Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cố Giáo sư Trần Văn Khê: Người “truyền lửa” tình yêu âm nhạc dân tộc

Nguyệt Anh (T/h) - 09:28, 27/07/2021

Cố Giáo sư Trần Văn Khê (1921 - 2015) đã dành gần trọn cả cuộc đời cống hiến cho nền âm nhạc dân tộc. Ông cũng là người đưa âm nhạc Việt Nam có mặt trên bản đồ âm nhạc thế giới. Năm nay, nhân Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông, một quỹ học bổng mang tên Giáo sư Trần Văn Khê ông được thành lập tại TP. Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ, động viên, khuyến khích các tài năng âm nhạc có thành tựu xuất sắc trong học tập, nghiên cứu, phát huy giá trị nghệ thuật dân tộc truyền thống Việt Nam..

Cố Giáo sư-Tiến sĩ Trần Văn Khê cùng NSƯT Hải Phượng hòa đàn tại tư gia của Giáo sư Khê. Ảnh: Tư liệu
Cố Giáo sư-Tiến sĩ Trần Văn Khê cùng NSƯT Hải Phượng hòa đàn tại tư gia của Giáo sư Khê. Ảnh: Tư liệu

Cả cuộc đời gắn bó với âm nhạc dân tộc

Giáo sư Trần Văn Khêsinh ngày 24/7/1921 tại làng Đông Hòa, tổng Thuận Bình, tỉnh Mỹ Tho (nay là huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), trong một gia đình nghệ sỹ, có bốn đời theo âm nhạc truyền thống.

Trong cuốn Hồi ký Trần Văn Khê, ông viết rằng, ngay từ khi trong bụng mẹ, ông đã được cậu Năm (tức nghệ sĩ Năm Khương) “ngày ngày thổi sáo, hòa đờn cho đứa bé đang còn trong bụng mẹ nghe để nó thấm nhuần âm nhạc nước nhà”.

Lớn lên trong gia đình mà cả hai bên nội, ngoại đều có những nghệ sỹ chơi nhạc, viết nhạc giỏi, cậu bé Trần Văn Khê đã thụ hưởng được cả một không gian âm nhạc và cộng với thiên khiếu của mình, ông sớm bước vào thế giới âm nhạc truyền thống. 8 tuổi, ông đã được cậu Năm Khương dạy đờn cò, 12 tuổi, được người cô của mình là bà Trần Ngọc Viện (nghệ sĩ Ba Viện) dạy đờn tranh, 14 tuổi biết chơi trống nhạc.

Ngoài âm nhạc, Giáo sư Trần Văn Khê còn được học chữ Hán, giỏi ngôn ngữ và sớm bộc lộ năng khiếu văn chương qua những bài thơ đầu đời.

Năm 1949, Trần Văn Khê sang Pháp du học. Ông bắt đầu theo đuổi nghiên cứu âm nhạc từ năm 1954.

Năm 1958, ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sỹ âm nhạc tại Đại học Sorbonne với đề tài Âm nhạc truyền thống Việt Nam, trong đó nhấn mạnh âm nhạc tài tử miền Nam và nhạc Cung đình Huế cùng hai đề tài phụ là Khổng tử và âm nhạcVị trí âm nhạc trong xã hội Việt Nam. Cũng từ đây, ông bắt đầu đi những bước đầu tiên trên chặng đường dài là: sưu tầm, nghiên cứu, quảng bá âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Giáo sư Trần Văn Khê (1921 - 2015)
Giáo sư Trần Văn Khê (1921 - 2015)

Từ giữa thập niên 1960, ông xuất hiện như một chuyên gia về âm nhạc Việt Nam, giảng dạy, quảng bá âm nhạc Việt Nam đến khắp nơi trên toàn thế giới. Ông sưu tầm, nghiên cứu, quảng bá âm nhạc truyền thống Việt Nam không phải bởi thấy âm nhạc Việt Nam độc đáo hay đẹp hơn âm nhạc của các dân tộc khác mà đơn giản ông là người Việt Nam. Với ông, đó là một thứ "quốc hồn", "quốc tuý".

