Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện về Nông hội mía tím

Ngọc Thu - 06:30, 11/09/2023

Ngày ông Kơ Pă Jiâu ở làng Nhao 2 (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đưa cây mía tím về trồng trên ruộng lúa của làng, bà con ai cũng cười nhạo và phản đối việc làm này của ông. Với người Gia Rai nơi đây, “giống cây lạ” này không thể thay thế cây lúa. Ấy vậy mà hơn 15 năm trôi qua, cây mía luôn tốt tươi và cắm rễ sâu vào lòng đất, góp phần đưa cuộc sống người dân Ia Kênh ngày một khởi sắc.

Ông Kơ Pă Jiâu (ngoài cùng bên phải) - người tiên phong đưa cây mía tím về trồng, thay đổi cuộc sống ấm no
Ông Kơ Pă Jiâu (ngoài cùng bên phải) - người tiên phong đưa cây mía tím về trồng, thay đổi cuộc sống ấm no

Cách đây 15 năm về trước, bà con Gia Rai làng Nhao 2 luôn bị cái đói, cái nghèo đeo bám. Đất đai khô cằn, trồng lúa kém hiệu quả, ông Kơ Pă Jiâu đã quyết tâm ra khỏi làng để đi tìm hướng thoát nghèo.

Cho tới hôm ông gặp được người Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi cách làng Nhao gần 20km. “Mình thấy vườn rẫy nhà ông ấy trồng giống mía rất lạ. Thân mía màu tím ngắt nhưng cây thì to tròn, mập mạp. Mình tò mò hỏi thì được giới thiệu đó là giống mía tím - loài cây phù hợp với vùng đất khô hạn. Mình quyết định đưa “giống cây lạ” này về trồng thử trên đất lúa cằn cỗi của làng”. Ông giải thích và mong muốn mọi người cùng làm với mình, nhưng không ai đồng ý...

Ông Jiâu thu hoạch, chất mía tím lên công nông bán cho thương lái mang lại lợi nhuận gấp 4 - 5 lần so với trồng mía (ảnh bổ sung)
Ông Jiâu thu hoạch, bán mía trực tiếp cho thương lái mang lại lợi nhuận gấp 4 - 5 lần so với trồng mía

Sau 2 tháng xuống giống, với bao công chăm sóc, đến khi chuẩn bị thu hoạch, để chứng minh cho già làng và mọi người thấy được hiệu quả, ông Jiâu chặt một ít mía biếu dân làng, phần còn lại, ông chở xuống TP. Pleiku bán cho thương lái. Lúc ấy, với gần nửa sào mía trồng thử nghiệm, ông Jiâu bán được gần 10 triệu đồng. Ông tiếp tục mua thêm ngọn giống về trồng trên diện tích 3 sào. Dân làng bắt đầu tin lời ông Jiâu nhưng họ vẫn bảo vệ cây lúa.

5 năm sau, nhờ cây mía mà ông Jiâu xây được nhà, mua sắm xe cộ, ti vi, máy lạnh… thì người làng mới theo ông trồng cây mía. Không chỉ người dân trong làng mà nhiều hộ ở xã Ia Kênh cũng bắt đầu học theo ông Jiâu để trồng mía tím.

Người dân xã Ia Kênh làm theo ông Jiâu trồng mía tím đón cuộc sống ấm no (ảnh bổ sung)
Người dân xã Ia Kênh làm theo ông Jiâu trồng mía tím đón cuộc sống ấm no

Ông Kpă Pyui (làng Nhao 1) cũng chuyển 2 sào đất lúa sang trồng mía tím. Ông Pyui cho hay: “Nhiều năm nay, với 2 sào mía tím, gia đình tôi thu về gần 70 triệu đồng/vụ. Như vậy, chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng mía tím cho chúng tôi thu nhập cao gấp 5 lần”.

Khi cây mía phủ tím ngắt cánh đồng làng, cuộc sống người làng dần đổi thay. Già làng Ralan Tip bảo rằng: “Kơ Pă Jiâu làm đúng rồi! Làng mình nay không còn hộ nghèo và tự hào về giống cây trồng bằng ngọn này lắm”.

Được biết, cây mía tím phát triển mạnh tại vùng đất xã Ia Kênh từ năm 2019. Mía tím không kén đất, chịu hạn, sinh trưởng mạnh, có thể trồng mọi loại hình đất và đặc biệt là chi phí đầu tư thấp. Giờ đây, vùng đất Ia Kênh đã hình thành cánh đồng mía rộng 24ha với hàng chục hộ trồng mía. Người Gia Rai nơi đây đã vươn lên làm giàu từ cây mía tím là điều mà không ai có thể phủ nhận...

