Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cậu học trò người Hà Lăng với đam mê sáng chế

Thùy Dung- Thanh Tùng - 11:26, 02/03/2021

Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng cậu học trò A Thấy (người Hà Lăng- thuộc dân tộc Xơ Đăng), lớp 11B1, Trường PTDTNT huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum luôn nỗ lực vươn lên, đạt thành tích cao trong học tập. Năm học 2019-2020, A Thấy đã đạt giải Nhì Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học với sáng chế “Thiết bị đóng ngắt mạch điện tự động”.


Ngoài kiến thức được học trên lớp, A Thấy (ngoài cùng bên phải) còn không ngừng nâng cao kiến thức thông qua sách, báo và Internet.
Ngoài kiến thức được học trên lớp, A Thấy (ngoài cùng bên phải) còn không ngừng nâng cao kiến thức thông qua sách, báo và Internet.

Cậu học trò A Thấy nhà ở làng Kram, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy. Làng của A Thấy rất nghèo, các bạn cùng trang lứa bỏ học nhiều để đi làm phụ giúp gia đình. Từ nhỏ, A Thấy chứng kiến cảnh cha mẹ vất vả “một nắng hai sương” để lo cho 3 người con đủ miếng ăn, áo mặc đến trường, em luôn tự dặn mình phải học thật giỏi để có cái chữ vươn lên thoát nghèo, giúp cho cha mẹ có cuộc sống tốt hơn sau này.

Không chỉ chăm chỉ học tập, A Thấy còn đam mê tìm tòi các kiến thức ở bên ngoài để sáng chế ra các thiết bị ứng dụng vào cuộc sống. Đầu năm học lớp 10, được sự động viên của thầy cô, A Thấy cùng một bạn học mạnh dạn đăng ký tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum tổ chức. Để ý thấy chiếc máy bơm của trường hay bị cháy vì máy không tự tắt khi nước tràn bồn, A Thấy đã bàn với bạn học sáng chế ra “Thiết bị đóng ngắt mạch điện tự động”, có thể bơm nước lúc hết và tự động tắt khi đầy bồn.

“Để hoàn thành thiết bị này, chúng em cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Bước đầu thực hiện cũng có những sai số, thất bại, nhưng được sự động viên của các thầy cô, bạn học, chúng em lại tiếp tục kiên trì tìm tòi, sáng chế. Ngoài sự hỗ trợ chuyên môn của các giáo viên, A Thấy không ngừng tìm tòi kiến thức thông qua các kênh như sách báo, Internet. Sau một tháng mày mò nghiên cứu, thiết bị đã ứng dụng thành công và đạt giải Nhì Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2019-2020.

Cậu học trò A Thấy (ngoài cùng bên phải) nhận giải Nhì Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học, năm học 2019-2020
Cậu học trò A Thấy (ngoài cùng bên phải) nhận giải Nhì Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học, năm học 2019-2020

Chia sẻ về đam mê của mình, A Thấy nói: Từ nhỏ, em đã thích nghiên cứu, sáng chế các đồ chơi. Em sinh ra ở làng nghèo nên rất ít khi được bố mẹ mua cho đồ chơi. Vì vậy, em phải tận dụng các mảnh ghép cũ, mô tơ, bánh xe,… sáng chế lại để thành một món đồ chơi mới.

Nhiều năm qua, với ý chí quyết tâm vươn lên học tập để có kết quả tốt nhất nhằm thực hiện ước mơ thoát nghèo, A Thấy luôn là học sinh khá, giỏi. Ngoài giờ học, cậu học trò nhỏ lại chủ động đến thư viện trường để đọc sách nhằm tăng vốn kiến thức cho bản thân. Không chỉ chăm chỉ học tập, A Thấy còn tham gia các hoạt động khác do trường tổ chức.

Chia sẻ về cậu học trò người Hà Lăng, thầy Thái Doãn Đường, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTNT Sa Thầy cho biết: “Không chỉ học giỏi, ngoan ngoãn, lễ phép và rất tích cực, năng nổ trong các hoạt động của trường, A Thấy còn không ngừng tìm tòi, sáng tạo vươn lên trong học tập, cuộc sống. Nhiều năm qua, với những thành tích đã đạt được, A Thấy còn là tấm gương sáng cho các bạn học sinh khác noi theo

Tin cùng chuyên mục
Quảng Ninh lắp đặt thêm 10 trạm đo mưa tự động để cảnh báo mưa lũ

Quảng Ninh lắp đặt thêm 10 trạm đo mưa tự động để cảnh báo mưa lũ

Theo thông tin từ Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Ninh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Ninh sẽ lắp đặt thêm 10 trạm đo mưa tự động trên địa bàn, nhằm nâng cao năng lực cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu.
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết những vấn cấp thiết nhất của đời sống Nhân dân vùng DTTS và miền núi Gia Lai. Qua đó, góp phần giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh

Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm (thực hiện) - 7 giờ trước
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV – năm 2024 là dịp để tỉnh Thanh Hóa tổng kết, đánh giá kết quả đạt được trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024; đồng thời ghi nhận, biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tổ chức tiêu biểu, từ đó tạo ra không khí thi đua mới trong vùng đồng bào DTTS, tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh-Trưởng ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS các cấp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024, để rõ hơn ý nghĩa của sự kiện chính trị - xã hội quan trọng này.
Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Kinh tế - Minh Thu - 7 giờ trước
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Vietnam Forest Certification Scheme) của Việt Nam có tên viết tắt là VFCS được xây dựng theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 1/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế, VFCS còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Xã hội - Hồng Phúc - 7 giờ trước
Với mục tiêu bao phủ tiến tới BHYT toàn dân, tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương để người dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT.
Tin trong ngày - 5/7/2024

Tin trong ngày - 5/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc. Bố trí định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân vùng sạt lở núi ở Bình Định. Người lan tỏa phong trào làm đường Nông thôn mới ở Đồng Tâm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 7 giờ trước
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.
Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Ẩm thực - Trọng bảo - 23:30, 06/07/2024
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024 tỉnh Lào Cai đang triển khai kế hoạch khảo sát, nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Pháp luật - Ngọc Chí - 23:27, 06/07/2024
Mới đây, lần đầu tiên Công an Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xử lý vụ án hình sự liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả qua mạng xã hội Facebook. Trước đây, lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính về hành vi buôn bán không rõ nguồn gốc xuất xứ cây giống. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum trong việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Vị À cha tận tụy, hết lòng vì đồng bào Khmer

Vị À cha tận tụy, hết lòng vì đồng bào Khmer

Gương sáng giữa cộng đồng - Chiến Khu - 23:24, 06/07/2024
Mặc dù đã gần 80 tuổi nhưng ông Chau Ku, Người có uy tín ở khóm Xuân Phú, phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang luôn tích cực tham gia công tác thiện nguyện, an sinh xã hội, hết lòng chăm lo cho đồng bào Khmer nơi biên giới. Ông còn là thành viên tích cực tham gia cùng cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) giữ gìn, bảo vệ đường biên, mốc giới quốc gia.