Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Ổn định sinh kế cho bà con DTTS nhờ phát triển cây lạc

Mạnh Hà - 06:17, 01/12/2023

Chiêm Hóa là huyện có vùng lạc lớn nhất tỉnh Tuyên Quang, với diện tích gieo trồng hằng năm khoảng 2.800 ha, năng suất bình quân khoảng 32 tạ/ha và sản lượng gần 9.000 tấn/năm.

Cán bộ nông nghiệp hướng dẫn người dân trồng lạc
Cán bộ nông nghiệp hướng dẫn người dân trồng lạc

Chiêm Hóa là huyện miền núi của tinh Tuyên Quang, dân số hơn 134.000 nhân khẩu, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 70%, đời sống bà con còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.

Trong nhiều năm qua, việc phát triển cây lạc gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung đã được huyện Chiêm Hóa quan tâm triển khai thực hiện. Đặc biệt từ khi được Cục sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu tập thể năm 2015 thì cây lạc Chiêm Hóa thực sự là một trong những cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất cho bà con nông dân trên địa bàn huyện.

Tân Mỹ là một trong những xã dẫn đầu của huyện Chiêm Hóa về diện tích trồng lạc, với diện tích trên 215 ha, chủ yếu là giống lạc L14 và L16. Hầu hết các hộ dân trong xã đều tận dụng hết diện tích đất soi bãi ven suối và đất ruộng 1 vụ để trồng lạc. Lạc được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên năng suất đạt từ 33 tạ đến 35 tạ/ha.

Điểm mới trong sản xuất lạc xuân của xã Tân Mỹ là người dân đã chủ động tự mua nilon về che phủ cho lạc, phương pháp trồng này qua các vụ trước đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Lạc được che phủ nilon làm tăng nhiệt độ đất, giúp cây phát triển nhanh ở giai đoạn mọc mầm; giữ ẩm đất tạo điều kiện cho cây phát triển thuận lợi ở các giai đoạn sau, hạn chế cỏ dại, rửa trôi chất dinh dưỡng nên năng suất cao hơn từ 30 - 60 kg lạc tươi/1.000 m2 so với cách trồng thông thường.

Gia đình bà Phạm Thị Hoa, thôn Bản Chẳng, xã Tân Mỹ năm nay trồng 2.000m2 lạc, hiện đã thu hoạch được trên 1.000m2. Nhờ thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời nên cây lạc sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất ước đạt 33 tạ/ha. Với giá thu mua lạc tươi hiện nay từ 12.000 đồng đến 14.000 đồng/kg thì vụ lạc năm nay gia đình bà thu được ít nhất là gần 8 triệu đồng, cao gấp hai lần so với trồng lúa.

Nhờ trồng lạc, cuộc sống đồng bào DTTS tại huyện Chiêm Hoá ngày càng được nâng lên
Nhờ trồng lạc, cuộc sống đồng bào DTTS tại huyện Chiêm Hoá ngày càng được nâng lên

Còn tại xã Phúc Sơn, địa phương có diện tích cây lạc lớn nhất của huyện Chiêm Hóa với trên 680 ha/năm, sản lượng trên 2.200 tấn, giá trị kinh tế trên 39 tỷ đồng. Bên cạnh thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp cho cây lạc sinh trưởng thì để phát triển vùng lạc hàng hóa tại địa phương, xã Phúc Sơn đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân đưa những giống lạc mới có năng xuất, chất lượng cao vào sản xuất; thực hiện thâm canh theo đúng quy trình kỹ thuật, từng bước nâng cao năng xuất cây lạc lên 33 tạ/ha. 

Hiện nay, xã đã thành lập 2 tổ phát triển sản xuất tại thôn Phiêng Tạ và thôn Búng Pẩu với gần 40 hộ tham gia. Tham gia tổ sản xuất, các hộ thành viên thực hiện theo một quy trình chung từ mua vật tư, phân bón đầu vào, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lạc đến khi thu hoạch, bảo quản sản phẩm và xuất bán ra thị trường…tạo thành một chuỗi liên kết khoa học, tập trung, đã góp phần nâng cao giá trị cây lạc hàng hóa, tăng thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn xã.

