Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sản phẩm - Thị trường

Châu Phi- Thị trường xuất khẩu tiềm năng cho nhiều loại hàng hoá Việt Nam

PV - 21:45, 21/07/2021

Với quy mô dân số lớn, nhu cầu tiêu dùng cao trong khi sản xuất nội khối chưa phát triển, châu Phi được nhận định là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng hoá của Việt Nam.

Hạt tiêu - một trong những mặt hàng nông sản có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi
Hạt tiêu - một trong những mặt hàng nông sản có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi

Đó là đánh giá của nhiều chuyên gia, đại diện thương vụ Việt Nam tại các nước khu vực châu Phi tại Hội thảo trực tuyến xúc tiến thương mại sang thị trường châu Phi với chủ đề "Châu Phi - điểm đến hứa hẹn cho hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam" diễn ra vào chiều 21/7.

Tiềm năng xuất khẩu lớn

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Hoàng Tài- Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho hay: Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với tất cả 54 quốc gia ở khu vực châu Phi, trao đổi thương mại hai chiều đã có mức tăng trưởng khả quan trong những năm qua. Năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - châu Phi đạt 6,7 tỷ USD. Hợp tác nông nghiệp, năng lượng, giao thông và chuyên gia đang là những lĩnh vực có nhiều chuyển biến trong hợp tác giữa Việt Nam và các nước khu vực Châu Phi.

Với quy mô dân số lớn khoảng 1,3 tỷ người, đặc biệt có nhu cầu nhập khẩu cao nhiều loại mặt hàng phù hợp với hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, châu Phi thực sự là khối thị trường mang lại đa dạng cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.

Lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại cũng thông tin: Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Phi ngày càng đa dạng. Bên cạnh các mặt hàng như nông sản, dệt may, da giày đã có thêm những mặt hàng công nghiệp có giá trị gia tăng cao như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại di động, máy móc, thiết bị phụ tùng ... Hơn thế nữa, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện nhờ xu thế hòa bình và tăng cường liên kết khu vực nên dư địa để mở rộng hợp tác song phương là rất lớn.

“Chúng tôi mong muốn, đây là dịp để các tổ chức hỗ trợ, tư vấn kinh doanh và các doanh nghiệp tăng cường trao đổi, hiểu rõ hơn về tiềm năng, cũng như các cơ hội, thách thức và những điều cần lưu ý khi hợp tác thương mại với khối thị trường châu Phi. Cùng chia sẻ kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp hiệu quả, tiếp tục góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia khu vực”, ông Lê Hoàng Tài nhấn mạnh.

Phân tích tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Phi trong thời gian vừa qua, bà Nguyễn Minh Phương- Vụ Thị trường châu Á- châu Phi (Bộ Công Thương) cho hay: Từ năm 2017 đến hết năm 2020 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang châu Phi luôn tăng. Việt Nam gần như xuất siêu tuyệt đối sang thị trường khu vực này. Trong đó, Nam Phi là thị trường xuất khẩu chính với kim ngạch năm 2020 đạt 681 triệu USD, giảm hơn mức 800 triệu USD năm 2019, tiếp đến là Ai Cập, Ga-na, Bờ Biển Ngà…

Theo bà Nguyễn Minh Phương, nhiều yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam hợp tác đầu tư sản xuất và xuất khẩu sang thị trường khối châu Phi. Việt Nam và các nước trong khối đã có quan hệ hợp tác kinh tế; đã có chuyên gia Việt Nam sang các nước châu Phi hỗ trợ phát triển trong một số lĩnh vực; châu Phi là thị trường có nhu cầu lớn với nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam; khu vực cũng có nguồn lao động và tài nguyên dồi dào…Tóm lại, Việt Nam đã có dấu ấn cũng như uy tín tại thị trường khối châu Phi nên thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hợp tác trong lĩnh vực thương mại.

Nhu cầu lớn về mặt hàng nông sản, hàng tiêu dùng

Về các mặt hàng tiềm năng mà thị trường châu Phi có nhu cầu lớn, ông Cao Minh Tú- Vụ Thị trường châu Á- châu Phi chỉ ra: Nhóm hàng nông sản là ưu tiên hàng đầu. Trong đó, mặt hàng gạo- năm 2020 châu Phi nhập khẩu gạo từ Việt Nam với trị giá 596,1 triệu USD. Nhu cầu về mặt hàng này ngày một tăng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, vấn đề đảm bảo an ninh lượng thực được Chính phủ các nước châu Phi đặt lên hàng đầu. Tiếp đến là mặt hàng cà phê, hạt tiêu, nhu cầu tiêu dùng lớn trong khi sản xuất nội khối của châu Phi không đáp ứng đủ. Về mặt hàng thuỷ sản, nhất là các loại cá nước ngọt ngày càng được người dân châu Phi ưa dùng do thay đổi thói quen tiêu dùng thịt sang các loại thuỷ sản. Hơn nữa, năng lực đánh bắt nuôi trồng một số loại thuỷ sản của các nước trong khối không cao.

Nhóm hàng tiêu dùng như dệt may, giày dép cũng còn nhiều dư địa xuất khẩu sang châu Phi, do thu nhập của người dân được cải thiện, gu thẩm mỹ và sở thích thời trang đa dạng.

Ngoài 2 nhóm hàng trên, nhóm hàng thiết bị và vật tư y tế, xe máy và linh kiện, phụ tùng, máy phát điện, máy bơm nước là những mặt hàng có khả năng cao xuất khẩu thành công sang châu Phi.

Dù tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường khối châu Phi được đánh giá còn lớn, nhưng các chuyên gia cũng như đại diện thương vụ Việt Nam tại nhiều quốc gia châu Phi khuyến cáo: Doanh nghiệp Việt Nam cần thận trọng trong giao thương với đối tác châu Phi. Tình trạng lừa đảo trong giao dịch đã xảy ra. Đối tượng chấp nhận bất cứ giá chào hàng nhập khẩu nào từ doanh nghiệp Việt Nam hoặc đối tượng chào hàng xuất khẩu sang Việt Nam với giá thấp sau đó yêu cầu trả 1 khoản phí/ đặt cọc rồi chiếm dụng…

Theo đó, trước khi giao dịch, doanh nghiệp cần liên hệ với hệ thống thương vụ Việt Nam tại châu Phi nhờ hỗ trợ xác minh rõ ràng đối tác, đủ tin cậy mới tiến hành giao dịch. “Ngoài ra, trong hợp tác với doanh nghiệp châu Phi, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm tới tập quán kinh doanh, thời gian, đặc biệt là ngôn ngữ để có thể điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp”, ông Cao Minh Tú thông tin thêm.

Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin nổi bật trang chủ
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 1 giờ trước
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 2 giờ trước
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 3 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:17, 04/05/2024
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 14:30, 04/05/2024
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời sự - PV - 14:00, 04/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 5 và thời gian tới cần tập trung chuẩn bị thật tốt việc phục vụ Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội sắp tới và triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 13:47, 04/05/2024
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13:18, 04/05/2024
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 13:12, 04/05/2024
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 13:04, 04/05/2024
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.