Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Câu lạc bộ 100 triệu” - Từ ý tưởng đến cách làm giàu của nhiều hộ DTTS

Phạm Tiến - 19:30, 07/11/2023

Từ ý tưởng thành lập “Câu lạc bộ 100 triệu”, phong trào trồng sắn ở vùng đồng bào DTTS Hướng Hóa, Đakrông, tỉnh Quảng Trị phát triển mạnh. Cây sắn đã trở thành cây trồng chủ lực giúp đồng bào DTTS ở 7 xã vùng biên Hướng Hóa và nhiều hộ DTTS ở Đakrông vươn lên làm giàu.

(Bài Phát Sinh): “Câu lạc bộ 100 triệu”, từ ý tưởng đến cách làm giàu của nhiều hộ DTTS
Vùng đồng bào DTTS, miền núi Quảng Trị chiếm trên 60% diện tích tự nhiên toàn tỉnh

Đưa cây sắn thành cây trồng chủ lực

Hướng Hóa là huyện vùng cao có đông đồng bào DTTS sinh sống. Đặc biệt, là các xã vùng biên, đồng bào Bru-Vân Kiều, Tà Ôi… chiếm gần 100% dân số. Cùng với các cây trồng như cà phê, hồ tiêu, chuối..., sắn đã trở thành cây trồng chống đói cho đồng bào DTTS bao đời nay. Đặc biệt, từ khi nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa có ý tưởng thành lập “Câu lạc bộ 100 triệu”, cây sắn dần trở thành cây chủ lực đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ dân đồng bào DTTS ở các xã vùng biên.

Theo thống kê, hiện cây sắn được trồng nhiều ở các xã: xã Thanh, xã Thuận, xã Hướng Lộc, xã Lìa, xã Xy, A Dơi và xã Ba Tầng. Đây cũng được xem là vùng trọng điểm trồng sắn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa.

Từ một cây trồng lương thực cứu đói cho đồng bào DTTS ở vùng biên Hướng Hóa, nay cây sắn trở thành cây có giá trị kinh tế cao. Không chỉ giúp đồng bào DTTS thoát nghèo mà từ trồng sắn, nhiều hộ đồng bào DTTS đã vươn lên khá, giàu. Do đầu ra ổn định nên diện tích trồng loại cây trồng này tăng lên theo các năm. Các hộ gia đình DTTS cũng không ngừng đầu tư để mở rộng diện tích trồng sắn của gia đình mình.

Tại xã Thanh, hiện có 700ha trồng sắn. Từ diện tích sắn trên, mỗi vụ nông dân của xã Thanh đã cung ứng cho Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa hơn 10.000 tấn sắn nguyên liệu.

Anh Hồ Văn Pường (xã Thanh), thành viên “Câu lạc bộ 100 triệu” kiểm tra vườn sắn của gia đình
Anh Hồ Văn Pường (xã Thanh), thành viên “Câu lạc bộ 100 triệu” kiểm tra vườn sắn của gia đình

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Hồ A Cất, Chủ tịch UBND xã Thanh, huyện Hướng Hóa cho biết: “Được sự hỗ trợ, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa, nông dân tập trung đầu tư thâm canh cây sắn. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ vào các khâu trồng, thu hoạch sắn nên nên năng suất và hàm lượng tinh bột trong sắn củ tăng. Nhờ đó, đời sống người trồng sắn được nâng lên”.

Từng có cuộc sống khó khăn, năm 2006, gia đình Pả Dỏ (ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa) bắt đầu trồng 2ha sắn. Trong vụ mùa đầu tiên, Pả Dỏ thu được gần 50 triệu đồng. Thấy hiệu quả từ cây sắn mang lại cao hơn nhiều loại cây trồng khác, Pả Dỏ mở rộng diện tích trồng sắn lên 7ha. Hiện mỗi năm, gia đình Pả Dỏ thu hoạch khoảng 140 tấn sắn củ cung cấp cho nhà máy sắn Hướng Hóa.

(Bài Phát Sinh): “Câu lạc bộ 100 triệu”, từ ý tưởng đến cách làm giàu của nhiều hộ DTTS 2
Cây sắn đã trở thành cây trồng chủ lực của đồng bào DTTS ở các xã vùng biên huyện Hướng Hóa

Không chỉ gia đình Pả Dỏ, nhiều hộ đồng bào DTTS vùng biên ở Hướng Hóa được đổi đời nhờ cây sắn. Chỉ tính riêng năm 2022, toàn huyện Hướng Hóa có trên 5.000 ha sắn cho thu hoạch hơn 72 nghìn tấn sắn củ tươi, doanh thu trên 150 tỷ đồng. Cùng với Hướng Hóa, đồng bào DTTS ở huyện Đakrông cũng tham gia trồng sắn với diện tích lớn. Đến nay, tổng cả 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông có khoảng gần 30 nghìn hộ đồng bào DTTS tham gia trồng, với tổng diện tích ước đạt khoảng gần 10 nghìn ha sắn. Cây sắn đã trở thành cây trồng có ý nghĩa hết sức quan trọng đời sống kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS ở 2 huyện Đakrông, Hướng Hóa.

