Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chính sách an sinh xã hội: “Chuẩn hóa” để ứng phó thách thức mới

SỸ HÀO - 10:35, 16/10/2019

Chính sách an sinh xã hội (ASXH) hiện đã bao trùm trên nhiều ngành, lĩnh vực và các vấn đề của đời sống. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng chính sách chồng chéo, trong tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ nên dù bảo đảm diện “phủ sóng”, nhưng tính hiệu quả của nhiều chính sách ASXH chưa cao.

Hỗ trợ đồng bào DTTS tiếp cận thông tin cũng là một chính sách ASXH.
Hỗ trợ đồng bào DTTS tiếp cận thông tin cũng là một chính sách ASXH.

Bao phủ rộng

Theo nghĩa thông thường, ASXH là các khoản trợ cấp bằng tiền, lương hưu và khoản khác cho người có công và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đây cũng là thông số được Tổng cục Thống kê (TCTK) tổng hợp trong các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thường kỳ.

Như 9 tháng năm 2019, theo số liệu của TCTK, tổng các suất quà trao tặng cho các đối tượng chính sách, người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội khoảng 5,1 nghìn tỷ đồng; 1,2 nghìn tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo và gần 0,8 nghìn tỷ đồng cứu đói, cứu trợ xã hội khác.

Nhưng đây mới chỉ là phạm vi hẹp trong hệ thống chính sách ASXH của nước ta. Bởi trên thực tế, ASXH không chỉ là các khoản trợ cấp xã hội mà còn được lồng ghép trong kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, xây dựng NTM.

Theo dự thảo Báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội soạn thảo, những năm qua, các chính sách ASXH đã góp phần xóa đói, giảm nghèo. Nguồn lực lồng ghép của các chính sách này cũng góp phần đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là ở các địa bàn đặc biệt khó khăn.

Cụ thể, công tác xóa đói, giảm nghèo đã được thực hiện đồng bộ trên cả 3 mặt: Giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công; hỗ trợ sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm đất sản xuất, tín dụng ưu đãi; phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 11,76% năm 2011 xuống còn 5,35% năm 2018, dự kiến giảm xuống 4,35% năm 2019 và đến cuối năm 2020 còn 3,35%. Tính đến cuối tháng 9/2019, cả nước đã có 4.458 xã đạt chuẩn NTM.

Nhưng chưa đồng bộ

Mặc dù hệ thống chính sách ASXH đã bao phủ hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng trên thực tế vẫn còn tình trạng chính sách chồng chéo, chưa tích hợp. Ngoài ra, việc có nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo dẫn đến tình trạng Nhân dân trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không muốn thoát nghèo.

Sự thiếu đồng bộ đã dẫn tới tình trạng dù có nhiều chính sách ASXH nhưng hiệu quả của nhiều chính sách chưa cao. Rõ nhất là mục tiêu giảm nghèo; hầu hết các chính sách ASXH đều hướng đến mục tiêu này. Nhưng thực tế cho thấy, kết quả giảm nghèo, nhất là ở vùng đồng bào DTTS chưa bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo, nghèo phát sinh hằng năm còn cao.

Ngay cả với các chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cũng vậy. Báo cáo thường kỳ của TCTK đều ghi nhận tỷ lệ không có việc làm, nhất là đối với lao động DTTS, thường rất thấp; nhưng có việc làm bền vững, thu nhập ổn định lại không cao…

Những hạn chế trong thực hiện chính sách ASXH cần phải sớm được khắc phục bởi hiện nay, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức. Đó là tình trạng già hóa dân số, tỷ lệ hộ nghèo, hộ tái nghèo ở vùng đồng bào DTTS còn rất cao; biến đổi khí hậu ngày càng khó lường… Đây là những thách thức tác động rất lớn đến ASXH, đòi hỏi phải xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn thực hiện có hiệu quả các chính sách ASXH, góp phần phát triển bền vững.


Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 10 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 10 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 10 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 10 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 10 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 10 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 10 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 10 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.