Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chênh lệch giới tính, "Sức ép hôn nhân" ở Việt Nam

Minh Nhật - 03:00, 17/07/2024

Việc chênh lệch giới tính số lượng bé trai - gái khi sinh ở Việt Nam nếu tiếp tục tăng sẽ tác động nặng nề đến thế hệ nam thanh niên ra đời sau năm 2005. Bởi khi bước vào độ tuổi lập gia đình ở những năm 2030, dự báo, tỷ lệ thừa đàn ông tại Việt Nam là 10%.

Tại không ít trường mầm non những năm gần đây, chênh lệch giới tính trẻ em trai nhiều hơn trẻ em gái. Ảnh minh họa
Tại không ít trường mầm non những năm gần đây, chênh lệch giới tính trẻ em trai nhiều hơn trẻ em gái. Ảnh minh họa

Trong khi mức sinh có xu hướng giảm, một vấn đề nghiêm trọng mà Việt Nam đang phải đối mặt trong vấn đề dân số là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Bộ Y tế đánh giá đây là vấn đề "nóng" bởi hậu quả và những hệ lụy khôn lường nó để lại, trong khi để giảm nhanh tỷ số này không dễ dàng.

Hiện tất cả 6 vùng kinh tế - xã hội tại nước ta đều có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, đặc biệt tại Đồng bằng Sông Hồng và vùng miền núi trung du phía Bắc.

Như vậy, tình trạng lựa chọn giới tính khi sinh ở Việt Nam không chỉ diễn ra ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) mà còn cả vùng đô thị phát triển.

Chênh lệch giới tính khi chưa có dấu hiệu dừng lại

Theo điều tra thu thập thông tin 53 DTTS gần đây nhất, số con/phụ nữ chung cho 53 dân tộc thiểu số là 2,35. Ngoại trừ phụ nữ dân tộc Hoa có mức sinh trung bình thấp nhất là 1,52 con, phụ nữ 52 dân tộc thiểu số còn lại đều có mức sinh trung bình trên 2 con.

Không chỉ sinh nhiều con và sinh dày, một vấn đề khác cần quan tâm là tỷ số giới tính khi sinh của các DTTS vẫn còn cao. Tỷ số giới tính khi sinh được xác định bằng số bé trai trên 100 bé gái được sinh ra sống. Tỷ số này thông thường là 104-106/100 Tỷ số giới tính khi sinh của các DTTS là 110,2 bé trai trên 100 bé gái. Tỷ số này ở nước ta là 112,1 trẻ trai trên 100 trẻ gái.

Ở nhiều DTTS, mức sinh khá cao. Chẳng hạn phụ nữ người Mông sinh trung bình 3,57 con, phụ nữ dân tộc Xơ Đăng sinh trung bình 3,51 con, phụ nữ dân tộc La Hủ sinh trung bình 3,68 con. Con số này ở phụ nữ dân tộc Chứt sinh là 3,82 con, phụ nữ dân tộc Cơ Lao là 3,71 con, đặc biệt phụ nữ dân tộc Mảng là 4,97 con, mức sinh rất cao…

Chênh lệch giới tính khi sinh của các dân tộc thiểu số cũng ở mức cao
Chênh lệch giới tính khi sinh của các dân tộc thiểu số cũng ở mức cao

Tình trạng lựa chọn giới tính khi sinh ở Việt Nam không chỉ diễn ra ở các vùng DTTS mà còn tăng cao ở vùng đô thị phát triển đặc biệt là vùng Đồng bằng Sông Hồng.

Nói về vấn đề này tại Hà Nội, ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, từng nhận định một bộ phận người dân còn tâm lý muốn có nhiều con, nhất là vẫn còn tư tưởng 'trọng nam, khinh nữ" dẫn đến tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội vẫn còn ở mức cao, tuy đang có xu hướng giảm nhưng không bền vững. Hết năm 2023, tỷ số này của Hà Nội là 111,2/100.

Lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh cũng được Bộ Y tế thẳng thắn chỉ ra. Không chỉ trước và trong lúc thụ thai mà thậm chí, khi đã có thai, nếu chẩn đoán là thai trai thì nhiều gia đình để lại, nếu là thai gái thì bỏ đi...

Các nhà khoa học từng đưa ra các kịch bản dự báo về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam trong 50 năm, từ 2019-2069.

Ở kịch bản tỷ số giới tính khi sinh giảm, khoảng 1,3 triệu nam giới độ tuổi 20-39 sẽ bị dôi dư vào năm 2044. Mức dư đó tăng lên đến 1,7 triệu vào năm 2049 ở nhóm tuổi rộng hơn từ 20-49 tuổi. Con số này sẽ giảm dần sau đó, nhưng dự báo vẫn cho thấy có 1,3 triệu nam giới ở nhóm tuổi 20-49 bị dôi dư vào năm 2069.

Ở kịch bản bi quan tỷ số giới tính khi sinh "không đổi", vẫn ở mức 111 bé trai/100 bé gái, đến năm 2069, tình trạng thừa nam giới sẽ tiếp tục tăng.

Tình trạng thừa đàn ông độ tuổi 20-49 tại Việt Nam theo 3 kịch bản dự báo, 2019-2069. Nguồn: Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dân số của Bộ Y tế
Tình trạng thừa đàn ông độ tuổi 20-49 tại Việt Nam theo 3 kịch bản dự báo, 2019-2069. Nguồn: Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dân số của Bộ Y tế

Không chỉ có "sức ép hôn nhân"

Việc thiếu hụt trẻ em gái lúc sinh tất yếu dẫn đến sự thiếu hụt phụ nữ trong tương lai. Tương tự, số lượng trẻ nam dư thừa sẽ dần chuyển thành nam giới trưởng thành dư thừa.

Bộ Y tế nhận định cấu trúc dân số trong những thập kỷ tiếp theo sẽ mang dấu ấn của việc lựa chọn giới tính hiện tại, tạo nên một tình trạng nhân khẩu - xã hội chưa từng có tiền lệ với quy mô nam giới vượt trội trong một thời gian dài, đặc biệt là tình trạng nam giới trẻ tuổi sẽ bị dư thừa so với mức độ giảm dần của nữ giới trong cùng một thế hệ.

"Sức ép hôn nhân" (số lượng chú rể tương lai nhiều hơn cô dâu) là hậu quả của xu hướng gia tăng tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam nếu không được khống chế.

Nam giới có thể phải đối mặt khó khăn nghiêm trọng khi tìm kiếm bạn đời; buộc phải trì hoãn thậm chí từ bỏ việc kết hôn do không kiếm được vợ, làm gia tăng tỷ lệ sống độc thân.

Dư thừa nam giới, thiếu hụt nữ không chỉ là câu chuyện thiếu vợ để kết hôn, các chuyên gia nhấn mạnh tình trạng này có thể dẫn đến bạo lực giới, nạn buôn người, mại dâm, bất ổn chính trị và thiệt hại kinh tế.

Cấp bách phải giải quyết vấn đề gốc rễ và cốt lõi

Tiến sĩ Phạm Vũ Hoàng cho rằng gốc rễ và cốt lõi của lựa chọn giới tính dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh là do định kiến giới, tư tưởng "trọng nam khinh nữ" ăn sâu vào từng người dân Việt; xuất hiện từ khi chuẩn bị kết hôn đến khi có con, lúc về già.

Theo đánh giá của cơ quan soạn thảo Dự luật Dân số là Bộ Y tế, việc tổ chức, thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về bảo đảm cân bằng giới tính khi sinh chưa hiệu quả trên thực tế, chưa giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, nên mức độ hiểu biết và mức độ chấp hành pháp luật, khả năng chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh còn có hạn chế.

Trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dân số đang lấy ý kiến rộng rãi, dự kiến trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 10 năm 2025, Bộ Y tế đề xuất các hành vi cấm gồm: Tuyên truyền, phổ biến, tư vấn phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn; chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi; lựa chọn giới tính thai nhi; loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

Ngoài đề xuất tăng chế tài xử phạt với hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, cơ quan chức năng sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; chú trọng việc lạm dụng các công nghệ, kỹ thuật để lựa chọn giới tính khi sinh, trách nhiệm cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc tổ chức thực hiện. Cùng đó, đề xuất đưa nội dung xóa bỏ phân biệt và định kiến giới lồng ghép vào chương trình giáo dục quốc dân, hương ước, quy ước của thôn, ấp, bản, tổ dân phố...

"Quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi sẽ có tác động lớn trong việc giảm phá thai và giảm tình trạng lựa chọn sinh con trai trong xã hội", báo cáo đánh giá tác động chính sách của Dự án Luật Dân số nêu. 


Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho ba Phó Thủ tướng và hai Bộ trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho ba Phó Thủ tướng và hai Bộ trưởng

Chiều tối 26/8, ngay sau khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm chức vụ với ba đồng chí Phó Thủ tướng và hai đồng chí Bộ trưởng, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt, chúc mừng, giao nhiệm vụ cho các đồng chí.
Chư Pưh (Gia Lai): Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng DTTS

Chư Pưh (Gia Lai): Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 23:42, 26/08/2024
Để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến người dân vùng DTTS đạt hiệu quả, những năm qua, huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã nỗ lực đổi mới nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng, thôn làng. Qua đó, từng bước tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của đồng bào DTTS trên địa bàn.
Ông Lê Ngọc Vinh, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk: Thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, đảm bảo chất lượng thông tin cuộc điều tra 53 DTTS

Ông Lê Ngọc Vinh, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk: Thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, đảm bảo chất lượng thông tin cuộc điều tra 53 DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 23:41, 26/08/2024
Điều tra, thu thập thông tin kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2024 (Điều tra 53 DTTS) nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ Đảng, Quốc hội, Chính phủ hoạch định các chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS. Tại Đắc Lắk, cùng với các địa phương trên địa bàn cả nước, cuộc Điều tra triển khai từ 1/7 đến 15/8 đã đạt kết quả toàn diện và khoa học, trong đó cơ quan công tác dân tộc có vai trò quan trọng trong việc phối hợp tổ chức và thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, đảm bảo chất lượng thông tin cuộc điều tra. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn ông Lê Ngọc Vinh, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk xung quanh vấn đề này.
TP. Cần Thơ: Hoàn thành điều tra, thu thập thông tin về 53 DTTS năm 2024 vượt tiến độ

TP. Cần Thơ: Hoàn thành điều tra, thu thập thông tin về 53 DTTS năm 2024 vượt tiến độ

Công tác Dân tộc - PV - 23:20, 26/08/2024
Từ ngày 1/7 đến 15/8/2024, cùng với các địa phương trên cả nước, TP. Cần Thơ đã tiến hành cuộc Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024.
Công ty Xi măng Long Sơn trao học bổng cho học sinh có hoàn đặc biệt khó khăn tại Thanh Hóa

Công ty Xi măng Long Sơn trao học bổng cho học sinh có hoàn đặc biệt khó khăn tại Thanh Hóa

Xã hội - Quỳnh Trâm - 23:17, 26/08/2024
Hội Khuyến học tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với Công ty Xi măng Long Sơn tổ chức Lễ trao học bổng Xi măng Long Sơn cho 120 học sinh tiểu học, trung học cơ sở mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc 12 huyện, thị xã của tỉnh Thanh Hóa.
Hội LHPN Việt Nam: Tuyên truyền kiến thức về sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại Kon Tum và Gia Lai

Hội LHPN Việt Nam: Tuyên truyền kiến thức về sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại Kon Tum và Gia Lai

Tin tức - Trung Hiếu - 23:15, 26/08/2024
Vừa qua, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức chuỗi sự kiện truyền thông vận động phụ nữ sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Tham dự sự kiện có khoảng hơn 500 hội viên, phụ nữ, cộng tác viên dân số, cô đỡ thôn bản các xã có tỷ lệ sinh con tại nhà cao của hai địa phương.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 33): Bảo tồn những “lâu đài đất” bằng cách nào?

