Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cơ hội để kinh doanh tín chỉ carbon rừng

Minh Thu - 14:34, 25/05/2024

Năm 2023 đánh dấu một mốc rất quan trọng. Lần đầu tiên ngành lâm nghiệp đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng). góp phần hiệu quả vào công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR) theo hướng bền vững. Không chỉ là bài toán kinh tế, tín chỉ carbon rừng còn góp phần hiệu quả vào công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR) bền vững.

Phút nghỉ ngơi của người dân địa phương và lực lượng chức năng trong quá trình tuần tra, bảo vệ rừng trên địa bàn bản Phú Minh, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình (Ảnh: Tuấn Anh).
Phút nghỉ ngơi của người dân địa phương và lực lượng chức năng trong quá trình tuần tra, bảo vệ rừng trên địa bàn bản Phú Minh, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình (Ảnh: Tuấn Anh).

Niềm vui từ những chủ rừng

Theo chia sẻ của ông Đỗ Minh Cừ, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, đơn vị hiện đang quản lý, bảo vệ trên 52.000ha rừng. Năm 2023, đơn vị được chi trả 8,2 tỷ đồng tiền bán tín chỉ carbon rừng.

"Đến nay, Việt Nam đã hoàn thành việc chuyển nhượng 10,3 triệu tấn carbon dioxide (CO2) ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018 - 2024 cho Ngân hàng Thế giới (WB), đồng thời, Việt Nam đã nhận đủ 51,5 triệu USD. Hiện đã phân bổ 80% số tiền trên cho 6 tỉnh Bắc Trung Bộ tham gia và sau 1 - 2 tháng nữa sẽ phân bổ hết số tiền cho địa phương".

Ông Trần Quang BảoCục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT

“Với số tiền này, sắp tới chúng tôi sẽ dựa vào hướng dẫn của cấp trên để lập kế hoạch chi tiêu phù hợp. Trong đó, 10% nguồn kinh phí sẽ chi cho hoạt động quản lý, BVR. Số còn lại sẽ hỗ trợ cho người dân trên địa bàn tham gia BVR và xây dựng các mô hình sinh kế. Từ đó, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của công tác quản lý, BVR”, ông Đỗ Minh Cừ cho biết.

Xác định tiềm năng và thế mạnh của tỉnh trong lĩnh vực mua bán tín chỉ carbon rừng, Quảng Bình đã sớm đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tham gia dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” do Quỹ đối tác carbon trong lâm nghiệp (FCPF) thông qua Ngân hàng Thế giới tài trợ (REDD+ là sáng kiến nhằm giảm phát thải KNK thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, hạn chế suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng carbon rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng và tăng cường trữ lượng carbon rừng).

Giai đoạn 2023 - 2025, Quảng Bình sẽ nhận được 235 tỷ đồng từ việc bán tín chỉ carbon cho Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD); qua đó mang lại nguồn thu cho gần 11.000 chủ rừng, góp phần hiệu quả vào công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR) theo hướng bền vững.

Đến nay, Quỹ Bảo vệ - Phát triển rừng tỉnh Quảng Bình đã thực hiện chi trả kinh phí cho các đối tượng hưởng lợi số tiền 68 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch. Số kinh phí còn lại sẽ được đưa vào kế hoạch tài chính năm 2024 để tiếp tục chi trả theo quy định. Hiện các chủ rừng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và UBND cấp xã được giao quản lý rừng đã nhận được số tiền này (bình quân hơn 170 nghìn đồng/ha)

Cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình tuần tra, BVR rừng.
Cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình tuần tra, BVR rừng.

Giống như Quảng Bình, Quảng Trị là một trong 6 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) thực hiện thí điểm, chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ carbon) và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính, theo Nghị định số 107/2022/NĐ-CP năm 2022 của Chính phủ. Trung bình mỗi 1ha rừng tự nhiên sẽ được chi trả khoảng 120.000 đồng từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon. Giai đoạn 2023 - 2025, Quảng Trị có hơn 126.000ha rừng tự nhiên, trong đó trên 20.000ha do các tổ bảo vệ rừng cộng đồng nhận khoán bảo vệ.

