Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cô giáo Hoàng Thị Mến truyền dạy tiếng Anh bằng thơ lục bát

Giang Lam - Mai Hương - 11:07, 17/12/2023

Đã 23 năm đứng trên bục giảng dạy bộ môn tiếng Anh, cô giáo Hoàng Thị Mến, giáo viên Trường THCS Phù Lưu, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, thay vì đi tìm công thức giống như toán học, cô Mến đã tìm ra phương pháp giảng dạy sáng tạo, khiến cho những tiết học của cô trở nên vui nhộn bởi những đạo cụ trợ giảng trực quan sinh động. “Để các em nhớ và ghim được vào đầu những từ tiếng Anh, tôi đã mang cả đồ vật từ nhà đi. Có lúc là cây cối, có lúc lại là chiếc ấm, cái chén... Nhiều khi các đồ vật tôi bày đầy cả bàn giáo viên, miễn sao để các em hiểu và nhớ bài...”. Cô Mến chia sẻ.

(BCĐ - TTĐN) Cô giáo Hoàng Thị Mến truyền dạy tiếng Anh bằng thơ lục bát
Cô giáo Hoàng Thị Mến, trường THCS Phù Lưu, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang nhiệt huyết truyền đạt kiến thức cho học trò.

Năm 2001, cô sinh viên Hoàng Thị Mến từ Thái Bình lên Tuyên Quang nhận công tác. Nhớ về những ngày đầu mới về trường dạy, do có sự khác nhau về phong tục, tập quán, văn hóa cộng đồng và sự bất đồng về ngôn ngữ khiến cô giáo trẻ loay hoay lắm.

Cô giáo Mến chia sẻ: Ngày đó, đa số các em học sinh dân tộc Tày, Dao có vốn từ vựng và ngữ pháp chưa tốt. Do tiếng giao tiếp của học sinh vẫn là tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ thứ hai là tiếng Việt, nên khi tiếp xúc với ngôn ngữ thứ ba là tiếng Anh thì việc đọc, hiểu các em còn gặp nhiều lúng túng. Dần dà mình cũng hiểu ra, để trò hiểu mình truyền đạt những gì thì mình cũng cần phải thấu hiểu trò trước đã. Mình phải hòa nhập cùng các con. Học vài câu nói của người Tày: “Kin lẩu, kin nặm”, “chào nọong”… để chuyện trò vui vẻ, tạo sự gần gũi với các em trước! Rồi sau đó, tự tìm kiếm phương pháp giảng dạy theo cách riêng của mình".

“Lip môi, tongue lưỡi, teeth răng

Exam thi cử, cái bằng licence...

Lovely có nghĩa dễ thương

Pretty xinh đẹp thương thương dịu dàng…”

Không chỉ học tiếng Anh bằng những câu thơ lục bát mà giờ tiếng Anh của cô giáo Hoàng Thị Mến còn khiến những tiết học tiếng Anh trở nên vui nhộn bởi những công cụ trực quan sinh động. “Để các em nhớ và ghim được vào đầu những từ tiếng Anh, tôi đã mang cả đồ vật từ nhà đi. Có lúc là cây cối, ấm, có lúc lại là chiếc ấm, cái chén... Nhiều khi các đồ vật tôi bày đầy cả bàn giáo viên, miễn sao để các em hiểu và nhớ bài...”. Cô Mến chia sẻ.

Đó là dùng những gì gần gũi thân thuộc nhất để các em nhớ được từ mới. Ví như việc học về chủ đề cây cỏ thì cô mang bao nhiêu loại cây vào lớp, học; về chủ đề nấu nướng, bếp núc cô cũng chẳng ngần ngại bê những dụng cụ nấu ăn bày biện lên bàn giáo viên. Học tiếng Anh là học bằng mọi giác quan, mắt nhìn, tai lắng nghe để trò ngấm dần.

Ngày đó, không có máy chiếu, tivi, cũng chẳng được kết nối trực tuyến gần xa, giờ học tiếng Anh ở đây giản đơn nhưng rất sôi nổi, ấn tượng. Bù đắp những thiếu thốn, thiệt thòi của học trò miền núi, cô giáo Mến đã cất công chuẩn bị cả những dụng cụ mô phỏng, tranh ảnh minh họa hay bất cứ con vật, loại cây nào có để trở thành ví dụ minh họa cho bài giảng. Chính phương pháp trực quan sinh động, thực tế đó khiến những đứa trẻ người Tày, người Dao nơi đây thấy gần gũi và nhanh thuộc bài hơn. Hằng năm, 100% học sinh học bộ môn tiếng Anh do cô giáo Mến giảng dạy đều hoàn thành tốt môn học. Lớp lớp thế hệ học trò cứ thế lớn khôn, trưởng thành…

Chia sẻ về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong hành trình “gõ đầu trẻ” cô Mến vui vẻ nói rằng: “Đó là ngày 20/11 đầu tiên khi mình về dạy học, có một em học sinh người Tày đứng dậy nói lời chúc bằng tiếng Anh lưu loát. Đó là món quà ý nghĩa nhất đối với mình!"