Khích lệ nhiều hộ DTTS vươn lên làm giàu

Năm 2010, Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa có ý tưởng thành lập câu lạc bộ những hộ trồng sắn huyện Hướng Hóa và Đakrông đạt 100 triệu đồng/vụ (gọi tắt là “Câu lạc bộ 100 triệu”) để động viên, khích lệ các hộ đồng bào DTTS trồng sắn. Nhờ đó, số hộ tham gia và diện tích trồng sắn ở 2 huyện miền núi này không ngừng được tăng lên theo các năm.

(Bài Phát Sinh): “Câu lạc bộ 100 triệu”, từ ý tưởng đến cách làm giàu của nhiều hộ DTTS 3
Được nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa bao tiêu đầu ra nên số hộ, diện tích trồng sắn năm sau tăng hơn năm trước

Nhắc đến “Câu lạc bộ 100 triệu đồng”, trước hết phải nói đến Pả Dỏ - người Bru-Vân Kiều ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa. Pả Dỏ là nông dân đầu tiên có tên trong câu lạc bộ 100 triệu và luôn đứng ở tốp đầu của Câu lạc bộ. Đặc biệt, sắp tới con trai của ông Pả Dỏ cũng đủ điều kiện gia nhập câu lạc bộ 100 triệu nhờ trồng sắn. Hiện ở xã Thanh, có hơn 20 hộ gia đình tham gia trồng sắn có thu nhập trên 100 triệu đồng/vụ. Đây cũng là những thành viên tích cực được kết nạp vào “Câu lạc bộ 100 triệu”, trong số này, còn có chồng hội viên tiêu biểu người Bru-Vân Kiều Hồ Thị Hương là anh Hồ Văn Xum ở thôn Thanh 1, xã Thanh.

“Động lực từ "Câu lạc bộ 100 triệu đồng" cộng thêm cán bộ nhà máy hỗ trợ kỹ thuật, trong 5 năm trở lại đây, số hộ và diện tích trồng sắn luôn tăng lên. Trung bình mỗi năm gia đình  trồng 3,5 ha sắn. Tham gia “Câu lạc bộ 100 triệu” nên vợ chồng mình có thêm động lực để vươn lên và mỗi năm có thu nhập khoảng 200 triệu từ cây sắn”, chị Hương chia sẻ.

Cũng là gia đình người Bru-Vân Kiều, anh Hồ Văn Pường (40 tuổi, trú ở bản 10, xã Thanh) gia nhập “Câu lạc bộ 100 triệu” từ năm 2014. Tại thời điểm được kết nạp vào “Câu lạc bộ 100 triệu đồng”, anh Pường là hội viên trẻ nhất của câu lạc bộ lúc bấy giờ. Mỗi năm gia đình anh Pường trồng khoảng 4 ha sắn, thu nhập khoảng trên 100 triệu đồng/vụ.

Năm 2021, anh Pường quyết định đầu tư thêm hơn 400 triệu đồng để mua máy cày, vừa để phục vụ sản xuất cho gia đình, vừa kết hợp làm dịch vụ. Trong năm 2022, anh Pường có thu nhập từ trồng sắn và máy cày trên 200 triệu đồng. Chiếc máy cày đã giúp anh Pường cùng bà con trong thôn bản, thực sự chủ động mỗi khi vào vụ trồng sắn cũng như đến vụ thu hoạch.

(Bài Phát Sinh): “Câu lạc bộ 100 triệu”, từ ý tưởng đến cách làm giàu của nhiều hộ DTTS 4
Gia đình anh Hồ Văn Xum, chị Hồ Thị Hương thu nhập mỗi năm 200 triệu đồng nhờ trồng sắn