Cuối năm 2023, tỉnh thu về trên 51 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon. Người hưởng số tiền này là bà con ở các tổ bảo vệ rừng tại các thôn bản và các chủ rừng…

“Bán tín chỉ carbon, tiền tươi thóc thật đã về. Bà con nhận được tiền ai cũng phấn khởi. Có thêm tiền này chắc chắn người dân sẽ giữ rừng tốt hơn”, anh Hồ Văn Kiên - Tổ bảo vệ rừng cộng đồng thôn Ruộng, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hoá vui vẻ cho biết

Cây gỗ trong rừng tự nhiên ở gần cộng đồng thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (Ảnh: Hưng Thơ).
Cây gỗ trong rừng tự nhiên ở gần cộng đồng thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (Ảnh: Hưng Thơ).

Tạo sinh kế, động lực cho người tham gia trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng…

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT cho biết, đến nay, Việt Nam đã hoàn thành việc chuyển nhượng 10,3 triệu tấn carbon dioxide (CO2) ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018 - 2024 cho Ngân hàng Thế giới (WB), đồng thời, Việt Nam đã nhận đủ 51,5 triệu USD. Hiện đã phân bổ 80% số tiền trên cho 6 tỉnh Bắc Trung Bộ tham gia và sau 1 - 2 tháng nữa sẽ phân bổ hết số tiền cho địa phương.

Chia sẻ lợi ích từ nguồn tiền trên, ông Trần Quang Bảo cho hay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2022/NĐ-CP về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ. Quy định rõ là chỉ sử dụng 0,5% để điều phối thỏa thuận chung và 3% để thực hiện hoạt động đo đếm, kiểm soát, giám sát, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật… Còn lại 96,5% được phân bổ cho các địa phương. Trên cơ sở diện tích rừng nhận khoán, địa phương sẽ tiếp tục phân bổ số tiền trên đến người dân, cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã ban hành kế hoạch chia sẻ lợi ích và đang tổ chức tập huấn để phân bổ cho các địa phương được hưởng lợi từ nguồn thu này. Đối tượng được hưởng lợi chính là các cộng đồng, đồng bào DTTS, người dân giữ rừng.

Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, định hướng tham gia vào thị trường tín chỉ carbon đem lại nguồn thu nhập lớn cho người làm lâm nghiệp yêu rừng, quý rừng hơn, ứng xử với rừng tốt hơn. Đặc biệt, điều tiết phát thải khí nhà kính, tạo sinh kế và động lực cho người tham gia trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng…

Với lợi thế và tiềm năng to lớn, việc chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng của Việt Nam đã được WB đánh giá rất cao. Chính phủ chỉ đạo đến năm 2025, Việt Nam sẽ bắt đầu thí điểm và đến năm 2028 sẽ chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon.

Việc bán tín chỉ carbon nằm trong thỏa thuận chi trả phát thải khí nhà kính (ERPA) vùng Bắc Trung Bộ được ký ngày 22/10/2020 giữa Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ NN&PTNT. Đến nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam đã tiếp nhận số tiền thanh toán đợt 1 từ WB và đã giải ngân toàn bộ để các tỉnh khẩn trương lập kế hoạch chi trả cho các chủ rừng thuộc sáu tỉnh Bắc Trung Bộ. Nguồn tiền này sẽ chi trả cho các chủ rừng, UBND cấp xã và các tổ chức được giao trách nhiệm quản lý rừng tự nhiên. Ngoài ra, một phần tiền chi cho các nhóm khác có hoạt động liên quan đến phát triển và giảm mất rừng, suy thoái rừng, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng.







Tin cùng chuyên mục
TOP 10 cổ phiếu khuyến nghị có hiệu suất đầu tư vượt trội

TOP 10 cổ phiếu khuyến nghị có hiệu suất đầu tư vượt trội

Nhà đầu tư chỉ cần có tài khoản chứng khoán BSC sẽ có đặc quyền sử dụng tiểu khoản BSC BUY dành riêng cho các giao dịch 10 cổ phiếu khuyến nghị có hiệu suất cao nằm trong danh mục BSC10. Ngoài ra, nhà đầu tư còn được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác như giảm phí giao dịch còn 0.08%/GTGD, hoàn phí tới 01 triệu/tháng, margin giảm còn 8,5%/năm…
Chủ tịch nước Tô Lâm dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ ở Trà Vinh

Chủ tịch nước Tô Lâm dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ ở Trà Vinh

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 6/7, tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Đồng bằng sông Cửu Long, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn công tác đã đến dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ ở xã Long Đức, TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
Quảng Nam: Bắt nhân viên Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Tp. Tam Kỳ

