Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chia sẻ thành tích của con trên mạng xã hội: Lợi bất cập hại

Trương Vui - 14:41, 05/06/2023

Một năm học khép lại cũng là lúc mạng xã hội tràn ngập hình ảnh giấy khen, bảng điểm, kết quả học tập của con trẻ do chính các bậc phụ huynh chia sẻ. Hành động tưởng chừng rất bình thường, nhưng lại vô tình “tiếp tay” cho những kẻ lừa đảo thu thập dữ liệu và thực hiện nhiều hành vi lừa đảo tinh vi sau này.

Nhiều hình ảnh giấy khen, bảng điểm của các con được cha mẹ đăng tải tràn lan trên mạng xã hội những ngày gần đây
Nhiều hình ảnh giấy khen, bảng điểm của các con được cha mẹ đăng tải tràn lan trên mạng xã hội những ngày gần đây

Hành vi ảo, hậu quả thật

Với các bậc phụ huynh, việc chia sẻ thành tích của con sau mỗi năm học, chỉ đơn giản là giúp con lưu lại những cột mốc đáng nhớ. Tuy nhiên, cũng chính từ hình ảnh những tờ giấy khen, bảng điểm học tập… những thông tin của con, từ tên tuổi, lớp học, hình ảnh, và nhiều dữ liệu liên quan khác của các con cũng vô tình được công khai trên nền tảng mạng xã hội.

Bên cạnh việc vô tình đặt lên vai con trách nhiệm và áp lực vô hình, hành động tưởng chừng như bình thường này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, là điều kiện thuận lợi cho kẻ xấu lợi dụng, từ đó thực hiện nhiều hành vi lừa đảo đa dạng, mà rất nhiều hệ lụy của nó đã liên tục được cảnh báo.

Kết quả học tập của con trẻ do chính các bậc phụ huynh chia sẻ
Kết quả học tập của con trẻ do chính các bậc phụ huynh chia sẻ

Trước hết, hành động này đã gián tiếp đưa trẻ đến nguy cơ mất an toàn trên không gian mạng khi các thông tin cá nhân được đăng tải công khai. Những dữ liệu này có thể bị kẻ xấu thu thập, dùng cho các mục đích xấu, như: Trục lợi thông qua những hình ảnh của con, thực hiện nhiều hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, thậm chí là cả khủng bố trên không gian mạng.

Các bậc phụ huynh hẳn chưa quên được kịch bản lừa đảo tinh vi được phản ánh vào đầu tháng 3 năm nay. Hàng trăm phụ huynh bị các đối tượng tội phạm giả danh là giáo viên gọi điện thông báo học sinh bị tai nạn nguy kịch, cần phẫu thuật. Từ đó, đề nghị chuyển tiền gấp vào tài khoản cá nhân người gọi để đóng viện phí mổ gấp cho trẻ. Không ít người vì quá lo lắng cho an nguy của con, để rồi trở thành nạn nhân của thủ đoạn lừa đảo này.

Nhiều rủi ro có thể xảy ra khi thông tin liên quan của các con bị lộ, lột
Nhiều rủi ro có thể xảy ra khi thông tin liên quan của các con bị lộ, lọt

Nhắc về vụ việc lừa đảo hàng loạt này, khoan hãy nói đến hành vi tàn ác khi mang sinh mạng của con cái người khác ra để giăng bẫy của các đối tượng, một vấn đề lớn khác được đặt ra. Những kẻ xấu đã làm thế nào để có được thông tin của trẻ, để dùng chính thông tin đó là bàn đạp, tạo sự tin tưởng ban đầu cho các bậc phụ huynh?

Tại Hội thảo Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (Vnisa) tổ chức, bà Đinh Thị Như Hoa - Trưởng phòng Kiểm định, Trung tâm Vncert, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, gần đây, có rất nhiều vụ lộ lọt thông tin cá nhân xảy ra phổ biến trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Riêng đối với trẻ em, việc lộ lọt thông tin cá nhân có thể xuất phát từ nhận thức về việc chia sẻ thông tin. Hiện nay, nhiều cha mẹ, người lớn chưa lưu ý đến vấn đề chia sẻ thông tin của trẻ. Trong đó, việc đăng tải các thông tin như bảng điểm, lớp học, tên tuổi, thành tích của con đã giúp kẻ xấu dễ dàng tiếp cận được các thông tin cá nhân của trẻ và là nguyên nhân dẫn tới các vụ lừa đảo liên quan.