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 33): Bảo tồn những “lâu đài đất” bằng cách nào?

Nhà trình tường hay nhiều người vẫn gọi là “lâu đài đất” là công trình kiến trúc rất phổ biến của một số đồng bào DTTS như: Hà Nhì, Mông, Dao, Tày… ở miền núi phía Bắc. Đó là những ngôi nhà được làm bằng đất, thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở miền núi, vùng cao, có khả năng “điều hòa” không khí rất tốt, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Tuy nhiên, những “lâu đài đất” đang dần mất đi trong tiếc nuối. Mai này, có còn những “lâu đài đất” là câu hỏi còn nhiều trăn trở. Cần có giải pháp cấp bách để bảo tồn công trình nhà ở độc đáo này. Chương trình Vấn đề -sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về vấn đề: Bảo tồn những “lâu đài đất” bằng cách nào?
Hơn 3.000 người tham gia Vòng xòe đoàn kết “Lung linh sắc màu Than Uyên - Lai Châu” mừng Tết Độc lập

Hơn 3.000 người tham gia Vòng xòe đoàn kết “Lung linh sắc màu Than Uyên - Lai Châu” mừng Tết Độc lập

Trang địa phương - Minh Nhật - 23:11, 26/08/2024
Cùng với Lễ thượng cờ và chào cờ tại các địa phương, từ ngày 30/8 - 2/9, tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao mừng Quốc khánh 2/9 với quy mô cấp tỉnh.
Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

Tin tức - N. Anh - 23:06, 26/08/2024
Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Hà Nội sẽ tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa. Mỗi quận, huyện, thị xã có ít nhất một điểm bắn.
Lộc Bình (Lạng Sơn): Hoàn thành 2.600 phiếu điều tra thu thập thông tin

Lộc Bình (Lạng Sơn): Hoàn thành 2.600 phiếu điều tra thu thập thông tin

Công tác Dân tộc - Gia Khánh - T.Dung - 23:05, 26/08/2024
Thực hiện cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn toàn quốc, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) - một trong các huyện có số lượng phiếu điều tra cần thu thập thông tin lớn nhất, với 2.600 phiếu. Để hoàn thành khối lượng công việc đúng thời gian, chất lượng, Lộc Bình đã chú trọng làm tốt công tác chuẩn bị.
Ea Kar (Đắk Lắk): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Ea Kar (Đắk Lắk): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 23:01, 26/08/2024
Ngày 26/8, UBND huyện Ea Kar tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc huyện Ea Kar lần thứ I, năm 2024. Tham dự có lãnh đạo huyện, đại diện lãnh đạo các phòng ban, hội đoàn thể và 14 đội thi.
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cà Mau lần thứ IV, năm 2024 họp phiên trù bị

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cà Mau lần thứ IV, năm 2024 họp phiên trù bị

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:56, 26/08/2024
Chiều 26/8, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cà Mau lần thứ IV, năm 2024 họp phiên trù bị. Ông Trần Hoàng Nhỏ, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban tổ chức Đại hội; Bà Quách Kiều Mai, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng Ban tổ chức đại hội; ông Nguyễn Thành Niệm, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh điều hành phiên họp trù bị. Tham dự phiên họp trù bị có trên 250 đại biểu chính thức đại diện cho 50.653 người DTTS trên địa bàn tỉnh về dự Đại hội