Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc với Quân chủng Hải quân

PV - 14:22, 07/06/2024

Sáng 7/6, tại thành phố Hải Phòng, trong buổi thăm và làm việc với Quân chủng Hải quân, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, nêu rõ: Hình ảnh kiên cường, bất khuất của những chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam dũng cảm đối mặt với hiểm nguy, kiên quyết đấu tranh với những hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của ta trên các vùng biển, đảo đã khắc sâu trong tâm trí, là niềm tự hào và làm xúc động hàng triệu con tim Việt Nam và bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Chủ tịch nước Tô Lâm với lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch nước Tô Lâm với lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân. (Ảnh: TTXVN)

Cùng đi với Chủ tịch nước có đồng chí Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Khánh Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Đặng Quốc Khánh, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường; lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.

Báo cáo Chủ tịch nước và Đoàn công tác một số kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ của Quân chủng Hải quân năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, cho biết: Quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, đặc biệt là nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, Quân chủng đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Nổi bật là: Quân chủng đã kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng các chủ trương, giải pháp trong xử lý các tình huống đúng phương châm, đối sách, không để bị động, bất ngờ, giữ vững chủ quyền biển, đảo, hoạt động kinh tế biển, môi trường hòa bình trên biển. Duy trì nghiêm lực lượng, phương tiện trực sẵn sàng chiến đấu theo đúng quy định; triển khai lực lượng, phương tiện hiệp đồng chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư thực hiện nghiêm Chỉ thị 45 của Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác hải sản bất hợp pháp IUU.

Đã làm tốt công tác huấn luyện tiếp nhận, khai thác sử dụng và làm chủ thiết bị kỹ thuật mới, tổ chức kiểm tra bắn đạn thật các loại vũ khí đạt kết quả tốt và bảo đảm an toàn tuyệt đối; tham gia hội thi, hội thao, đại hội thể dục thể thao toàn quân, toàn quốc đạt thành tích cao; thực hiện tốt nhiệm vụ diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cùng với đó, Quân chủng làm tốt nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo xa; thực hiện có hiệu quả Chương trình “Hải quân làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển” gắn với hoạt động “Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân”…

Thường xuyên quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, toàn diện, hiệu quả hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị. Cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết khắc phục khó khăn, nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Quân chủng đã phối hợp thực hiện hiệu quả chương trình tuyên truyền biển, đảo với 63 tỉnh, thành phố, 16 cơ quan Trung ương, cơ quan báo chí góp phần xây dựng thế trận “lòng dân trên biển” và thu hút nguồn lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại.

Tại buổi thăm và làm việc, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: Trải qua 69 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự đoàn kết, hiệp đồng của các đơn vị bạn, trong tình thương yêu, đùm bọc của Nhân dân, Quân chủng Hải quân được tôi luyện và ngày càng lớn mạnh. Những chiến công xuất sắc của Quân chủng Hải quân đã đi vào lịch sử dân tộc, tô thắm truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng và trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Chủ tịch nước nêu rõ: Trước yêu cầu mới của nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, Quân chủng Hải quân đã luôn quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, kiên cường trụ vững, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Chủ động nắm, dự báo, phân tích, đánh giá đúng tình hình, tham mưu với Đảng, Nhà nước nhiều chủ trương, giải pháp, xử lý đúng đắn, kịp thời, có hiệu quả các tình huống phức tạp nảy sinh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước.

Theo Chủ tịch nước, trong công tác tuyên truyền về biển, đảo; phát triển kinh tế biển gắn với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo; tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên các vùng biển xa, Hải quân Việt Nam luôn thể hiện rõ vai trò đi đầu, là chỗ dựa và niềm tin vững chắc của nhân dân. Công tác đối ngoại quốc phòng góp phần thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, xây dựng vùng biển hòa bình, hữu nghị.

Đảng, Nhà nước và Quân đội, cán bộ, chiến sĩ Quân chủng đã phát huy nội lực, chủ động thực hiện có hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiều đề án, dự án cấp nhà nước về nghiên cứu khoa học, chế tạo, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí trang bị; nâng cao chất lượng huấn luyện, làm chủ vũ khí, trang bị mới hiện đại và trình độ phối hợp, hiệp đồng chiến đấu; chủ động bảo đảm tốt về hậu cần, kỹ thuật cho các lực lượng.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức và lực lượng của Quân chủng Hải quân được chú trọng, đạt nhiều kết quả tích cực; chất lượng tổng hợp, sức mạnh và khả năng chiến đấu, quản lý bảo vệ biển, đảo ngày càng được nâng lên; nội bộ đoàn kết, thống nhất. Công tác chính trị, tư tưởng được tăng cường, góp phần xây dựng lực lượng Hải quân vững mạnh, không quản khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vững chắc từng tấc đất biên cương, vùng trời, thước biển, hải đảo thân yêu của Tổ quốc, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân.