Cũng theo chuyên gia bảo mật Vũ Ngọc Sơn - Giám đốc công nghệ Công ty Cổ phần Công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam, việc để lộ, lọt thông tin cá nhân có nhiều nguồn khác nhau. Một trong số đó là những thông tin từ cha mẹ, người thân khi để lộ thông tin con mình trên mạng xã hội.

Ngoài ra, cũng thông qua những thông tin được cha mẹ đăng tải, các đối tượng xấu còn có điều kiện nghiên cứu kỹ về các con, từ đó chính các con lại có thể trở thành đối tượng bị đe dọa. Từ việc hiểu rõ về tâm lý của trẻ, kẻ xấu có thể tiếp cận trẻ một cách dễ dàng, từ đó dần chiếm được sự thân thiết với trẻ, sau đó thực hiện các hành vi như bắt cóc, lợi dụng, xâm hại, đe dọa… Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý trẻ, đặc biệt là khi các con còn quá nhỏ, dễ bị tác động.

Cha mẹ nên chia sẻ thông tin con một cách thông minh

Bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em và những nội dung thuộc về quyền riêng tư của trẻ em không phải là vấn đề mới được đặt ra. Luật Trẻ em năm 2016 (đã có hiệu lực và đi vào thực thi được gần 6 năm) đã quy định rõ ràng về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó bao gồm cả hành vi “Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em” (Khoản 11, Điều 6).

Tọa đàm "Bảo vệ dữ liệu cá nhân và phòng chống thông tin độc hại đối với trẻ em trên mạng - Từ chính sách, nhận thức đến công nghệ" đã đưa ra nhiều giải pháp hướng đến bảo vệ thông tin cá nhân trẻ em
Tọa đàm "Bảo vệ dữ liệu cá nhân và phòng chống thông tin độc hại đối với trẻ em trên mạng - Từ chính sách, nhận thức đến công nghệ" đã đưa ra nhiều giải pháp hướng đến bảo vệ thông tin cá nhân trẻ em

Theo quy định, thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em gồm: Các thông tin về tên, tuổi; hình ảnh cá nhân; tài sản cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em…

Cùng với đó, Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 cũng quy định trẻ em có quyền được giữ bí mật đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng (Điều 29).

Song song với các quy định của pháp luật, theo bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em, một trong những giải pháp để chống lộ lọt dữ liệu của trẻ em là chính từ ý thức của cha mẹ. Đặc biệt, trong thế giới số, với sự phát triển như vũ bão của mạng xã hội, việc chia sẻ thông tin rộng rãi chỉ qua những thao tác đơn giản, các bậc phụ huynh nên thận trọng và tiết chế khi đăng tải thông tin, thành tích, hình ảnh của con lên mạng xã hội. 

Để bảo đảm an toàn cho con, cha mẹ chỉ nên chia sẻ với nhóm bạn thân thiết, tin cậy, bạn đồng nghiệp, người thân. Đồng thời, cũng nên hỏi ý kiến của con, xem xét kỹ lưỡng và che bớt thông tin nếu cần. Điều này không chỉ bảo vệ thông tin cá nhân mà còn nhằm bảo đảm an toàn cho chính các con.

Cha mẹ cần chia sẻ thông tin một cách thông minh để đảm bảo an toàn cho trẻ
Cha mẹ cần chia sẻ thông tin một cách thông minh để bảo đảm an toàn cho trẻ

Cùng với đó, phụ huynh cần bình tĩnh, đề cao cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo của tội phạm, không vội vàng cung cấp thông tin cá nhân, hay chuyển tiền cho người lạ khi chưa xác minh rõ thông tin. Trường hợp nghi vấn, phát hiện đối tượng lừa đảo thực hiện những hành vi đe dọa sự an toàn của trẻ, hay chiếm đoạt tài sản, cần báo ngay cho cơ quan Công an để được hỗ trợ kịp thời.

Đồng thời, để phòng ngừa lừa đảo, dụ dỗ trẻ thông qua thông tin cá nhân của trẻ, điều quan trọng nhất chính là sự quan tâm của cha mẹ và các thành viên trong gia đình. Chính những người thân sẽ đồng hành cùng con, từ việc nhận diện, xác định rủi ro và lắng nghe, chia sẻ nếu trẻ bị lừa gạt, để giảm thiểu những tổn hại và điều đáng tiếc xảy ra với con.

Tin cùng chuyên mục
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 6 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 6 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 6 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 6 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 6 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 6 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Tin tức - Như Tâm - 6 giờ trước
Ngày 8/5, Tại Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng Kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2024.