Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dai dẳng - nạn tảo hôn ở các xã vùng cao Phước Sơn

Trần Cao Anh- Kim Anh - 10:10, 27/09/2022

Nhiều năm nay, nạn tảo hôn và tục bắt vợ vẫn tồn tại dai dẳng trong vùng đồng bào người Bhnoong (nhóm địa phương của dân tộc Gié Triêng) ở huyện vùng cao Phước Sơn (Quảng Nam). Nhiều học sinh đang đi học, nhưng chỉ sau dịp nghỉ hè, nghỉ lễ hoặc nghỉ Tết là bỏ học luôn để ở nhà lấy chồng, lấy vợ khi chưa đủ tuổi kết hôn.

Cô gái Hồ Thị Se, người Bhnoong (bế con bên phải), xã vùng cao Phước Thành mới 21 tuổi, đã có 3 con.
Cô gái Hồ Thị Se, người Bhnoong (bế con bên phải), xã vùng cao Phước Thành, huyện Phước Sơn mới 21 tuổi, đã có 3 con.

Ước mơ bị đánh cắp

Thầy giáo Đặng Đình Mỹ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Phước Kim, xã Phước Kim, huyện Phước Sơn trăn trở, theo phong tục của người Bhnoong ở Phước Sơn, “mùa bắt vợ” bắt đầu từ tháng 3 âm lịch đến tháng 12 hằng năm. Các thầy cô giáo dạy học ở trên này rất lo mỗi khi bước vào năm học mới, nhiều học sinh nữ đang đến lớp bỗng dưng nghỉ học rồi không bao giờ quay trở lại trường nữa, vì đã có người “bắt” làm vợ. Và cả những học sinh nam bỗng có vợ lúc mới 15, 16 tuổi.

Cũng theo phong tục của người Bhnoong, những chàng trai khi ở độ tuổi thanh-thiếu niên khi đi chơi gặp một cô gái nào mà cảm thấy “ưng cái bụng”, liền quay về rủ thêm một số thanh niên trong bản tìm bắt cô gái theo mình. Nếu hai người đã có tình ý từ trước thì việc này diễn ra đơn giản. Cô gái sau một hồi chống cự lấy lệ sẽ để chàng trai đưa về nhà... sống thử. Sau đó, chàng trai sẽ đưa cô gái về nhà bố mẹ đẻ của mình để làm các nghi lễ cưới hỏi theo phong tục truyền thống.

Nhưng lâu nay, phong tục “bắt vợ” trong đồng bào Bhnoong đã bị biến tướng. Các bậc cha mẹ vì muốn có thêm người làm, mà chủ động tổ chức “bắt vợ” là con gái nhà người khác để cho con trai mình đem về làm vợ, bất chấp cả hai đứa trẻ còn đang ở độ tuổi vị thành niên. Theo quan niệm của người Bhnoong, một khi cô gái đã bị bắt làm vợ, đã ở bên nhà trai một đêm, thì không được phép trở về nhà cha mẹ đẻ nữa. Sau 3 ngày, nhà trai mới cử người sang nhà gái báo chính thức về chuyện “bắt vợ”.

Thầy Đặng Đình Mỹ và nhiều giáo viên của Trường PTDT bán trú Tiểu học & THCS Phước Kim đã không ít lần rơi nước mắt khi lên lớp thấy trống chỗ ngồi của những học trò nữ. Cho dù sau đó, các thầy cô có đến tận nhà vận động học sinh quay lại lớp, thì các ông bố, bà mẹ đều lắc đầu không đồng ý, bởi con mình đã làm vợ nhà người ta rồi.

Cô Nguyễn Thị Bích Hạnh, Phó Hiệu trưởng nhà trường tâm sự: Nhiều năm nay, nạn tảo hôn và tục bắt vợ vẫn tồn tại dai dẳng trong đồng bào Bhnoong, khiến nhiều nữ sinh đang tuổi đến trường đã phải bỏ học để lập gia đình. Khi chúng tôi đến nhà vận động các phụ huynh cho con em quay lại lớp học, một số phụ huynh trả lời: “Học làm gì nhiều, học rồi cũng đi lấy chồng thôi!”. Đồng bào vẫn chưa thay đổi nếp nghĩ lạc hậu của mình.

Dạo một vòng quanh qua những lớp học đơn sơ của Trường PTDT bán trú Tiểu học & THCS Phước Thành, chúng tôi cũng nhận thấy, số học sinh nữ ít hơn hẳn so với học sinh nam. Cả trường Phước Thành có 280 học sinh, thì chỉ có 53 học sinh nữ. Để suy trì được sĩ số này đến cuối năm học, là một điều vô cùng khó khăn đối với các thầy cô giáo nơi đây.

