Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cuộc sống mới của người Mã Liềng

PV - 14:37, 24/07/2019

Hơn 30 năm về trước, người Mã Liềng (dân tộc Chứt) ở huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) chủ yếu sống trong các hang đá, hoặc trong những túp nhà nhỏ cheo leo trên dãy núi Giăng Màn của dãy Trường Sơn. Sau quá trình kiên trì vận động của các cấp chính quyền, người Mã Liềng rời hang đá về định canh, định cư ổn định ở các bản Kè, bản Cáo, bản Chuối (xã Lâm Hóa); bản Cà Xen (xã Thanh Hóa) huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) với 182 hộ, 694 khẩu.

Cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS Tuyên Hóa cắt tóc, vệ sinh cá nhân cho các em học sinh người Mã Liềng. Ảnh: TL Cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS Tuyên Hóa cắt tóc, vệ sinh cá nhân cho các em học sinh người Mã Liềng. Ảnh: TL

Giúp đồng bào an cư

Trước đây, người Mã Liềng có thói quen sống du canh, du cư, ở trên các sườn núi, cứ khoảng 2 đến 3 mùa rẫy khi đất đai nghèo kiệt, bà con lại kéo nhau đi tìm mảnh đất màu mỡ mới để khai hoang trồng lúa, trồng ngô và săn bắn, hái lượm. Cuộc sống nay đây, mai đó, nghèo đói, bệnh tật và nạn hôn nhân cận huyết khiến tộc người này đối diện với nguy cơ tuyệt chủng.

Năm 1993, khi Nhà nước triển khai thực hiện Chương trình định canh, định cư, xây nhà ở, trường học, trạm y tế, kiên trì vận động người Mã Liềng rời núi ra định cư ở các thôn bản. Thế nhưng, lối sống hoang dã đã ăn sâu vào tiềm thức đồng bào, việc vận động được họ làm quen với cuộc sống mới không hề đơn giản.

Chia sẻ về hành trình xây dựng cuộc sống mới của người Mã Liềng, chị Phạm Thị Lâm, Trưởng bản Cáo nhớ lại, ngày đó khi đoàn cán bộ của huyện vào núi để vận động bà con về bản mới định cư, gia đình chị là một trong những hộ đi đầu. Bố của chị được cử làm Trưởng bản Cáo.

“Chúng tôi được cấp nhà ở, được dạy chữ, dạy cách trồng cây lương thực và cũng được chăm sóc sức khỏe, thế nhưng chỉ được một thời gian, các hộ gia đình đều lần lượt bỏ vào rừng sống vì xa lạ với nơi ở mới. Đến cuối năm 1998, cả bản Cáo chỉ còn 3 hộ trụ lại bản, còn hầu hết bà con dắt díu nhau vào núi. Không nản chí, nhiều tổ chức đoàn thể, nhiều đoàn cán bộ lại lần lượt lên núi tìm để vận động bà con ra bản. 2 bố con tôi cũng ở lại rừng cả tháng trời để thuyết phục bà con về bản”, chị Lâm chia sẻ.

Để giúp bà con thích nghi với nơi ở mới, Nhà nước còn xây nhà cho bà con theo đúng mẫu nhà sàn truyền thống phù hợp với tín ngưỡng của người Mã Liềng; hoàn thiện cơ sở hạ tầng từ xây cầu, làm đường bê tông vào các bản; xây nhà sinh hoạt cộng đồng, nước sạch, đập thủy lợi phục vụ sản xuất… Dần dà “mưa dầm thấm lâu”, người dân bắt đầu tin tưởng cán bộ và lại lục tục kéo nhau về bản.

Người Mã Liềng đã biết chăn nuôi gia súc, gia cầm để tăng thu nhập. (Ảnh XP) Người Mã Liềng đã biết chăn nuôi gia súc, gia cầm để tăng thu nhập. (Ảnh XP)

Xây dựng cuộc sống mới

Nhằm tạo sinh kế cho bà con, huyện Tuyên Hóa đã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình tổ chức cho bà con đến thăm quan, học tập mô hình định cư của người Vân Kiều. Đồng thời, đầu tư đập thủy lợi, hỗ trợ kinh phí khai hoang đất sản xuất. Hằng năm, huyện đều trích ngân sách hỗ trợ bà con các loại giống cây trồng, phân bón và cử cán bộ về hướng dẫn kỹ thuật để giúp bà con tự sản xuất… Nhờ đó, ý thức của đồng bào trong việc xây dựng cuộc sống đã thay đổi, đồng bào đã chủ động học hỏi để phát triển kinh tế hộ tăng thu nhập.

