Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Thủ tướng Lào

PV - 21:16, 09/08/2021

Hai nhà lãnh đạo dành nhiều thời gian trao đổi về các biện pháp cụ thể để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư; nhất trí ủng hộ Chính phủ hai nước tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án hợp tác quan trọng giữa hai nước…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đến thăm đồng chí Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước; gặp đồng chí Choummaly Sayasone, nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước và đồng chí Bounnhang Vorachith, nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước.

Cùng ngày, Chủ tịch nước đã tiếp đồng chí Sinlavong Khutphaythoun, Chủ tịch Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước và đồng chí Khambay Damlath, Chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam.

Tại cuộc hội kiến với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Lào Phankham Viphavanh nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào; nhấn mạnh việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chọn Lào là nước đầu tiên đi thăm trên cương vị mới thể hiện sự coi trọng đặc biệt của Đảng, Nhà nước Việt Nam và cá nhân đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đối với việc gìn giữ, bảo vệ và không ngừng vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào; khẳng định ý nghĩa hết sức quan trọng của chuyến thăm, đồng thời bày tỏ cảm ơn sâu sắc Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã luôn dành sự giúp đỡ vô cùng to lớn, quý báu và kịp thời cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ngày nay.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng thăm lại đất nước Lào tươi đẹp; đánh giá cao các thành tựu toàn diện và có ý nghĩa quan trọng mà nhân dân Lào anh em đã giành được trong những năm qua; chúc mừng đồng chí Phankham Viphavanh được Quốc hội Lào tín nhiệm bầu làm Thủ tướng Chính phủ; đồng thời bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chính phủ và nhân dân Lào anh em sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ IX giai đoạn 2021-2025. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá cao kết quả tốt đẹp của cuộc điện đàm trực tuyến giữa hai Thủ tướng Chính phủ Việt Nam - Lào (tháng 4/2021).

Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao các biện pháp ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19 của mỗi nước trong thời gian qua; đồng thời bày tỏ hài lòng về sự ủng hộ, giúp đỡ kịp thời, thắm tình hữu nghị anh em hai nước đã dành cho nhau trong ứng phó với dịch bệnh. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hợp tác giữa hai nước trong những năm gần đây và nhất trí cao về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, theo đó nhấn mạnh cần phối hợp thực hiện tốt các thỏa thuận cấp cao, triển khai hiệu quả Hiệp định về hợp tác song phương Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2025 và Thỏa thuận chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2030.

Hai nhà lãnh đạo dành nhiều thời gian trao đổi về các biện pháp cụ thể để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư; nhất trí ủng hộ Chính phủ hai nước tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án hợp tác quan trọng giữa hai nước như bến cảng Vũng Áng 1, 2, 3, đường cao tốc Hà Nội-Viêng Chăn, đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng, Công viên hữu nghị Lào - Việt Nam tại thủ đô Viêng Chăn, sân bay Nongkhang, bệnh viện tại Houaphan và Xiangkhouang. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác tốt đẹp Việt Nam - Lào tại các đàn đa phương, nhất là trong các khuôn khổ Liên hợp quốc, ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng nhằm góp phần thúc đẩy hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Đến thăm các đồng chí Khamtai Siphandone, đồng chí Choummaly Sayasone và đồng chí Bounnhang Vorachith, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng được gặp lại những người anh, người đồng chí, người bạn thân thiết của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, đã có nhiều cống hiến và đóng góp to lớn trong việc vun đắp và tăng cường quan hệ thủy chung trong sáng, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào. Chủ tịch nước thông báo về kết quả các cuộc hội đàm, hội kiến với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Lào; khẳng định Ban Lãnh đạo mới của hai nước tiếp tục kế thừa truyền thống tốt đẹp của các thế hệ lãnh đạo đi trước, làm hết sức mình để không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Lào bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước trong thời gian qua, nhất là trong bối cảnh hai nước đang phải ứng phó với đại dịch COVID-19; đánh giá cao các kết quả đạt được trong cuộc hội đàm và hội kiến; đề nghị hai bên tiếp tục quan tâm giáo dục và tuyên truyền cho nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống quan hệ đặc biệt, gắn bó thủy chung Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào.

Tiếp đồng chí Sinlavong Khutphaythoun, Chủ tịch Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước và đồng chí Khambay Damlath Chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai cơ quan này với các cơ quan liên quan của Việt Nam trong việc vận động, tập hợp và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cảm ơn Ban Chấp hành các cấp của Trung ương Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam đã phối hợp với Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các cơ quan chức năng của Lào quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho bà con Việt kiều làm ăn, sinh sống ở Lào, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Chủ tịch nước đề nghị hai cơ quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam thực hiện có hiệu quả các Thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực mặt trận, dân vận, tôn giáo, dân tộc; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về lịch sử, mối quan hệ liên minh chiến đấu giữa Việt Nam - Lào để thế hệ trẻ ý thức hơn nữa trong việc vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.

