Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

Cao Duy Tùng - Người thành công với nghệ thuật dân tộc

Lò Hải Lam - 07:09, 06/10/2021

16 năm là diễn viên chính của Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long - Hà Nội, nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực trang phục biểu diễn, nghệ sĩ múa Cao Duy Tùng được giới văn nghệ sĩ trong nước biết đến là một người có niềm đam mê đặc biệt với nghệ thuật múa và trang phục dân tộc.

Tác phẩm múa Thuở ấy do nghệ sĩ Cao Duy Tùng biên đạo
Tác phẩm múa Thuở ấy do nghệ sĩ Cao Duy Tùng biên đạo

Cơ duyên với con đường nghệ thuật

Kể lại cơ duyên bước chân vào nghề múa, nghệ sĩ Cao Duy Tùng chia sẻ, năm 2001, anh tình cờ được người quen giới thiệu và rủ đi tuyển múa. Sở hữu dáng người cân đối, cao ráo, gương mặt sáng, cộng thêm năng khiếu bẩm sinh, Cao Duy Tùng đã trúng tuyển vào Học viện Múa Việt Nam. Theo học múa, đã có lúc anh từng nghĩ đến việc phải bỏ nghề vì quá vất vả, gian nan. Nhưng rồi càng học, anh càng cảm thấy say mê. Có lẽ thầy cô đã tiếp thêm sức mạnh, nghị lực cho Cao Duy Tùng có được sự say mê tìm tòi, sáng tạo trong bộ môn nghệ thuật múa.

Sau khi tốt nghiệp ra trường, Cao Duy Tùng được nhận về công tác tại Nhà hát Ca, múa, nhạc Thăng Long Hà Nội. Tại đây, anh đã phát huy được khả năng chuyên môn của mình và trở thành một diễn viên múa chính của Nhà hát.

Nghề múa đòi hỏi diễn viên phải năng động, sáng tạo để đáp ứng được nhu cầu thưởng thức ngày càng đa dạng, phong phú của khán giả trong xã hội hiện đại. Đó là thách thức mà các nghệ sĩ múa như anh phải đối mặt và chinh phục để có thể bám trụ được với nghề. Cho đến hôm nay, trải qua 16 năm chinh phục nghệ thuật múa, Cao Duy Tùng mới cảm nhận được mình là người may mắn, có duyên với nghề múa, trong khi bạn bè cùng lớp, rất ít người còn theo nghề.

Nghệ sĩ múa Cao Duy Tùng
Nghệ sĩ múa Cao Duy Tùng

Trong lĩnh vực biên đạo, anh đã tham gia biên đạo dàn dựng nhiều vở diễn cho Nhà hát và đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp các tỉnh tại nhiều hội thi, hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp.

Nhưng dấu ấn đáng nhớ nhất đối với Cao Duy Tùng là Lễ hội Ánh sáng thác Bản Giốc, tỉnh Cao Bằng năm 2019 do anh làm tổng đạo diễn. Đây là chương trình nghệ thuật lớn nhằm giới thiệu, quảng bá Danh thắng Quốc gia thác Bản Giốc cùng những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc tỉnh Cao Bằng đến bạn bè trong và ngoài nước. Bằng sự kết hợp của âm thanh, ánh sáng và laser hiện đại, Lễ hội đã tạo ra một không gian nghệ thuật nhiều màu sắc để thác Bản Giốc hiện lên như một câu chuyện huyền thoại sâu lắng với những truyền thuyết, sự tích dân gian, những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng.

 Lễ hội Ánh sáng thác Bản Giốc do nghệ sĩ Cao Duy Tùng làm tổng đạo diễn
Lễ hội Ánh sáng thác Bản Giốc do nghệ sĩ Cao Duy Tùng làm tổng đạo diễn

Ngoài chương trình này, Cao Duy Tùng cùng các nghệ sĩ biên đạo còn xây dựng các màn thực cảnh của “Ký ức Hội An”; Chương trình nghệ thuật “Chung tay cùng đồng bào Tây Bắc”; Tuần Văn hóa du lịch tỉnh Hòa Bình… Nhiều chương trình nghệ thuật lớn do anh biên đạo được bạn bè đồng nghiệp và công chúng đánh giá cao, bắt kịp thời đại công nghệ, mang hơi thở hiện đại mới. Những tác phẩm xuất sắc do Cao Duy Tùng biên đạo có thể kể đến như: “Kỳ đạo” - Huy chương Bạc Cuộc thi tài năng biên đạo trẻ toàn quốc năm 2016; tác phẩm múa “Đường tim”; “Giao cảm”; “Thuở ấy”...

Kinh doanh trang phục dân tộc

Nên duyên với một cô gái xinh đẹp dân tộc Thái ở vùng núi Tây Bắc và cả hai cùng yêu thích trang phục dân tộc, nghệ sĩ Cao Duy Tùng đã quyết định mở Công ty TNHH truyền thông và giải trí mang tên Cao Tùng tại Hà Nội. Công ty của anh chủ yếu kinh doanh và cho thuê trang phục biểu diễn dân tộc. Hai vợ chồng đã đầu tư mua sắm các sản phẩm từ thổ cẩm, phụ kiện, những bộ trang phục dân tộc nguyên bản của đồng bào dân tộc thiểu số từ các bản làng vùng cao, đồng thời kết hợp thiết kế những mẫu mới để phục vụ nh cầu của người thuê trang phục.

Nghệ sĩ Cao Duy Tùng với các diễn viên múa
Nghệ sĩ Cao Duy Tùng với các diễn viên múa

Hiện nay, Công ty TNHH truyền thông và giải trí Cao Tùng đang sở hữu hàng trăm bộ trang phục biểu diễn, mẫu mã đa dạng về màu sắc, phục vụ tất cả các khách hàng từ diễn viên quần chúng cho đến diễn viên chuyên nghiệp. Các trang phục truyền thống của các dân tộc như: Mông, Dao, Thái, Tày, Mường, Tây Nguyên, Chăm…; trang phục ba miền như áo dài, áo yếm, bà ba, múa sen, đặc biệt là trang phục áo dài được thiết kế công phu, tỉ mỉ...

Cao Duy Tùng chia sẻ: Khách hàng thuê trang phục, đạo cụ biểu diễn ở đây uy tín lâu năm nên rất yên tâm. Bên cạnh việc kinh doanh trang phục biểu diễn, Công ty của anh còn có thêm dịch vụ đi kèm như: Nhận xây dựng kịch bản tổng thể chương trình, thuê biên đạo múa có trang phục kèm theo và dịch vụ ăn uống tại chỗ...

Từ một diễn viên múa, biên đạo múa, thạc sĩ Văn hóa đến kinh doanh trang phục biểu diễn dân tộc, ở lĩnh vực nào, nghệ sĩ Cao Duy Tùng cũng thành công. Cuộc sống gia đình hạnh phúc viên mãn với người vợ cùng đam mê, chí hướng và các con chăm ngoan, học giỏi, đó là niềm tự hào, là phần thưởng xướng đáng cho anh.

Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 3 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 3 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 3 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 4 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.