Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chung tay, chung sức tháo gỡ khó khăn, tạo động lực phát triển mới cho Đà Nẵng

PV - 20:06, 01/12/2021

Làm việc với lãnh đạo chủ chốt thành phố Đà Nẵng, Thủ tướng yêu cầu, các bộ ngành phải cùng nhau chung tay, chung sức, tìm cách tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho Đà Nẵng. Về phần mình, Đà Nẵng cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, cơ cấu lại nền kinh tế hài hòa, cân đối, phù hợp hơn, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, lựa chọn nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, tìm ra động lực phát triển mới dựa trên đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, phấn đấu, vươn lên của lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị và nhân dân Đà Nẵng thời gian qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, phấn đấu, vươn lên của lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị và nhân dân Đà Nẵng thời gian qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 1/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với lãnh đạo chủ chốt Thành phố Đà Nẵng về tình hình phát triển kinh tế-xã hội và các nhiệm vụ, định hướng lớn trong thời gian tới.

Cùng dự cuộc làm việc tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong; lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương… Dự làm việc tại đầu cầu Đà Nẵng có Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Thành phố.

Báo cáo tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng cho biết, trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương với nhiều giải pháp đồng bộ, linh hoạt, phù hợp, kịp thời, thực hiện quyết liệt với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân. Từ đầu năm 2021 đến nay, thành phố đã chi hơn 2.590 tỷ đồng cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Theo báo cáo của Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm, GRDP thành phố tăng 5,09%, song do ảnh hưởng nặng của dịch bệnh trong quý III nên 9 tháng đầu năm giảm 1,25%. Đến nay, thành phố chuyển sang trạng thái bình thường mới, thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tiếp tục ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh nhanh, hiệu quả, đồng thời từng bước nới lỏng một số hoạt động thiết yếu của xã hội, từng bước khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh…

Một số điểm sáng là xuất khẩu phần mềm tăng 6% so với cùng kỳ, đóng góp 8% GRDP. Giá trị gia tăng khu vực dịch vụ ước tăng 1,24%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tăng 12%... Đà Nẵng đang nỗ lực đẩy nhanh bao phủ tiêm vaccine phòng COVID-19 với hơn 98% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 01 liều, hơn 50% người trên 18 tuổi đủ liều, thiết lập 112 trạm y tế lưu động tại 56/56 xã, phường…

Đặt vấn đề “khơi thông nguồn lực” cho phát triển, lãnh đạo Đà Nẵng nêu 23 kiến nghị tại cuộc làm việc, liên quan tới việc thành lập Trung tâm tài chính quy mô khu vực tại Đà Nẵng, đẩy mạnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển Đại học Đà Nẵng, cùng một số nội dung liên quan tới các công trình, dự án, cơ chế, chính sách… Thành phố cũng kiến nghị một số nội dung liên quan tới việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, các bản án liên quan các vụ việc phức tạp, tồn tại nhiều năm.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cùng lãnh đạo các bộ, ngành đã phân tích tình hình phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống dịch, cho ý kiến về các kiến nghị, đề xuất của địa phương. Đánh giá cao những thành tựu Đà Nẵng đạt được thời gian qua, đặc biệt là tinh thần năng động, sáng tạo mà thành phố đã khẳng định trong nhiều giai đoạn phát triển, các đại biểu đều bày tỏ tin tưởng Đà Nẵng sẽ vượt qua mọi khó khăn thách thức, tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, nhất là với việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng của thành phố và khu vực miền Trung, trong tổng thể hệ thống hạ tầng chiến lược của cả nước.

Thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng phát huy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, truyền thống đổi mới, sáng tạo, vươn lên khắc phục khó khăn, “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng phát huy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, truyền thống đổi mới, sáng tạo, vươn lên khắc phục khó khăn, “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chung tay, chung sức, tìm cách tháo gỡ cho Đà Nẵng

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, vai trò, vị trí, tầm quan trọng của Đà Nẵng đã được khẳng định qua việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 43 về xây dựng và phát triển Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quốc hội đã có Nghị quyết 119 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, phấn đấu, vươn lên của lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị và nhân dân Đà Nẵng thời gian qua, đóng góp tích cực, quan trọng vào thành tựu chung của cả nước, trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn với vị trí tâm dịch của Đà Nẵng qua nhiều đợt dịch. Thủ tướng nhấn mạnh những kết quả trong phòng chống dịch với nhiều biện pháp sáng tạo, hiệu quả; nghiêm túc khắc phục những vấn đề tồn đọng kéo dài nhiều năm; kết quả phát triển kinh tế - xã hội chưa được như mong muốn nhưng đang có những tín hiệu rất tích cực. Ngay cả việc đề xuất tới 23 kiến nghị cũng chứng tỏ khát vọng vươn lên mạnh mẽ của Đà Nẵng.

Đặc biệt, Thủ tướng đánh giá cao tinh thần đoàn kết, thống nhất sau Đại hội Đảng bộ Thành phố, công tác xây dựng, chính đốn Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị, vận động nhân dân được làm tốt. Lĩnh vực văn hóa, xã hội rất được coi trọng, nhất là việc xây dựng hạ tầng y tế và giáo dục đạt nhiều kết quả, vượt các tiêu chí chung của cả nước.