Luận án tiến sỹ của ông là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên về nền âm nhạc Việt Nam thống nhất được giới thiệu trên thế giới khi đất nước còn bị chia cắt. Ông đã tự hào đem đàn tranh và đàn cò Việt Nam giới thiệu tại Festival Âm nhạc thanh niên thế giới tại Budapest vào năm 1949 và giành được giải Nhì về biểu diễn nhạc cụ. Kể từ đó, thế giới bắt đầu biết đến hình ảnh một "thầy đờn" Việt Nam độc đáo và hấp dẫn kỳ lạ.

Sống nơi đất khách, Giáo sư Trần Văn Khê không bỏ lỡ một dịp nào để đem lời ca, tiếng nhạc Việt Nam đến khắp năm châu nhằm quảng bá rộng rãi cho mọi người yêu nhạc. Gần nửa thế kỷ nghiên cứu, hoạt động và giảng dạy âm nhạc, Giáo sư Trần Văn Khê đã viết hàng trăm bài báo và tham luận về đề tài âm nhạc dân tộc Việt Nam, được dịch ra 14 thứ tiếng.

Với những đóng góp cho sự nghiệp âm nhạc thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, Giáo sư Trần Văn Khê là người Việt Nam đầu tiên được ghi danh và tiểu sử vào cuốn Đại từ điển âm nhạc thế giới; được tặng nhiều giải thưởng lớn, danh giá: Giải thưởng đặc biệt về âm nhạc của UNESCO, Giải thưởng lớn Hàn lâm Viện Đĩa hát Pháp, Giải thưởng Đại học Pháp, Giải thưởng Dân tộc nhạc học, Giải thưởng lớn về Âm nhạc UNESCO và Hội Đồng quốc tế Âm nhạc…

Với ngón đàn điêu luyện và khả năng truyền cảm, ông đảm nhận giới thiệu các chương trình âm nhạc dân tộc Việt Nam trên làn sóng phát thanh, truyền hình. Đồng thời ông cũng tham gia thuyết trình về âm nhạc truyền thống Việt Nam trong nhiều hội nghị và các trường đại học lớn tại hơn 50 quốc gia. Ông rất bác học, tinh tế qua những cuộc diễn thuyết, minh họa về chèo, tuồng, hát bội, cải lương, hát bài chòi, hò Huế, hò lục tỉnh...

Ông đã thực hiện được gần 30 đĩa hát 33 vòng và CD về âm nhạc Việt Nam và âm nhạc một số nước châu Á; tham dự 210 hội nghị quốc tế về âm nhạc và âm nhạc học trên 67 quốc gia, gần 20 liên hoan quốc tế về âm nhạc khắp năm châu…

Có thể nói, Giáo sư Trần Văn Khê đã trở thành một thư viện sống, một bách khoa thư sống về âm nhạc truyền thống Việt Nam. Với sự tín nhiệm của UNESCO, ông đã có cơ hội góp sức vào việc thẩm định Hồ sơ Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Quan họ, Đờn ca tài tử Nam bộ… Ông đã chứng minh được những nét đặc sắc, độc nhất vô nhị của các loại hình nghệ thuật này để được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Ông còn là thành viên của nhiều hội quốc tế về âm nhạc và nghiên cứu âm nhạc của các quốc gia Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, cũng như tham gia giảng dạy, đào tạo gần 7.000 sinh viên, hướng dẫn gần 40 học viên cao học và nghiên cứu sinh về âm nhạc học.

“Không có hạnh phúc nào bằng được nói tiếng Việt”

Sống ở nước ngoài đến hơn nửa đời người, 57 năm bôn ba ở nơi đất khách, chưa lúc nào Giáo sư Trần Văn Khê quên mình là một người Việt Nam. Chất giọng của ông vẫn mang những nét đặc trưng Nam bộ, không hề pha tạp. Ông chỉ dùng tiếng nước ngoài khi nào buộc phải giao tiếp với người nước ngoài. Còn lại, ông luôn sử dụng tiếng Việt. Ông yêu đất nước bằng tình yêu máu mủ, ruột thịt, gắn bó với quê hương từ những món ăn thường ngày tự nấu, đến âm nhạc dân tộc mà ông dành cả đời nghiên cứu, bảo tồn...