Hiện nay, toàn huyện Chiêm Hóa gieo trồng trên 2.600 ha lạc, sản lượng hằng năm trên 8.500 tấn; giá trị sản xuất trên 150 tỷ đồng. Huyện đã từng bước hình thành các vùng trồng lạc tập trung lớn ở các xã: Phúc Sơn, Minh Quang, Tân Mỹ, Hùng Mỹ, Xuân Quang,... Chất lượng lạc thương phẩm được đảm bảo và tiêu thụ thuận lợi, ổn định trên thị trường.

Để tiếp tục nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, hình thành vùng sản xuất lạc thương phẩm và lạc giống tập trung, có chất lượng tốt, huyện Chiêm Hoá đã triển khai phương án sản xuất lạc giống L14 để nhân rộng trong sản xuất; xây dựng Đề án phát triển vùng lạc hàng hóa tập trung trong giai đoạn 2017 – 2020; đồng thời triển khai kế hoạch sản xuất lạc giống vụ Đông tại 4 xã với quy mô trên 50 ha nhằm từng bước tái cơ cấu về thời vụ, hình thành vùng trồng lạc giống vụ Đông, cung cấp giống tốt phục vụ cho sản xuất và tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất, nâng cao giá trị nhãn hiệu tập thể lạc Chiêm Hóa, từ đó tăng cao giá trị kinh tế trong sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho Nhân dân.

Thương hiệu Lạc Chiêm Hoá đang ngày càng phát triển
Thương hiệu Lạc Chiêm Hoá đang ngày càng phát triển

Ông Đỗ Văn Hiếu, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chiêm Hóa cho biết, xác định lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao nên huyện Chiêm Hóa đã khuyến khích bà con tăng cường thâm canh, mở rộng diện tích, đặc biệt là trên những diện tích đất lúa không thuận lợi nguồn nước tưới... Để nâng cao thu nhập cho người nông dân, thời gian tới huyện Chiêm Hóa tiếp tục mở rộng trồng đại trà giống lạc L14 nguyên chủng, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để mở rộng sản xuất lạc trên cả 3 vụ, nâng cao năng suất, chất lượng lạc, tích cực kết nối thị trường tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. 

Đặc biệt, năm 2023, huyện Chiêm Hoá đang triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, giai đoạn 1: 2021 – 2025, đây sẽ là nguồn lực giúp huyện Chiêm Hoá phát huy sản xuất vùng trồng lạc tập trung, nâng cao giá trị, khẳng định được tiềm năng kinh tế của cây lạc, góp phần tạo sinh kế ổn định cho người dân.

Tin cùng chuyên mục
Độc đáo Ngày hội lúa rươi hữu cơ

Độc đáo Ngày hội lúa rươi hữu cơ

Là năm thứ 3 liên tiếp, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) tổ chức Ngày hội Nông nghiệp độc đáo này. Ngày hội được tổ chức tại vùng sản xuất lúa rươi hữu cơ thôn An Định, xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ sáng ngày 12/6, với chủ đề "Ngày hội lúa rươi hữu cơ năm 2024".
Tin nổi bật trang chủ
Đánh thức tiềm năng du lịch đêm ở vùng DTTS và miền núi: Cần một cách làm chuyên nghiệp (Bài cuối)

Đánh thức tiềm năng du lịch đêm ở vùng DTTS và miền núi: Cần một cách làm chuyên nghiệp (Bài cuối)

Du lịch đêm được kì vọng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, khai thác tiềm năng hoạt động du lịch, dịch vụ, quảng bá văn hóa và nền ẩm thực đặc trưng, thu hút du khách đến với vùng DTTS và miền núi. Song để làm được điều này, ngoài việc tạo ra được sản phẩm đặc sắc, cũng cần hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy việc khai thác tiềm năng du lịch đêm.
Đánh thức tiềm năng du lịch đêm ở vùng DTTS và miền núi: Tránh tình trạng “coppy” các mô hình (Bài 2)

Đánh thức tiềm năng du lịch đêm ở vùng DTTS và miền núi: Tránh tình trạng “coppy” các mô hình (Bài 2)

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 9 giờ trước
Mặc dù thời gian qua, mô hình “kinh tế đêm” được các địa phương quan tâm phát triển và đã có bước khởi sắc, song kinh tế du lịch đêm vẫn phát triển chưa xứng tiềm năng. Sản phẩm du lịch đêm còn tương đối đơn điệu, mờ nhạt, na ná nhau. Công tác quy hoạch không gian riêng cho du lịch chưa thực sự được đầu tư bài bản, nên vẫn chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh của các địa phương.
Những Người có uy tín làm giàu không chỉ cho mình