Trong ngày 9/8, đã diễn ra các hoạt động gặp gỡ tiếp xúc trao đổi giữa Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành, địa phương hai nước: Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Đỗ Văn Chiến gặp Chủ tịch Mặt trận Lào xây dựng đất nước Sinlavong Khutphaythoun; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Lào Sonexay Siphandon; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm gặp Bộ trưởng Bộ Công an Lào Vilay Lakhamphong và dự lễ trao tặng Huân chương của Bộ Công an Lào nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập lực lượng Công an Nhân dân Lào; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào Chansamone Chanyalath và cắt băng khánh thành Trường Lý luận Chính trị tại Trường Lý luận Chính trị; Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung gặp Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lào Thoongsavanh Phomvihane; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên gặp Bộ trưởng Công Thương Lào Khampheng Xaysompheng và gặp Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Lào Daovong Phonkeo; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long gặp Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lào ; Phayvy Xibualypha; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương gặp Chủ tịch tỉnh Xaysomboun Khamlieng Outthakaison

Tối 9/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã chủ trì tổ chức chiêu đãi trọng thể Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam./.


Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Du lịch - Nguyễn Thế Lượng - 20:02, 12/05/2024
Vẻ đẹp giao hòa giữa không gian sơn thủy hữu tình với dáng vẻ trầm mặc cổ kính của những ngôi đền giữa một vùng núi non hùng vĩ đã tạo nên một bức tranh sinh thái kỳ thú, thơ mộng. Đó là địa danh Suối Mỡ của tỉnh Bắc Giang.
Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Kinh tế - Phương Nghi - 19:55, 12/05/2024
Khi mùa mưa kết thúc, cũng là thời điểm người dân 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) tất bật chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng cho mùa nấu đường thốt nốt mới.
Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Gương sáng - Tào Đạt - Phan Hòa - 19:33, 12/05/2024
“Mệ chỉ mong khỏe mạnh để tiếp tục se hương bán cho khách, nối tiếp nghề cha ông; ngày ngày gặp gỡ nói chuyện với bọn trẻ, cuối tháng dư ra năm mười triệu đem vô viện tặng mấy cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo!”... Đó là tâm sự của mệ Tuyết, một người phụ nữ khắc khổ, nhưng giàu lòng nhân ái mà chúng tôi có dịp gặp gỡ trên hành trình tìm kiếm những sự tử tế trong cuộc sống bon chen.
Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 19:26, 12/05/2024
Đã nhiều lần về với Môn Sơn (Con Cuông) để ghé thăm nhà cụ Vi Văn Khang- một địa chỉ đỏ nơi miền Tây xứ Nghệ, thăm người Đan Lai ngủ ngồi trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, thăm những bản làng người Thái hay lam hay làm bên dòng sông Giăng thơ mộng… Mỗi lần mỗi khác, nhưng cảm nhận về sự đổi thay, bứt phá nơi đây thì ngày càng đậm nét.
Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 19:23, 12/05/2024
Không còn phải vất vả đi chở từng can nước ở dưới khe, dưới mó cách xa nhà hàng cây số, các hộ đồng bào Lô Lô ở xóm Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) mừng vui đón nguồn nước từ công trình nước tập trung được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ngay tại xóm.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Pháp luật - An Yên - 19:19, 12/05/2024
Dù đã hoạt động hàng chục năm, nhưng hàng chục xưởng chế biến khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp vẫn chưa hoàn tất thủ tục thuê đất theo quy định. Nghịch lý này đã dẫn đến hệ quả làm thất thoát nguồn kinh phí thuê đất mà lẽ ra các chủ xưởng chế biến này phải nộp qua hàng năm.
Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Pháp luật - Trọng Bảo - 19:16, 12/05/2024
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai rất bức xúc khi mảnh đất thổ cư mà gia đình họ sinh sống bao đời nay, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau thời gian dài cơ quan chức năng thu hồi để thực hiện dự án chuẩn hóa hồ sơ địa chính.
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 19:14, 12/05/2024
Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 19:08, 12/05/2024
Từ một xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), giờ đây Đại Dực đã khoác trên mình chiếc áo mới. Đặc biệt, đồng bào DTTS nơi đây đã nắm bắt được những lợi thế sẵn có của địa phương, để 'bắt nhịp" thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, nhờ đó cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc.
Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 19:03, 12/05/2024
Thừa ủy quyền của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đảng uỷ, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng lãnh đạo huyện Giang Thành vừa tổ chức lễ trao nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở tại khu vực biên giới thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trước mùa mưa bão năm 2024.