Thủ tướng nêu rõ, thời gian qua, Đà Nẵng tăng trưởng không cao do các lý do khách quan và chủ quan, như việc xử lý các vấn đề tồn đọng mất nhiều thời gian; chưa tìm ra động lực phát triển mới; dịch bệnh tác động mạnh tới khu vực dịch vụ vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng. Mặt khác, dịch bệnh cũng cho thấy cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng chưa hợp lý, quy mô còn hạn chế.

Việc phát triển chưa tương xứng với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Thành phố chưa có nhiều doanh nghiệp lớn; có nhiều đổi mới sáng tạo nhưng đổi mới sáng tạo chưa thành động lực để kéo theo sự thay đổi căn bản trong phát triển kinh tế - xã hội; thu hút FDI thấp, chưa có nhiều dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn… Công tác quy hoạch, quản lý quy hạch còn những bất cập, phải cố gắng hơn.

Công tác an sinh xã hội, hạ tầng xã hội được quan tâm nhưng tình hình đời sống, việc làm của một bộ phận người dân còn khó khăn. Tình hình an ninh trật tự còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Giải ngân vốn đầu tư công; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, triển khai nhiều công trình, dự án lớn còn chậm. Việc thực hiện các kết luận thanh tra, điều tra, kiểm toán và thi hành các bản án chậm, phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc.

Thủ tướng yêu cầu, các bộ ngành phải cùng nhau chung tay, chung sức, tìm cách tháo gỡ cho Đà Nẵng trên cơ sở các quy định của Đảng và Nhà nước, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tạo thuận lợi nhất cho người dân và sự phát triển. Việc nào thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các bộ ngành thì phải làm ngay, những đề xuất nào hợp lý nhưng vượt quá quy định thì nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền.

Thủ tướng nhấn mạnh các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong thời gian tới. Trước hết, Đà Nẵng cùng các bộ ngành tập trung triển khai thực hiện thật tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhất là thực hiện 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm, Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 119 của Quốc hội về Đà Nẵng, nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố, chọn những việc trọng tâm trọng điểm để làm dứt điểm.

Thứ hai, phát huy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, truyền thống đổi mới, sáng tạo, vươn lên khắc phục khó khăn, “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”.

Thứ ba, nắm chắc tình hình, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo và từ điều kiện, hoàn cảnh, tiềm lực của địa phương để đề xuất giải quyết những bài toán thực tiễn đặt ra, trên cơ sở bám sát các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật nhưng linh hoạt, sáng tạo, bảo đảm hiệu quả, mục tiêu cao nhất là vì lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích của người dân. Thủ tướng lưu ý, phải thống nhất trong nhận thức và hành động.

Cùng với đó, tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm, vướng mắc, bất cập. Xây dựng hệ thống cơ quan hành chính thực sự trong sạch, dân chủ, tất cả vì nhân dân. Phải chú trọng phát huy tối đa các bài học kinh nghiệm quý, mô hình hay, cách làm hiệu quả, như Đà Nẵng đã nhiều năm xếp thứ nhất toàn quốc về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Các đại biểu đều bày tỏ tin tưởng Đà Nẵng sẽ vượt qua mọi khó khăn thách thức, tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu đều bày tỏ tin tưởng Đà Nẵng sẽ vượt qua mọi khó khăn thách thức, tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nghiên cứu, cơ cấu lại nền kinh tế Đà Nẵng

Thủ tướng nêu rõ các nhiệm vụ cụ thể cần tập trung triển khai trong thời gian tới. Theo đó, trước hết phải tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị. Trên cơ sở đó, lãnh đạo cả hệ thống chính trị thực hiện thật tốt các nhiệm vụ được giao, khắc phục các bất cập, tồn tại, hạn chế.

Thứ hai, phải kiểm soát được dịch bệnh, thực hiện nghiêm túc, sáng tạo Nghị quyết 128 của Chính phủ về quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, phù hợp với điều kiện cụ thể của thành phố, trên cơ sở đó phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu, cơ cấu lại nền kinh tế Đà Nẵng hài hòa, cân đối, phù hợp hơn, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ. Thủ tướng nhấn mạnh trong bối cảnh diện tích hẹp, nguồn lực hạn chế, Đà Nẵng cần đi lên từ bàn tay, khối óc, mảnh đất, khung trời, cửa biển của mình, lựa chọn trọng tâm trọng điểm, tìm ra động lực phát triển mới. Thủ tướng gợi ý một số hướng đi như cùng với phát triển dịch vụ, cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao.

Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn đắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội trên các lĩnh vực. Rà soát lại, xây dựng các quy hoạch, cùng các bộ, ngành, địa phương tính toán không gian phát triển trên cơ sở bài toán tổng thể lợi ích quốc gia.

Cùng với đó, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hạ tầng chiến lược (cả hạ tầng cứng và mềm, nhất là hạ tầng cho y tế, giáo dục); quan tâm phát triển văn hóa, xã hội, công nghiệp văn hóa, giải trí đi đôi với phát triển du lịch.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội với vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng của Đà Nẵng; khắc phục khó khăn, vướng mắc, tập trung thực hiện và xử lý dứt điểm những vi phạm theo các kết luận thanh tra, điều tra, kiểm toán và thi hành các bản án để khơi thông các nguồn lực cho sự phát triển thành phố.

Thủ tướng cũng cho ý kiến, phương án xử lý cụ thể với các đề xuất, kiến nghị của Đà Nẵng.

Tin cùng chuyên mục
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 21 giờ trước
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 21 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 21 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 21 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 12:44, 18/05/2024
Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.