Chủ tịch UBND xã Thanh Hồ A Cất cho biết thêm, mô hình “Câu lạc bộ 100 triệu” không những hỗ trợ, đồng hành đối với người nông dân trồng sắn mà thông qua mô hình đã tạo ra nguồn động viên, khích lệ giúp nhiều hộ gia đình người DTTS trồng sắn thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Sau 13 năm thành lập, hiện “Câu lạc bộ 100 triệu” của những người trồng sắn đã có 77 hội viên được kết nạp. Đặc biệt, trong số 77 hội viên này, chủ yếu là người đồng bào DTTS ở 2 huyện vùng biên Đakrông và Hướng Hóa. Tấm gương của những hội viên “Câu lạc bộ 100 triệu” đã lan tỏa phong trào thi đua trồng sắn mạnh mẽ trong cộng đồng đồng bào DTTS ở 2 huyện Đakrông và Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị. Cây sắn cũng đã trở thành cây trồng chủ lực giúp nhiều hộ đồng bào DTTS trở thành hộ giàu có thu nhập trên 100 triệu đồng/vụ. Từ phong trào trồng sắn, đồng bào các DTTS ở 2 huyện Đakrông, Hướng Hóa cũng đã hình thành lối canh tác hàng hóa để vươn lên làm giàu trên chính bản làng của mình.   

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng thống Hàn Quốc khẳng định hỗ trợ Việt Nam về bán dẫn, công nghiệp văn hóa

Tổng thống Hàn Quốc khẳng định hỗ trợ Việt Nam về bán dẫn, công nghiệp văn hóa

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Đắk Nông: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân giao nộp vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Đắk Nông: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân giao nộp vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Pháp luật - Lê Hường - Quỳnh Minh - 6 giờ trước
Những năm gần đây, lực lượng Công an trên địa bàn Đắk Nông đã nỗ lực triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, vận động, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Bằng nhiều hình thức, cách làm sáng tạo phù hợp với đặc điểm tình hình địa bàn, nhiều người dân tình nguyện giao nộp vũ khí, góp phần giữ gìn ANTT ở từng thôn, buôn, bon và hạn chế các tai nạn đáng tiếc trong Nhân dân do sử dụng súng tự chế.
Chung tay vì mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân

Chung tay vì mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân

Tin tức - Minh Thu - 6 giờ trước
Ngày 16/6/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg về Ngày BHYT Việt Nam. Theo đó, ngày 1/7 hằng năm trở thành Ngày BHYT Việt Nam với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, cá nhân trong thực thi chính sách, pháp luật về BHYT, thực hiện BHYT toàn dân.
Diện mạo mới trên bản người Mảng

Diện mạo mới trên bản người Mảng

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - 6 giờ trước
Pá Sập thuộc xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu là bản có đông đồng bào Mảng sinh sống. Pá Sập từng là bản khó khăn, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Lai Châu thông qua các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, cuộc sống của đồng bào Mảng cũng như diện mạo cơ sở hạ tầng của bản đang dần đổi thay.
Dự án

Dự án "GenZ dệt ZènG": Lan tỏa và phát triển văn hóa dân tộc Tà Ôi

Tin tức - Vàng Ni - 6 giờ trước
Dự án nhằm mục tiêu góp phần bảo tồn và lan tỏa nét đẹp di sản văn hóa và nâng cao nhận thức của người trẻ về Zèng, đồng thời khuyến khích thế hệ trẻ tìm hiểu về văn hóa dệt Zèng và di sản văn hóa Việt Nam nói chung thông qua nhiều hoạt động nổi bật.
Tin trong ngày - 1/7/2024

Tin trong ngày - 1/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Ra quân điều tra, thu thập thông tin về kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024. Lạng Sơn: Hai vợ chồng tử vong do ngạt khí. Già làng... "trẻ" người Ca Dong. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc.
Nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc: Việt Nam sẽ tăng trưởng cao nhất khu vực

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc: Việt Nam sẽ tăng trưởng cao nhất khu vực

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Chiều 2/7, tại Thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc Kim Jin Pyo, nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc.
Đại hội DTTS tỉnh Quảng Nam lần thứ IV sẽ được tổ chức trong tháng 9/2024

Đại hội DTTS tỉnh Quảng Nam lần thứ IV sẽ được tổ chức trong tháng 9/2024

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 7 giờ trước
Thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết: Sau ba tháng nỗ lực triển khai, Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã hoàn tất.
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024 được tổ chức vào tháng 8

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024 được tổ chức vào tháng 8

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Đây là nội dung được thống nhất tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024, được tổ chức ngày 1/7.
Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an

Kinh tế - Khánh Sơn - 7 giờ trước
Chiều ngày 01/7/2024, tại trụ sở Bộ Công an (số 47 Phạm Văn Đồng, Hà Nội), trong khuôn khổ “Lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 và Nghị định số 69/2024/NĐ-CP về Định danh và xác thực điện tử”, đã diễn ra lễ ký kết “Dịch vụ xác thực điện tử” giữa Vietcombank và Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR) thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư - Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an.