Em Hồ Thị La, học sinh lớp 8 tỏ ra thẹn thùng khi tôi hỏi: “Em muốn học lên nữa hay ở nhà lấy chồng”. “Em muốn học lên cấp 3 để sau này được làm cô giáo, nhưng em sợ bị bắt lấy chồng”. La cũng chia sẻ về người chị gái của mình đang học lớp 6 ở trường này đã bị bắt về làm vợ ở làng bên. Chứng kiến chị mình bị người ta bắt đi, La chỉ biết đứng nhìn và khóc… Thế nhưng, cha mẹ La đón nhận tin này một cách bình thản. Họ biết con gái mình sắp làm vợ. Sự bình thản của cha mẹ khiến La lo sợ một ngày nào đó, mình cũng bị bắt đi làm vợ như chị của mình…

Thiếu nữ người Bhnoong Hồ Thị Hi (bên phải), xã vùng cao Phước Kim mới 18 tuổi đã có 2 con.
Thiếu nữ người Bhnoong Hồ Thị Hi (bên phải), xã vùng cao Phước Kim mới 18 tuổi đã có 2 con.

Những ông bố học trò

Theo các quy định hiện hành, Nhà nước tôn trọng và phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp về hôn nhân, gia đình của các dân tộc thiểu số. Đối với các hủ tục như bắt vợ mục đích để cưỡng ép phụ nữ làm vợ, lợi dụng mê tín dị đoan cản trở quyền tự do kết hôn của nam nữ... trái với Luật Hôn nhân và Gia đình đều bị nghiêm cấm, bởi đây là hành vi vi phạm pháp luật.

Tại vùng cao Phước Sơn, nạn tảo hôn không chỉ xảy ra đối với các thiếu nữ, mà xảy ra cả với những cậu bé độ tuổi 14 -15. Tại Trường PTDT bán trú Tiểu học & THCS Phước Kim, có em Hồ Văn Thi mới 15 tuổi đã được cha mẹ tổ chức cưới vợ.

 Nhà của Hồ Văn Thi ở thôn Nước Kiết (xã Phước Kim). Khi đang học ở trường Phước Kim thì Thi đã được cha mẹ nhắm cho 1 cô gái làng bên là Hồ Thị Sơ (17 tuổi) để làm vợ. Sau khi bắt Hồ Thị Sơ về nhà mình, chỉ mấy ngày sau Thi đã trở thành chồng của cô gái hơn mình 2 tuổi. Hồ Văn Thi kể: “Trước khi cưới vợ, em chưa biết mặt vợ đâu. Ngày cưới em còn mải đi chơi, mẹ phải gọi về để mặc cho quần áo mới. Cưới xong, vợ đi làm nương, làm hết việc nhà, còn em vẫn đi học”.

Đường từ nhà Thi tới trường cách xa 9 km toàn núi đá gập gềnh nên em ở nội trú, cuối tuần mới về nhà thăm vợ. Có vợ rồi, Hồ Văn Thi cũng biết uống rượu, hút thuốc và khi say cũng hạch sách vợ. Phận làm vợ ở cái tuổi 17 vẫn ngoan ngoãn phục tùng. Hồ Văn Thi không cảm thấy “ngượng” khi cưới vợ sớm, vì trong trường cũng có nhiều bạn học cấp 2 đã lấy vợ.

Những học sinh đã “yên bề gia thất” như Hồ Văn Thi, thường chơi với nhau thành một nhóm. Nụ cười của những cậu bé làm chồng ở tuổi 14, 15 này cũng chẳng còn hồn nhiên nữa. Lộ trình cuộc đời các ông bố học trò thường giống nhau: Lấy vợ sớm, sinh một đàn con và cuộc đời vất vả với gánh nặng mưu sinh trên núi cao.

Tôi hỏi Hồ Văn Thi “Sau này có con, em có muốn cho nó lấy vợ sớm như mình không?”

“Không bao giờ! Em muốn con mình sau này đi học lên cao để không phải cực nhọc phát rẫy, làm nương như em nữa!”…

Bà Hồ Thị Hồng Hảo,Trưởng phòng Dân tộc huyện Phước Sơn cho biết: Tính đến cuối năm 2021, toàn huyện Phước Sơn có 40 trường hợp tảo hôn. Nhiều nhất là xã Phước Thành có 10 trường hợp; thị trấn Khâm Đức 8 trường hợp. Số lượng tảo hôn năm 2022 chưa có thống kê chính xác, nhưng so với năm 2021 có  giảm song giảm không đáng kể và không bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Giải quyết việc làm cho người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng

Giải quyết việc làm cho người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng

Đồng hành, hỗ trợ người lầm lỗi sau khi chấp hành án phạt tù làm lại cuộc đời, Công an huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã sẻ chia, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng; đồng thời tạo sinh kế giúp họ ổn định cuộc sống.
Tin nổi bật trang chủ
Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Thời sự - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Sáng 20/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa xét xử vụ án "Rửa tiền", 'Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và những người liên quan.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Thời sự - Hồng Phúc - 2 giờ trước
Ngày 20/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024. Tham dự có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Tin tức - Minh Thu - 2 giờ trước
Đó là thông tin được Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây.
Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Khánh Sơn - 5 giờ trước
Tiếp nối những kết quả hợp tác đã đạt được trong năm 2023 và để cụ thể hóa các nội dung đã ký kết giữa hai bên, mới đây, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tập đoàn VNPT đã tổ chức Hội nghị ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024.
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 8 giờ trước
Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 8 giờ trước
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man United hành quân đến làm khách tại sân của Brighton. Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng đội chủ nhà không thể giành chiến thắng trong trận chia tay giải đấu cao nhất xứ sương mù.
Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Tin tức - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã nghe trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Sức khỏe - PV - 10 giờ trước
Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.