Những Người có uy tín làm giàu không chỉ cho mình

Người có uy tín - Văn Hoa - 9 giờ trước
Trong vùng đồng bào DTTS, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, họ là những tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế tại địa phương. Nhờ đó đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình, là điểm tựa giúp đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững.
Độc đáo Ngày hội lúa rươi hữu cơ

Độc đáo Ngày hội lúa rươi hữu cơ

Kinh tế - Minh Nhật - 9 giờ trước
Là năm thứ 3 liên tiếp, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) tổ chức Ngày hội Nông nghiệp độc đáo này. Ngày hội được tổ chức tại vùng sản xuất lúa rươi hữu cơ thôn An Định, xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ sáng ngày 12/6, với chủ đề "Ngày hội lúa rươi hữu cơ năm 2024".
Mùa dâu da rừng

Mùa dâu da rừng

Du lịch - Thùy Giang - 10 giờ trước
Khi những cơn mưa nắng bất chợt dường như làm cho những trái dâu da rừng chín nhanh hơn. Mới ngày nào, những chùm quả còn xanh non mà chỉ vài ngày mưa không đi rừng, đã thấy chuyển sang trắng hồng như má sơn nữ son trẻ...
2 người tử vong do viêm màng não mô cầu, Bắc Kạn lên phương án đối phó

2 người tử vong do viêm màng não mô cầu, Bắc Kạn lên phương án đối phó

Sức khỏe - Minh Nhật - 10 giờ trước
Sở Y tế Bắc Kạn đã tiến hành họp khẩn bàn giải pháp chống bệnh viêm màng não mô cầu.
Tin trong ngày - 12/6/2024

Tin trong ngày - 12/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 12/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Chung tay hành động vì cam kết của chúng ta: Chấm dứt lao động trẻ em . Bảo tồn nghề thủ công truyền thống đồng bào Khmer ở Trà Vinh. Nữ hộ sinh 18 năm tận tâm gắn bó với công tác y tế vùng cao. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Phước mít tinh hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy

Bình Phước mít tinh hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy

Tin tức - Minh Thu - 10 giờ trước
Ngày 13/6, Cục Hải quan, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng phối hợp UBND huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy năm 2024.
Việt Nam là 1 trong 10 điểm đến hàng đầu tại Đông Á

Việt Nam là 1 trong 10 điểm đến hàng đầu tại Đông Á

Tin tức - T.H - 10 giờ trước
Việt Nam vừa được tạp chí du lịch The Travel (Canada) đề xuất là một trong 10 điểm đến hàng đầu nhất định phải ghé thăm ở khu vực Đông Á.
Gia Lai: Công nhận 35 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Gia Lai: Công nhận 35 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Tin tức - Ngọc Thu - 10 giờ trước
UBND tỉnh Gia Lai vừa công nhận 35 sản phẩm/bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Gia Lai năm 2024 thuộc nhóm sản phẩm chế biến nông - lâm - thủy sản, thực phẩm và nhóm sản phẩm khác.
7 kiến trúc độc đáo ở Đà Lạt

7 kiến trúc độc đáo ở Đà Lạt

Du lịch - Hà Hữu Nết - 10 giờ trước
Đà Lạt đang lưu giữ, bảo tồn hơn 2.000 ngôi biệt thự cổ - như một Bảo tàng Kiến trúc Quốc gia. Mỗi biệt thự, một kiểu dáng, không bao giờ tìm thấy hai biệt thự giống hệt nhau. Chúng, như những bông hoa cách điệu, ẩn hiện trong rừng thông xanh. Ngắm nhìn kiến trúc Đà Lạt mọi thời khắc đều đẹp và hấp dẫn.
Cỏ may - Vị thuốc hay đến từ thiên nhiên

Cỏ may - Vị thuốc hay đến từ thiên nhiên

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 10 giờ trước
Cỏ may còn có tên gọi khác là cây bông cỏ, châm thảo, thảo tử hoa, thúy hồ điệp, Nhả khoác (Tày), Hất dạ (K’ho)… có vị đắng và tính mát. Cỏ may không chỉ là loại thực vật mọc hoang mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng giải nhiệt, lợi tiểu rất hiệu quả. Sau đây là một số tác dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây cỏ may mời bà con tham khảo.