“Còn nhớ vụ đông-xuân năm 2015-2016, vụ đầu tiên đồng bào dân tộc bản Cáo tự sản xuất trên đất mới khai hoang. Nhà ai cũng có lạc để thu hoạch, có hộ bán được 10 triệu đồng, hộ được 20 triệu đồng, thậm chí có hộ được 30 triệu đồng, bà con phấn khởi còn đề nghị chính quyền cấp thêm đất sản xuất”, chị Phạm Thị Lâm, Trưởng bản Cáo phấn khởi kể lại.

Đặc biệt, bản Cà Xen, xã Thanh Hóa được xem là mô hình định canh, định cư thành công nhất của đồng bào Mã Liềng tại Quảng Bình. Ngoài lúa nước và các loại cây ngắn ngày, bà con đã biết sản xuất theo kiểu nông lâm kết hợp. Tận dụng nguồn nước, nhiều hộ đào ao thả cá. Hộ nào cũng có vài ba sào lạc, đậu xanh, mỗi hộ có hai, ba con trâu, bò. Đến nay, bản đã có đường nhựa, điện lưới thắp sáng từng nhà. Có trường tiểu học và trường mầm non khang trang.

Từ chỗ du canh, du cư, về định cư nơi ở mới, cái ăn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn gạo hỗ trợ của Nhà nước, hiện nay đồng bào Mã Liềng ở các bản nói chung đã biết trồng lúa nước 2 vụ, các loại cây ngắn ngày như ngô, đậu, lạc và chăn nuôi để ổn định đời sống. Điện lưới quốc gia cũng được chính quyền kéo về tận hộ gia đình. Ban đêm, nhà nhà đều sáng trưng, dễ dàng cho trẻ con đọc con chữ. Nhờ đó mà nhiều gia đình của người Mã Liềng đã có con em học đến cao đẳng, đại học.

Ông Cao Trung Kiên, Chủ tịch UBND xã Lâm Hóa cho biết thêm, năm 2013, UBND tỉnh đã thu hồi hơn 700ha đất của Ban Quản lý rừng phòng hộ giao cho UBND xã Lâm Hóa để xét và cấp đất cho người dân Mã Liềng sản xuất. Bình quân mỗi hộ có từ 0,5 đến 3ha rừng trồng. Chủ yếu bà con trồng các loại cây keo, tràm. Một số bản, bà con trồng cây vàng tim mỡ, xen cây huê đỏ, ba kích vào những diện tích rừng nghèo để tăng thu nhập. Hiện tại, nhiều diện tích rừng trồng đã cho thu hoạch. Điển hình như gia đình chị Cao Thị Vân ở bản Kè có gần 2 vạn cây keo chuẩn bị thu hoạch.

“Đất rừng được Nhà nước cấp. Cây giống, cách trồng, chăm sóc cũng được các cán bộ xã và các dự án hỗ trợ, hướng dẫn. Bà con ai cũng phấn khởi nên rất cố gắng để làm cho tốt”, Chủ tịch xã Cao Trung Kiên chia sẻ thêm.

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong hành trình xây dựng cuộc sống mới, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhưng nhìn chung đời sống của đồng bào Mã Liềng đã ổn định và từng bước phát triển. Dấu ấn nổi bật là, một dân tộc từng được xếp vào diện nguy cơ suy vong, thì nay bà con đã bắt nhịp được với cuộc sống hiện đại, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch với các dân tộc khác.

QUỲNH TRÂM - NGỌC HẢI

Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 3 giờ trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 4 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 4 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 4 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 4 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Pháp luật - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam phục vụ điều tra đối với 2 đối tượng có hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.