dung về những hiểu biết đầy đủ để có hành động đúng trong chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên cho đối tượng là học sinh, thanh niên và người dân vùng DTTS và miền núi. Đáng chú ý, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với 8 huyện lựa chọn địa điểm lắp đặt 18 pa nô tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại trung tâm các xã đặc biệt khó khăn. Dự kiến trong năm 2023, tỉnh Cao Bằng sẽ dành hơn 3,1 tỷ đồng cho công tác giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng nhấn mạnh: Năm 2022, toàn tỉnh có 3.801 cặp kết hôn, trong đó, 207 cặp tảo hôn, chiếm 5,5%, giảm 54 cặp so với năm 2021. Công tác giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh đã được cấp ủy, chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở quan tâm, tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả nhất định. Hoạt động truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào DTTS trên địa bàn các huyện, xã, thôn, xóm có tỷ lệ hoặc nguy cơ cao xảy ra tình trạng này được tăng cường, thực hiện dưới nhiều hình thức, phong phú về nội dung. Một số xóm đã đưa quy định về phòng, chống tảo hôn vào xây dựng hương ước, quy ước, bình xét gia đình văn hóa, qua đó, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh...

Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3 )

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3 )

Phóng sự - Thanh Hải - 17 phút trước
Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Gương sáng - Minh Nhật (t/h) - 37 phút trước
Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61 ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.
Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Xã hội - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Thời gian vừa qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tục tổ chức tuyên truyền phòng chống đuối nước đến các thôn, buôn và người dân trên địa bàn, song tai nạn đuối nước vẫn liên tiếp xảy ra.
Người dân được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Người dân được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Sức khỏe - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Thời gian qua, trên cơ sở nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) sẵn có, BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ công tác chuyển đổi số theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và trở thành một trong những Bộ, ngành đi đầu về xây dựng Chính phủ số. Các kết quả đạt được đã và đang phục vụ hiệu quả cho các hoạt động công tác của Ngành và đem lại rất nhiều lợi ích cho người tham gia, thụ hưởng chính sách.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà gặp mặt đại biểu Người có uy tín tỉnh tỉnh Điện Biên

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà gặp mặt đại biểu Người có uy tín tỉnh tỉnh Điện Biên

Thời sự - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Chiều 20/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà đã thân mật tiếp đón, gặp mặt 49 đại biểu Người có uy tín (NCUT) tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Điện Biên. Tham dự buổi gặp mặt có đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Thời sự - Trọng Bảo - 18:49, 20/05/2024
Sáng 20/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa xét xử vụ án "Rửa tiền", 'Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và những người liên quan.