Kể về sự bỡ ngỡ của cô giáo miền xuôi lên miền núi dạy học, cô Mến chân thành cho biết: “Mình vốn yêu nghề giáo từ bé, ra trường được bén duyên công tác với mảnh đất Tuyên Quang, được dạy học, sống trọn với đam mê là mình hạnh phúc lắm! Mình tự hào khi được cống hiến hết mình ở ngôi trường này. Mình không nề hà gì, ngày đó, dù có khó khăn đấy, nhưng đó là khó khăn chung rồi nên mình càng phải cố gắng, nỗ lực hơn thôi”.

Chính bởi phẩm chất của một người giáo viên luôn nhiệt huyết hết mình với công việc thế nên cô giáo Mến luôn được học trò, đồng nghiệp quý mến, kính trọng.

Cô giáo Mến còn tạo thêm nhiều hứng thú, động lực cho học trò bằng việc động viên, khuyến khích các em tham gia trò chơi học tập để thực hành kiến thức vừa học. Cô vui vẻ nói rằng, học trò luôn phải là trung tâm. Các em vui vẻ, hứng khởi học đó mới là thành công của mình được. Đặc biệt, cô giáo còn nhiệt tình bồi dưỡng ngoài giờ miễn phí cho các em học sinh có năng khiếu. Một điều không phải ai cũng có thể làm được.

(BCĐ - TTĐN) Cô giáo Hoàng Thị Mến truyền dạy tiếng Anh bằng thơ lục bát 2
Những học sinh khối lớp 9 của Trường THCS Phù Lưu, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang

Những năm qua, cơ sở vật chất nhà trường được quan tâm đầu tư hơn. Lớp học tiếng Anh có thêm máy chiếu, đài radio…mọi thứ thuận tiện hơn. Cô Mến hiện nay là Tổ phó Tổ Ban chung, phụ trách môn tiếng Anh. Với vai trò của mình, cô cùng các giáo viên tiếng Anh trong trường thành lập Câu lạc bộ tiếng Anh thu hút các em học sinh có chung niềm đam mê về tiếng Anh để các em có môi trường rèn luyện. Với phương châm “Tự tạo môi trường nói tiếng Anh trong nhà trường”, hằng tuần các thành viên Câu lạc bộ được sinh hoạt, diễn kịch, tham gia các trò chơi, thi “đuổi hình bắt chữ” bằng tiếng Anh…Ngoài ra, Câu lạc bộ thường xuyên giao lưu với các câu lạc bộ tiếng Anh trường bạn để học hỏi, rèn luyện kỹ năng. Học trò cứ như thế học tiếng Anh một cách chủ động, thoải mái nên ngày càng nhiều em say mê hứng thú với bộ môn này.

Nhiều năm qua, Trường THCS Phù Lưu liên tục có nhiều học sinh đoạt giải cao kỳ thi học sinh giỏi môn tiếng Anh cấp huyện, cấp tỉnh. Thầy giáo Ninh Thái Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phù Lưu chia sẻ, cô giáo Mến luôn hết mình tận tâm với các học trò, mong muốn truyền đạt mọi kiến thức cho các em. Có lần dù bị tai nạn nặng bị vỡ xương sống lưng, nghỉ ở nhà được gần 2 tháng, cô giáo Mến xin được đến ở tại khu tập thể nhà trường để được đi dạy, vì cảm thấy nhớ nghề".

Em Hà Thùy Dương, học trò của cô giáo Mến xúc động cho biết: “Em còn nhớ mãi, ngày cô giáo Mến bị đau do tai nạn, đi lại vất vả nhưng cô vẫn cố gắng đến lớp, luôn quan tâm, nhiệt tình giảng bài cho em và các bạn. Không phụ sự dạy bảo của cô, kết quả, em đoạt giải Ba môn tiếng Anh cấp tỉnh, giải Khuyến khích tài năng tiếng Anh cấp tỉnh. Em luôn biết ơn các cô giáo trong trường, đặc biệt là cô giáo Mến”.

Với thành tích và sự nỗ lực đó, năm 2022 cô giáo Mến được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước năm học 2021-2022. Với cô, đó là niềm vui và trách nhiệm để cô giáo hết mình với hành trình mang ngoại ngữ lên miền núi, dẫn lối các em mở rộng cánh cửa giao lưu với thế giới đầy tươi đẹp phía trước.

Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác vận động, tiếp nhận viện trợ và triển khai thực hiện các dự án, phi dự án phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh năm 2023. Qua đó, ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp các địa phương từng bước ổn định an sinh xã hội.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 9 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 9 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 9 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 9 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 9 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 9 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 10 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 10 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 10 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).