Chủ tịch nước nhấn mạnh: Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đang đứng trước những thuận lợi rất cơ bản, đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn ra gay gắt, quyết liệt, Biển Đông đã trở thành "điểm nóng" ở khu vực. Cùng với diễn biến phức tạp của các vấn đề an ninh phi truyền thống, những phương thức tác chiến mới trong chiến tranh hiện đại, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với bảo vệ Tổ quốc nói chung, bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng.

Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặt ra, Chủ tịch nước đề nghị, Quân chủng Hải quân cần thống nhất nhận thức về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của Hải quân trong thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nhiệm vụ đối với Quân chủng Hải quân rất lớn, vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; vừa tinh nhạy, kịp thời phát hiện, tham mưu, trực tiếp giải quyết từ sớm, từ xa những yếu tố có thể dẫn đến phức tạp; trách nhiệm duy trì môi trường hòa bình cho phát triển đất nước và góp phần duy trì hòa bình, ổn định tuyến giao thương quan trọng bậc nhất thế giới đặt ra đối với lực lượng Hải quân là rất thường trực, rất trực tiếp.

Chủ tịch nước lưu ý, Quân chủng cần tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 44 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nhất là những tư duy, nhận thức mới về bảo vệ Tổ quốc; quán triệt sâu sắc quan điểm kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; luôn nêu cao cảnh giác, nhận thức rõ đối tượng, đối tác, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; nhạy bén, sắc sảo trong nắm bắt và giải quyết vấn đề mới phát sinh; kiên quyết, kiên trì thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo; tỉnh táo xử lý chuẩn xác những tình huống phức tạp trên biển đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước những giải pháp "đúng", "trúng" vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển, vừa chủ động giải quyết từng bước vững chắc các tranh chấp.

Bên cạnh đó, cần tập trung xây dựng Quân chủng Hải quân tiến thẳng lên hiện đại, chủ động chuẩn bị mọi điều kiện bảo vệ Tổ quốc và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, kể cả chiến tranh hiện đại. Trước hết cần hiện đại về con người với phương châm "người trước - súng sau"; hiện đại về phương thức, cách thức tác chiến. Chuẩn bị sẵn sàng điều kiện chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc phát triển ở trình độ cao, đáp ứng yêu cầu tác chiến trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, trên các môi trường: không, bộ, mặt biển, trong lòng biển, đáy biển và môi trường điện tử, thủy âm, trong đó phải bảo đảm kết hợp nhuần nhuyễn giữa vận dụng sáng tạo nghệ thuật tác chiến Hải quân của cha ông ta với nghệ thuật toàn dân đánh giặc... Nghiên cứu xây dựng đường Hồ Chí Minh trên biển trong tình hình mới, bao quát toàn bộ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Đầu tư trang thiết bị, phương tiện, vũ khí hiện đại gắn với đẩy mạnh huấn luyện làm chủ vũ khí trang bị mới và luyện tập các phương án tác chiến; bảo đảm hậu cần, kỹ thuật đồng bộ, theo kịp sự phát triển các lực lượng mới (tàu ngầm, không quân Hải quân) đáp ứng yêu cầu tác chiến nhanh, hiện đại, tác chiến liên hợp trên các môi trường không - bộ - biển - ngầm. Bảo đảm tầm nhìn xa, có lộ trình, bước đi cụ thể trong hiện đại các binh chủng; xác định rõ những binh chủng hiện đại, những vũ khí, phương tiện hiện đại; chú trọng xây dựng, phát triển ngành công nghiệp quốc phòng Hải quân, bảo đảm để lực lượng Hải quân tiến thắng lên hiện đại.

Theo Chủ tịch nước, Quân chủng Hải quân cần kết hợp chặt chẽ giữa bảo vệ chủ quyền với phát triển kinh tế-xã hội vùng biển, đảo, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, nền quốc phòng toàn dân trên biển vững chắc và tạo thế trận liên hoàn bờ - biển - đảo, nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Tập trung các giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ Nhân dân; tăng cường hợp tác quốc tế của Hải quân, nhất là hợp tác quốc tế trên biển, thực thi luật pháp quốc tế trên biển gắn với nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường biển. Tập trung tuần tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ các vùng biển; bảo vệ an toàn các mục tiêu trọng điểm.

Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, tiếp tục xây dựng Quân chủng Hải quân thật sự trong sạch, vững mạnh, lực lượng nòng cốt nơi đầu sóng ngọn gió bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế đất nước; lấy xây dựng tiềm lực chính trị làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, xác định đây là nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm Quân chủng luôn hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Tập trung làm tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ Quân chủng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức, cán bộ. ..

Nhân hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới 8/6, Chủ tịch nước đề nghị Quân chủng có các hình thức tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ chủ quyền gắn với phát triển kinh tế biển, đảo; tôn vinh những giá trị của đại dương cho sự sống, cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của nhân loại, khẳng định tiềm lực, ý chí quyết tâm phát triển toàn diện ngành nghề biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng biển, đảo bền vững và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước.