Nhờ thay đổi nếp nghĩ cách làm chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây mía tím đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào Gia Rai xã Ia Kênh (ảnh bổ sung)
Nhờ thay đổi nếp nghĩ cách làm chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây mía tím đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào Gia Rai xã Ia Kênh

Ông Lê Quang Toản, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kênh cho biết, nhờ việc chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía tím, diện mạo nông thôn dần thay đổi, đời sống bà con được nâng lên. Hiện mỗi ha mía đạt năng suất bình quân 700 tạ; sau khi trừ chi phí người dân thu về lợi nhuận trên 250 triệu đồng. Thời gian tới, xã tiếp tục phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp thông tin thị trường và các dịch vụ tư vấn khác cho Nông hội mía; hỗ trợ hội viên tham quan, học tập kinh nghiệm tại các vùng sản xuất tiên tiến, hiệu quả; tạo điều kiện để Nông hội tham gia hội chợ, phiên chợ do thành phố tổ chức hằng năm nhằm quảng bá, tiêu thụ và tìm đầu ra cho sản phẩm.

Tháng 5/2020, xã Ia Kênh thành lập Nông hội mía tím. Ông Kpă Pyui được bầu làm Chủ nhiệm. Thời gian đầu, Nông hội chỉ có 23 hội viên nhưng hiện nay đã tăng lên 40 hội viên với 24ha mía. Tham gia Nông hội, bà con được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc mía. Nhờ vậy, những niên vụ vừa qua, năng suất mía đạt khá. Cây mía to, đẹp, ngọt nước với giá bán dao động từ 7.000 đến 12.000 đồng/cây”.

Tin cùng chuyên mục
Những người góp sức bảo vệ môi trường biển ở Bình Định

Những người góp sức bảo vệ môi trường biển ở Bình Định

Với mong muốn góp chút công sức của mình giữ màu xanh cho biển, mỗi tuần, anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, Tổ trưởng lại cùng các thành viên trong Tổ bảo vệ san hô ở xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn (Bình Định) tổ chức các đợt lặn để vớt rác thải dưới vùng biển gần bờ. Công việc của các anh là tự nguyện, xuất phát từ tình yêu với biển nhằm bảo vệ rạn san hô quý hiếm và góp phần giữ sạch môi trường biển.
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết những vấn cấp thiết nhất của đời sống Nhân dân vùng DTTS và miền núi Gia Lai. Qua đó, góp phần giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh

Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm (thực hiện) - 7 giờ trước
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV – năm 2024 là dịp để tỉnh Thanh Hóa tổng kết, đánh giá kết quả đạt được trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024; đồng thời ghi nhận, biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tổ chức tiêu biểu, từ đó tạo ra không khí thi đua mới trong vùng đồng bào DTTS, tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh-Trưởng ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS các cấp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024, để rõ hơn ý nghĩa của sự kiện chính trị - xã hội quan trọng này.
Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Kinh tế - Minh Thu - 7 giờ trước
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Vietnam Forest Certification Scheme) của Việt Nam có tên viết tắt là VFCS được xây dựng theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 1/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế, VFCS còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Xã hội - Hồng Phúc - 7 giờ trước
Với mục tiêu bao phủ tiến tới BHYT toàn dân, tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương để người dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT.
Tin trong ngày - 5/7/2024

Tin trong ngày - 5/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc. Bố trí định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân vùng sạt lở núi ở Bình Định. Người lan tỏa phong trào làm đường Nông thôn mới ở Đồng Tâm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 7 giờ trước
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.
Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Ẩm thực - Trọng bảo - 23:30, 06/07/2024
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024 tỉnh Lào Cai đang triển khai kế hoạch khảo sát, nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Pháp luật - Ngọc Chí - 23:27, 06/07/2024
Mới đây, lần đầu tiên Công an Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xử lý vụ án hình sự liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả qua mạng xã hội Facebook. Trước đây, lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính về hành vi buôn bán không rõ nguồn gốc xuất xứ cây giống. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum trong việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Vị À cha tận tụy, hết lòng vì đồng bào Khmer

Vị À cha tận tụy, hết lòng vì đồng bào Khmer

Gương sáng giữa cộng đồng - Chiến Khu - 23:24, 06/07/2024
Mặc dù đã gần 80 tuổi nhưng ông Chau Ku, Người có uy tín ở khóm Xuân Phú, phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang luôn tích cực tham gia công tác thiện nguyện, an sinh xã hội, hết lòng chăm lo cho đồng bào Khmer nơi biên giới. Ông còn là thành viên tích cực tham gia cùng cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) giữ gìn, bảo vệ đường biên, mốc giới quốc gia.