GS.TS Trần Văn Khê tại tư gia (32 Huỳnh Đình Hai, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Giáo sư.Tiến sĩ Trần Văn Khê tại tư gia (quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) (Ảnh Tư liệu)

Đã nhiều lần mong muốn về định cư hẳn tại Việt Nam, nhưng ông không thực hiện được chỉ vì một nguyên nhân: đó là về nước mà không được mang theo kho tư liệu khổng lồ của mình về âm nhạc mà ông đã sưu tầm, lưu giữ suốt mấy chục năm qua. Với ông, đó là một gia tài lớn mà ông muốn hiến tặng đất nước, cho những người có chung tình yêu dành cho âm nhạc dân tộc giống như ông. Mãi đến năm 2006, khi được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh đồng ý tiếp nhận số tư liệu này, ông mới chính thức về định cư tại quê nhà và mang theo 420 kiện hàng về Việt Nam.

Từ ngày về nước, ông tiếp tục đi sâu tìm hiểu, giảng dạy âm nhạc dân tộc Việt Nam trên chính quê hương mình. Ông đặc biệt quan tâm đến giới trẻ, mong muốn đưa âm nhạc dân tộc đến với thanh niên, học sinh - sinh viên, để từ đó giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Nhà của ông trở thành một điểm giao lưu văn hóa đặc sắc. Sau khi ông qua đời, nơi đây được xây dựng thành Thư viện Trần Văn Khê với hàng chục nghìn cuốn sách, báo, sổ ghi chép, băng từ ghi hình và tiếng cùng nhiều kỷ vật ông mang về sau hơn nửa thế kỷ sống ở Pháp.

Giáo sư Trần Văn Khê từng tâm sự, về nước, ông mới được sống cuộc đời của một người hạnh phúc. "Không có hạnh phúc nào bằng được nói tiếng Việt, giảng dạy cho người Việt Nam. Không có cái ngon nào bằng được ăn món ăn Việt Nam và được nghe âm nhạc Việt Nam trên đất nước Việt Nam... Không thể lấy bánh mì pate mà thay cơm Việt Nam, không thể lấy rượu Tây mà thay được ngụm nước quê nhà"… Đây cũng là những lời ông thường dạy các học trò của mình.

Cố Giáo sư Trần Văn Khê: Người “truyền lửa” tình yêu âm nhạc dân tộc 3
Tiết mục hòa tấu Ngẫu hứng chầu văn của giảng viên, sinh viên Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh trong chương trình văn hóa nghệ thuật Kỷ niệm 99 năm ngày sinh và 5 năm ngày mất cố Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê (24/7/1921 – 24/7/2020).

Những năm cuối đời, ông không thể tự di chuyển, việc nói chuyện cũng rất khó khăn. Vậy nhưng trong những buổi thuyết trình của học trò về văn hóa - nghệ thuật, ông lại tỏ ra minh mẫn lạ thường. Ông ngồi nghe với ánh mắt say mê và giao lưu với người hâm mộ với giọng nói vẫn tràn đầy sinh lực.

Sự ra đi của Giáo sư Trần Văn Khê vào ngày 24/6/2015 đã trở thành một mất mát, một sự tiếc nuối lớn lao đối với nền âm nhạc truyền thống Việt Nam. Đối với những người yêu và gắn bó với âm nhạc truyền thống, ông mãi mãi là bậc thầy, là người "truyền lửa" để tình yêu âm nhạc dân tộc luôn sống cùng thời gian.

Quỹ học bổng Trần Văn Khê được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2021- đúng vào dịp Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhạc sĩ Trần Văn Khê. Quỹ nhằm mục đích hỗ trợ các hoạt động văn hóa, xét trao giải thưởng và học bổng thường niên cho những học sinh, những nhà nghiên cứu và nghệ sĩ có thành tựu xuất sắc trong học tập, nghiên cứu, phát huy giá trị nghệ thuật dân tộc truyền thống Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
"Chữa bệnh" cho chiêng

"Chữa bệnh" cho chiêng

Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 7 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 7 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 7 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 7 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 8 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 8 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).