Dịp này, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dâng hương tại Phòng thờ Bác Hồ và các Anh hùng, liệt sĩ; trồng cây lưu niệm; kiểm tra lực lượng trực sẵn sàng chiến đấu tại đảo Trường Sa, nhà giàn DK-1 trên thềm lục địa phía nam, tàu trực trên vùng biển Tây Nam...

Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Sắc mới trên huyện nghèo (Bài 1)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Sắc mới trên huyện nghèo (Bài 1)

Đông Giang là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, với hơn 70% là người đồng bào DTTS. Từ một huyện nghèo nhất tỉnh Quảng Nam, nhưng nay Đông Giang đã thay da, đổi thịt, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Kết quả này có được từ sự quyết tâm của địa phương, đồng lòng của Nhân dân trong việc triển khai các phong trào thi đua, các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó nổi bật là Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM).
6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 3/7, trong chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc gồm CJ, Posco, LG, Daewoo E&C, GS Engineering & Construction Corp, Celltrion và ngân hàng KDB.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Để làm nên sự đổi thay ở Đông Giang hôm nay, ngoài sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, người dân địa phương đã thay đổi tư duy sản xuất, dám nghĩ, dám làm vươn lên phát triển kinh tế. Trong đó, có rất nhiều người trở thành hạt nhân trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả, vươn lên làm giàu và lan tỏa ý chí thoát nghèo đến cộng đồng dân cư ở địa phương.
Nhẹ Dăk - Nghi lễ nối duyên của trai gái dân tộc Gié Triêng

Nhẹ Dăk - Nghi lễ nối duyên của trai gái dân tộc Gié Triêng

Photo - Thúy Hồng - 6 giờ trước
Dân tộc Gié Triêng sinh sống chủ yếu ở tỉnh Kon Tum. Đồng bào nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tiêu biểu, trong đó có tập tục trong cưới xin. Theo quan niệm của người Gié Triêng, lễ cưới hỏi là dấu mốc quan trọng trong chu trình sinh sống và trưởng thành của mỗi con người.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Tin tức - Hương Trà - 6 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 26/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật các tổ chức tín dụng.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 6 giờ trước
Nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã tận dụng mọi nguồn lực, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học ở vùng DTTS và miền núi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Tin trong ngày - 2/7/2024

Tin trong ngày - 2/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Giá tiêu cao nhất trong vòng 10 năm. Xuất hiện đàn cò nhạn quý hiếm ở Quảng Trị. Đồng bào DTTS Gia Lai giữ nguồn nước mát cho buôn làng . Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Xác định giao thông nông thôn là “Chìa khóa” để giảm nghèo (Bài 1)

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Xác định giao thông nông thôn là “Chìa khóa” để giảm nghèo (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 6 giờ trước
Xác định việc thực hiện thành công các Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) sẽ tạo “luồng gió mới” giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo. Theo đó, các cấp ủy, chính quyền huyện Đồng Hỷ đã và đang nỗ lực thực hiện hiệu quả các công trình, dự án, tiểu dự án nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế-xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn ở vùng khó khăn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

"Đuổi nghèo" ở Kỳ Sơn

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 7 giờ trước
Để thấy sự đổi thay của một vùng đất, mỗi lần ngược núi, chúng tôi lại cố gắng lưu giữ trong tâm tưởng những hình ảnh thật rõ nét về cảnh sắc và con người nơi ấy. Cũng vì mang tâm tưởng ấy mà hình ảnh về huyện biên giới vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An) luôn khác, mới mẻ hơn sau mỗi lần gặp lại.
Phát huy di sản của Hoàng tộc Chăm gắn với du lịch

Phát huy di sản của Hoàng tộc Chăm gắn với du lịch

Sắc màu 54 - Thái Tuyên - 7 giờ trước
Kho mở Bộ sưu tập (BST) di sản Hoàng tộc Chăm tọa lạc tại thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Nơi đây trưng bày hơn 100 hiện vật nguyên gốc mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Chăm và được phân thành 8 nhóm sưu tập. Trong đó, giá trị nhất là bộ vương miện của vua Po Klaong Mânai và búi tóc của Hoàng hậu Po Bia Som bằng chất liệu vàng với đường nét chạm khắc hoa văn rất tinh xảo, độc đáo ở đầu thế kỷ XVII.
Quảng Trị: Đưa dệt thổ cẩm vào trường học

Quảng Trị: Đưa dệt thổ cẩm vào trường học

Sắc màu 54 - Phạm Tiến - 7 giờ trước
Mới đây, Trường Tiểu học và THCS A Túc, xã Lìa, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đưa dệt thổ cẩm vào dạy trong trường học. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng thành lập Câu lạc bộ khởi nghiệp dệt, may mặc trang phục truyền thống của người Bru Vân Kiều, Pa Kô. Các hoạt động này nhằm góp phần bồi đắp tình yêu văn hóa truyền thống đối với các em học sinh; đồng thời, bảo tồn, phát huy nghề dệt truyền thống trong đời sống hằng ngày.
Kon Tum: Dấu ấn từ Chương trình MTQG 1719

Kon Tum: Dấu ấn từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Kon Tum đã từng bước đổi thay.