Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chie – dù pù dù pà ơi

Duy Ly - 11:17, 30/04/2021

Cách đây hơn 10 năm, Jica (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) đã đưa ra Dự án “Xúc tiến ngành nghề nông thôn Tây Bắc” giai đoạn 2009 - 2011, nhằm hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc Thái, Lào, Mông ở bốn tỉnh Tây Bắc là Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình và Lai Châu. Để tiếp tục duy trì hoạt động bảo tồn và phát triển nghề dệt thủ công của đồng bào, tháng 8/2011, doanh nghiệp xã hội “Chie – dù pù dù pà ơi” ra đời, với sự dẫn dắt của chị Trương Thị Thủy.

Chị Trương Thị Thu Thủy trong cửa hàng giới thiệu sản phẩm của mình tại 66 Hàng Trống.
Chị Trương Thị Thu Thủy trong cửa hàng giới thiệu sản phẩm của mình tại 66 Hàng Trống.

Cơ duyên gắn bó

Nằm tại địa chỉ 66 Hàng Trống (Hà Nội) cửa hàng trưng bày nhỏ xinh của chị Trương Thị Thu Thủy, chủ doanh nghiệp xã hội “Chie – dù pù dù pà ơi” hút mắt đến lạ kỳ. Chia sẻ về cơ duyên đưa đến quyết định thành lập doanh nghiệp, chị Thủy kể: Cách đây hơn 10 năm, Jica (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) đã đưa ra Dự án “Xúc tiến ngành nghề nông thôn Tây Bắc” giai đoạn 2009 - 2011, nhằm hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc Thái, Lào, Mông ở bốn tỉnh Tây Bắc là Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình và Lai Châu.

Dự án có hai mảng, ngành nghề thủ công và chế biến nông sản. Là nhân viên làm việc ở mảng dệt trong dự án đó nên ngay sau khi kết thúc, được sự động viên, giúp đỡ của các cán bộ, chị Thủy vẫn tiếp tục làm việc với bà con dưới vai trò cá nhân bằng cách xây dựng thương hiệu Chie.

“Dù pù dù pà theo tiếng Thái nghĩa là ở rừng ở núi. Còn Chie là một cái tên rất phổ thông trong tiếng Nhật. Chúng mình luôn nhớ về sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản trong Dự án xúc tiến ngành nghề nông thôn Tây Bắc do Jica tài trợ, nhờ đó mà có “Chie – dù pù dù pà ơi” ngày nay!”, chị Trương Thị Thu Thủy, Chủ doanh nghiệp xã hội “Chie – dù pù dù pà ơi” chia sẻ.

Với vốn hiểu biết sâu rộng về văn hoá các DTTS, đồng thời không ngừng học hỏi, trau dồi thêm kiến thức về nghề dệt, nên chị Thủy là người trực tiếp lên ý tưởng cho các sản phẩm của mình. Do đó, các sản phẩm thủ công của Chie không những giữ được nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc, mà còn chứa đựng hơi thở của cuộc sống, có tính ứng dụng cao. Một số sản phẩm nổi bật, được yêu thích như: Quần áo, khăn, mũ, mành rèm, ga gối, khăn trải bàn, lót cốc, đồ chơi, móc khoá, thú nhồi bông…

Các sản phẩm tại Chie được làm tại xưởng mẫu ở Hà Nội, sau đó chuyển lên các hợp tác xã dệt may mà Chie hợp tác, như Hợp tác xã dệt thổ cẩm Na Sang (Điện Biên); Hợp tác xã dệt Chiềng Châu (Hòa Bình) và một số nhóm, hộ gia đình ở Cán Tỷ, Hà Giang; Pà Cò, Hòa Bình; Kỳ Sơn, Nghệ An… và mới đây là một số nhóm dệt miền Trung, Tây Nguyên.