Quảng Nam: Bắt nhân viên Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Tp. Tam Kỳ

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 23:11, 05/07/2024
Tối 5/7, Văn Phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Quảng Nam, cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét nơi làm việc đối với Hồ Văn Ngôn (SN 1974,trú Phường An Sơn, Tp. Tam Kỳ, là nhân viên Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Tp. Tam Kỳ) để điều tra về tội nhận hối lộ.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà thăm, làm việc với Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà thăm, làm việc với Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - 23:08, 05/07/2024
Trong khuôn khổ chuyến công tác ngày 4 - 5/7, tại tỉnh Phú Thọ, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương. Tham giá Đoàn công tác có lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc.
Thủ tướng tiếp Tổng Thư ký Ban Dân vận Đảng Nhân dân Campuchia Hun Many

Thủ tướng tiếp Tổng Thư ký Ban Dân vận Đảng Nhân dân Campuchia Hun Many

Thời sự - PV - 19:55, 05/07/2024
Chiều 5/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Ủy viên Ban Thường vụ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Tổng Thư ký Ban Dân vận Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công tác Công cộng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Campuchia Hun Many đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
Hàng triệu người cao tuổi không có lương hưu sẽ được trợ cấp xã hội mức mới cao hơn

Hàng triệu người cao tuổi không có lương hưu sẽ được trợ cấp xã hội mức mới cao hơn

Xã hội - Minh Nhật - 19:40, 05/07/2024
Theo Nghị định số 76/2024/NĐ-CP của Chính phủ, nhóm người cao tuổi không có lương hưu từ 80 tuổi trở lên sẽ được nhận trợ cấp xã hội mức mới cao hơn.
Tin trong ngày - 4/7/2024

Tin trong ngày - 4/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ động ứng phó đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ. Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống ma túy vùng đồng bào DTTS. Lydie Vũ mặc trang phục thổ cẩm Tây Bắc thi Hoa hậu Siêu quốc gia 2024. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngày 6/7, thí sinh sẽ tập đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học

Ngày 6/7, thí sinh sẽ tập đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học

Giáo dục - Minh Nhật - 19:37, 05/07/2024
Từ ngày 6/7 đến 10/7, hệ thống xét tuyển chung của Bộ GD&ĐT sẽ mở để thí sinh thực hành đăng ký xét tuyển Đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long tri ân các Anh hùng liệt sĩ và các gia đình chính sách tại Quảng Trị

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tri ân các Anh hùng liệt sĩ và các gia đình chính sách tại Quảng Trị

Thời sự - PV - 19:35, 05/07/2024
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), Phó Thủ tướng Lê Thành Long và Đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn; thăm, tặng quà gia đình chính sách tại tỉnh Quảng Trị.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt gần 8 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024

Xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt gần 8 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024

Kinh tế - Hoàng Minh - 19:28, 05/07/2024
Trong 6 tháng đầu năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới thị trường quốc tế tăng trưởng mạnh, cho thấy nhu cầu đang phục hồi nhanh tại thị trường này.
Người có nhiều “vai” ở Đưng K’Si

Người có nhiều “vai” ở Đưng K’Si

Gương sáng giữa cộng đồng - Thảo Linh - 19:25, 05/07/2024
Nhiều năm nay, ông Bon Tô Sa Nga (sinh năm 1963, dân tộc Cơ Ho) được bà con thôn Đưng K’Si, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng tín nhiệm bầu chọn là Người có uy tín của thôn. Ngoài nỗ lực vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi, ông Bon Tô Sa Nga còn có lối sống giản dị, gần gũi, biết chia sẻ, động viên mọi người, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của địa phương.
Trưởng thôn Vừ Mí Hờ với sự đổi thay ở Sán Sì Lủng

Trưởng thôn Vừ Mí Hờ với sự đổi thay ở Sán Sì Lủng

Gương sáng giữa cộng đồng - Hà Linh - 19:17, 05/07/2024
Những năm gần đây, cuộc sống, nhận thức của đồng bào Mông ở thôn Sán Sì Lủng, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, Hà Giang đã có nhiều đổi thay tích cực; các hủ tục trong nếp sống cũ dần được đẩy lùi. Có được những chuyển biến tích cực đó là nhờ một phần đóng góp không nhỏ trong công tác vận động, tuyên truyền của Người có uy tín Vừ Mí Hờ.