Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chênh vênh Làng Thanh niên lập nghiệp

Mạnh Cường- Tiêu Dao - 21:57, 21/09/2023

Gần 15 năm trước, dự án Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) đã kêu gọi thu hút nhiều gia đình trẻ đến với vùng đất mới mang theo khát vọng lập nghiệp, vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, khác với kỳ vọng ban đầu, các hộ dân ở một số Làng TNLN đang lâm vào tình cảnh khó khăn, túng bấn, thiếu thốn mọi bề, trong đó có Làng thanh niên lập nghiệp A Lưới, Thừa Thiên Huế.

Cổng Làng TNLN A Lưới tại xã Hương Phong.
Cổng Làng TNLN A Lưới tại xã Hương Phong.

Nhọc nhằn ở làng lập nghiệp

Dự án Làng TNLN biên giới A Lưới là một trong 18 làng TNLN dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh, khu vực biên giới và các xã đặc biệt khó khăn đã được Chính phủ phê duyệt xây dựng. Làng TNLN biên giới A Lưới do Trung ương Ðoàn đầu tư xây dựng với tổng kinh phí hơn 30 tỷ đồng được khởi công vào năm 2009 và đã thu hút được 45 hộ thanh niên đến định cư, sinh sống.

Với sức trẻ, trí tuệ và nghị lực, sẵn sàng thử thách với mọi gian khó, những chàng trai, cô gái của Làng TNLN A Lưới đem nhiệt huyết tuổi trẻ quyết tâm lập làng, lập nghiệp trên vùng đất biên giới phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng được đầu tư xây dựng với nhiều hạng mục công trình về giáo dục, văn hóa, giao thông, điện, nước sinh hoạt, đập thủy lợi... trên tổng diện tích đất tự nhiên là 4.260ha, thuộc địa phận ba xã là Hương Phong, Hồng Thượng và Phú Vinh, thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tuy nhiên, dù đã triển khai nhiều năm, nhưng đến nay, nhiều hộ dân vẫn chưa nhận được đầy đủ các khoản hỗ trợ như phê duyệt ban đầu. Để thực hiện được những mục tiêu này, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế (Chủ đầu tư Dự án) cam kết hỗ trợ mỗi hộ dân 30 triệu đồng tiền làm nhà, 4,8 triệu đồng tiền hỗ trợ chăn nuôi, cấp cho mỗi hộ 2.000m2 đất ở và đất vườn, tối thiểu 2ha đất rừng sản xuất và 14 triệu đồng/ha để khai hoang, mua cây giống. Sau 12 tháng, khi các hộ gia đình ổn định cuộc sống tại Làng TNLN sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, theo phản ảnh của lãnh đạo xã Hương Phong, hiện cuộc sống của người dân ở Làng TNLN A Lưới còn rất nhiều khó khăn.

 Đường bê tông dẫn vào Làng TNLN đã xuống cấp.
Đường bê tông dẫn vào Làng TNLN đã xuống cấp.

Con đường vào Làng dù đã được bê tông hóa nhưng đã xuống cấp trầm trọng. Cổng chào cao to với dòng chữ “Làng TNLN biên giới A Lưới” lọt thỏm buồn hiu hắt không một bóng người qua lại. Nhiều hộ dân đã bỏ đi không quay lại, một số hộ dân thi thoảng mới trở về nhà để xem lại nhà cửa rồi sau đó tiếp tục đi nơi khác làm thuê kiếm sống. Các khoản hỗ trợ được nhận không như ban đầu, đặc biệt là thiếu đất canh tác khiến đời sống người dân ở đây đang gặp rất nhiều khó khăn, nhiều người đã phải đi làm thêm để cải thiện thu nhập. Thực trạng này khiến một số cặp vợ chồng sau khi chuyển lên làng TNLN sinh sống đã phải bỏ về nơi ở cũ. Hiện tại, làng TNLN A Lưới chỉ còn chưa đầy 28 hộ dân sinh sống.

“Do không làm được sổ đỏ nên muốn thế chấp đất đai để vay vốn ngân hàng, hoặc giải quyết các vấn đề về tín dụng rất khó. Sau gần 6 năm di dời lên Làng, kinh tế của vợ chồng tôi cũng chỉ phụ thuộc vào việc chăn nuôi gia cầm, trồng rau màu nên cuộc sống rất vất vả…”, anh Hồ Văn Lân, một hộ dân ở làng TNLN A Lưới bày tỏ.

Còn anh Nguyễn Sỹ Dức (34 tuổi, nguyên quán xã Hùng Thượng, huyện A Lưới) đến định cư tại Làng TNLN từ cuối 2011 cho biết: Dù các hộ gia đình đều cố gắng trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế nhưng không đủ sống, hiện tại phần lớn lao động trong làng đều đi làm thuê. Vì vậy đời sống hiện tại của anh em trong làng hết sức khó khăn. Mong lãnh đạo các cấp tạo công ăn việc làm cho anh em ổn định cuộc sống!”, anh Dức chia sẻ.

Giải pháp nào cho tương lai ?

Đi chẳng được, ở chẳng xong là tình cảnh mà hàng chục hộ dân ở làng TNLN huyện A Lưới đang phải đối mặt. Trái với mục tiêu ban đầu của Dự án là phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn thì người dân ở đây lại rơi vào cảnh thiếu việc làm, nguy cơ đói kém bởi không được cấp đủ đất sản xuất, không đủ vốn làm ăn, không thể vay vốn khi nhiều năm sống trên đất không có sổ đỏ.

Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết: “Dự án Làng TNLN đã được Tỉnh đoàn chuyển về địa phương quản lý từ năm 2016, hiện tại ở đây đang gặp hai vấn đề lớn, đó là chưa cấp đủ đất canh tác tối thiểu 2ha/1 hộ theo dự kiến ban đầu và nhiều hộ dân chưa được cấp sổ đỏ. Lãnh đạo tỉnh rất quan tâm đến những vướng mắc tại Dự án, cùng với đó, UBND huyện và UBND xã cũng đang rốt ráo tìm cách giải quyết khó khăn cho các hộ dân nơi đây”.

Nhiều hộ gia đình tại làng đã bỏ đi để lại vườn không nhà trống.
Nhiều hộ gia đình tại làng đã bỏ đi để lại vườn không nhà trống.

Với nhiều lý do, nên quá trình thực hiện triển khai Dự án Làng TNLN đã tồn tại những khó khăn chưa được giải quyết. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhiều lần yêu cầu UBND huyện A Lưới khẩn trương kiểm tra, rà soát lại điều kiện cơ sở vật chất, chính sách an sinh, thu nhập của người dân… tìm ra giải pháp để 28 hộ dân còn bám trụ ở Làng TNLN được cấp đủ đất sản xuất. Tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành liên quan giảm hạn mức đất ở để tạo điều kiện thuận lợi cấp giấy chuyển quyền sử dụng đất cho các hộ dân.

Cùng với đó, UBND tỉnh yêu cầu huyện A Lưới lập đề án phát triển các mô hình sản xuất kinh tế phù hợp với người dân Làng TNLN và tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí để các mô hình này phát huy hiệu quả. Một mặt, cần quan tâm đảm bảo việc học hành cho con em ở làng TNLN, mặt khác, thực hiện tốt các giải pháp để các hộ dân sớm vượt qua khó khăn, có cuộc sống ổn định hơn...

Thất nghiệp, khó khăn bủa vây đời sống với các hộ gia đình tại Làng TNLN A Lưới là thực trạng đáng buồn. Hàng chục tỷ đồng đã được đầu tư trở nên lãng phí khi không mang lại sự đổi thay cho các gia đình đi xây dựng tương lai trên vùng đất mới. Thực trạng trên cần được chấn chỉnh, khắc phục trong thời gian tới để đưa các Làng TNLN trở về đúng với mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của nó.


Tin nổi bật trang chủ
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Xã hội - Minh Nhật - 5 phút trước
Khi thi Giấy phép lái xe hạng A3 và A4 thì phải trải qua những phần thi nào và bao nhiêu điểm thì đậu? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Hà Giang: Tổ chức Đại hội điểm Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV cấp huyện

Hà Giang: Tổ chức Đại hội điểm Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV cấp huyện

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 7 phút trước
Sáng 8/5, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là Đại hội được lựa chọn làm điểm cấp huyện.
Hà Giang: Thực hư về thông tin hàng trăm em học sinh phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm

Hà Giang: Thực hư về thông tin hàng trăm em học sinh phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm

Xã hội - Vũ Mừng - 10 phút trước
Nhận được phản ánh của người dân về việc lo ngại chất lượng nguồn nước sử dụng hàng ngày của các em học sinh Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Pải Lủng (xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi làm việc cùng chính quyền địa phương và Ban Giám hiệu nhà trường.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 15 phút trước
Ngày 9/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo về đề cương Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Sẽ diễn chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Sẽ diễn chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Xã hội - Văn Hoa - Hải Đăng - 21 phút trước
Trong tháng 5/2024, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty TCP Việt Nam - Nhãn hàng Red Bull tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2024. Chuỗi ngày hội cấp Trung ương sẽ diễn ra tại 3 tỉnh thành, gồm: Đà Nẵng, Thanh Hóa và Hải Phòng.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - V.Long - M.Triết - 24 phút trước
Ngày 9/5, tại xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức “Gian hàng 0 đồng” dành cho người có hoàn cảnh khó trên địa bàn xã Lai Hòa. Đây là xã biên giới có trên 70% là đồng bào dân tộc Khmer.
Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân - 29 phút trước
Theo UBND huyện Hoài Ân (Bình Định), Ngày hội Nông sản lần thứ II sẽ diễn ra trong 3 ngày (16 - 18/5). Đây được đánh giá là ngày hội nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định, quy tụ 105 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương và một số huyện lân cận.
Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Tin tức - Tào Đạt - 31 phút trước
Chiều 9/5, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Họp báo quốc tế Giới thiệu Festival Huế 2024 và Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.
Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Háng Pò

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Háng Pò

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - Tuấn Ninh - 1 giờ trước
Ngày 9/5 (tức ngày mùng 2 tháng 4 năm Giáp Thìn), tại sân chợ Pác Khuông, xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, UBND huyện Bình Gia tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa thể thao và Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Du lịch - Minh Nhật - 19:38, 09/05/2024
Tin vui cho những ai yêu thích thiên nhiên và khám phá, Vườn Quốc Gia Cúc Phương chính thức mở "Tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã ban đêm". Đây là cơ hội để du khách hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, tận hưởng bầu không khí trong lành và trải nghiệm những điều kỳ thú mà màn đêm Cúc Phương mang lại.