Khoảng 5 năm đầu chị Thủy thường lên tận nơi để hướng dẫn bà con mỗi khi có mẫu mới. Sau đó, các Hợp tác xã sẽ cử một đến hai người tay nghề khá về Hà Nội học. Gần đây, nhờ sự phát triển của các phương tiện hiện đại, cộng với tay nghề ngày một nâng cao của bà con nên chị chỉ cần gửi thông tin, hình ảnh và yêu cầu về sản phẩm là bà con tự làm được.

Doanh thu của Chie thời điểm trước khi có dịch Covid-19, trung bình dao động từ 200 - 400 triệu đồng/tháng. Thu nhập của xã viên các tại Hợp tác xã trung bình từ 3-5 triệu đồng/tháng.

Họa tiết xoắn ốc - một họa tiết phổ biến của người Mông được đính trên khẩu trang của Chie như một lời chúc sức khỏe và an lành cho khách hàng.
Họa tiết xoắn ốc - một họa tiết phổ biến của người Mông được đính trên khẩu trang của Chie như một lời chúc sức khỏe và an lành cho khách hàng.

Có nhiều cách để gìn giữ bản sắc dân tộc

Trong tháng 4-5/2021, Chie tổ chức rất nhiều hoạt động nhằm quảng bá rộng rãi nét đẹp văn hoá của các DTTS. Có thể kể đến một số hoạt động nổi bật như: Buổi trưng bày "Nét chạm thời gian" và Talkshow (buổi chia sẻ) "Ý nghĩa của lễ buộc chỉ cổ tay và tục cưới hỏi của người dân tộc thiểu số" vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2021 thu hút đông đảo sự tham gia của các bạn trẻ.

Không chỉ vậy, hằng ngày Chie vẫn tiếp đón rất đông những vị khách đến không chỉ để mua sắm, mà họ đến để gặp chị Thủy, để cùng “thưởng” trà trong không gian đậm bản sắc dân tộc, được chị kể cho nghe về nghề dệt truyền thống như, cách nhuộm ra các tấm vải màu xanh từ cây chàm, màu cam từ củ nâu, về quy trình từ một cây lanh khô cứng để ra một chiếc váy của cô gái Mông.

Hay họ đến để nghe kể về Khau Kut và Kut Pieu - một câu chuyện cảm động về tình yêu và tình nghĩa vợ chồng của người Thái, về những đồng bạc thách cưới, những đôi khuyên tai đủ kiểu dáng độc đáo hay những chiếc trâm cài tóc tinh xảo… và rất nhiều chủ đề hấp dẫn khác về đồng bào DTTS.

Chị Thủy thường nói: “Có nhiều cách để giữ gìn bản sắc văn hoá DTTS, chỉ là bản thân của mỗi cá nhân, cộng đồng dân tộc phải nhận thức được ý nghĩa về cái đẹp, bản sắc quý báu dân tộc mình, mà tự hào và có trách nhiệm để giữ gìn và phát huy được giá trị của nó”.

Chia sẻ về khó khăn của doanh nghiệp, chị nói: Đã kinh doanh thì phải xác định vất vả, ngay như đại dịch Covid-19 xảy ra khiến chúng tôi phải hoạt động cầm chừng, sản phẩm thủ công của bà con cũng kén người dùng do giá thành cao và khó bảo quản, khó cạnh tranh với sản phẩm công nghiệp…”Tôi tin rằng “chúng” vẫn có chỗ đứng trong đời sống hiện đại. Vì vậy, chúng tôi luôn cố gắng cải tiến mẫu mã, tăng tính ứng dụng và quảng bá rộng hơn nữa đến mọi người”.

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 07:21, 11/05/2024
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 07:11, 11/05/2024
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 07:07, 11/05/2024
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 06:54, 11/05/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 06:52, 11/05/2024
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Pháp luật - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 20:28, 10/05/2024
Ngày 10/5, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh thông tin, đơn vị vừa chủ trì phối hợp với Hải quan Hà Tĩnh phát hiện bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.