Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đại lễ Phật đản hướng đến những giá trị tốt lành của Đức Phật

PV - 22:02, 11/05/2019

Hơn 500 tham luận tại Vesak 2019 sẽ cùng làm rõ chủ đề về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.

Đại lễ Phật đản (Vesak 2019) khai mạc sáng 12/5 và kéo dài đến 14/5 tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam.

Theo hòa thượng Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch Giáo hội Phật giáo, Tổng thư ký Vesak 2019, có 1.650 đại biểu quốc tế từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự, trong đó nhiều vị tăng vương, tăng thống, lãnh đạo giáo hội, nhà nghiên cứu... Hơn 20.000 đại biểu là phật tử, nhân dân trong nước cùng dự.

Phó tổng thống Ấn Độ Venkaiah Naidu, Thủ tướng Nepal K.P Sharma Oli, Hòa thượng Chủ tịch Vesak Liên Hợp Quốc 2019 Prof. Most. Ven. Pha Brahmapundit... đã đến Việt Nam dự đại lễ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ phát biểu tại lễ khai mạc.

Đại lễ Phật đản 2019 diễn ra tại chùa Tam Chúc, Hà Nam. Ảnh: Ngọc Thành.  

Đại lễ Phật đản 2019 diễn ra tại chùa Tam Chúc, Hà Nam. Ảnh: Ngọc Thành.  

Ban tổ chức cho biết đã nhận được hơn 500 bài tham luận của học giả quốc tế và Việt Nam, cùng làm rõ chủ đề của Vesak 2019 - Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.

Nhiều diễn đàn về chủ đề này cũng sẽ được tổ chức như: Lãnh đạo có trách nhiệm vì xã hội bền vững; Cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục, gia đình hòa hợp; Phật giáo và cách mạng công nghiệp 4.0; Cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm.

Đại lễ Vesak 2019 còn có các hoạt động văn hóa như: tắm Phật truyền thống; cầu nguyện quốc thái dân an; hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới; triển lãm cổ vật phật giáo; diễu hành xe hoa; ra mắt mạng xã hội Phật giáo Butta.vn...

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó tổng thư ký Vesak 2019, sự kiện năm nay được tổ chức quy mô hơn những năm trước với nhiều quốc gia tham dự nhất, nhiều tham luận nhất.

Lãnh đạo giáo hội Phật giáo Việt Nam kỳ vọng Vesak 2019 sẽ "tạo hiệu ứng rộng lớn về niềm tin vào các giá trị tốt đẹp của Phật giáo, mang lại cho đời sống xã hội các giá trị hòa bình, an lạc và hữu nghị". Sự kiện còn thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế và "thể hiện sự gánh vác, vai trò của Việt Nam với việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc".

Theo quan niệm Phật giáo, lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni vào 15/4 âm lịch năm 624 trước Công Nguyên. Phật giáo Nam Tông và Tây Tạng còn gọi đó là ngày Tam Hiệp (kỷ niệm ngày ra đời, ngày thành đạo và ngày nhập Niết bàn của Đức Phật). Mỗi nước tổ chức kỷ niệm ngày Tam Hiệp (Vesak) vào thời gian khác nhau tuỳ theo quan niệm.

Một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... tổ chức lễ Phật đản vào 8/4 âm lịch. Các nước theo Phật giáo Nam Tông tổ chức vào 15/4 âm lịch hoặc 15/5 dương lịch. Tại Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và các nước theo Phật giáo nguyên thủy, lễ Phật đản diễn ra vào ngày trăng tròn của tháng Vaisakha theo lịch Phật giáo và lịch Hindu (tháng 4 hoặc tháng 5).

Nghi lễ Tắm Phật tại Vesak 2014 ở Việt Nam. Ảnh: Mai Uyên. 

Nghi lễ Tắm Phật tại Vesak 2014 ở Việt Nam. Ảnh: Mai Uyên. 

Năm 1950, đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tổ chức tại Colombo, Sri Lanka, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là 15/4 âm lịch.

Tại Việt Nam, lễ Phật đản hàng năm được Giáo hội Phật giáo tổ chức. Vào ngày Phật đản, các phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa, trang trí bàn thờ Phật. Phật tử có thể đến chùa làm công quả hoặc nghe thuyết giảng để được thanh tịnh.

Ngày 15/12/1999, tại hội nghị lần thứ 54, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức công nhận và thừa nhận lễ kỷ niệm ngày Vesak vào 15/4 âm lịch. Nghị quyết hội nghị viết, ngày trăng tròn tháng tư (15/4) là ngày thiêng liêng nhất của phật tử bởi "Lời dạy của Đức Phật và thông điệp về từ bi, hòa bình và thiện tâm của ngài đã chuyển hóa hàng triệu người".

Năm 2000, lần đầu tiên Đại lễ Vesak được tổ chức tại trụ sở Liên Hợp Quốc (New York, Mỹ) với các đoàn Phật giáo từ 34 nước tham dự. Bốn năm sau, các đại biểu dự Vesak tại Thái Lan ra tuyên bố chung đầu tiên, nhấn mạnh "ngày rằm tháng năm mỗi năm là ngày thiêng liêng nhất của phật tử trên khắp thế giới, vì ngày đó họ kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và nhập diệt của Đức Phật". Tuyên ngôn cũng kêu gọi phật tử noi theo đức hạnh từ bi, trí tuệ, thanh khiết của Đức Phật để sống hài hòa.

Các đại biểu cũng cam kết "sẽ nỗ lực chuyển tải những thông điệp cao quý của Đức Phật đến tận con tim và khối óc của mọi người trên toàn thế giới thông qua sự tu tập và hành trì Giáo lý để đảm bảo công cuộc truyền bá Phật giáo". Đồng thời, phật tử sẽ nỗ lực thúc đẩy hòa bình, hòa hợp giữa các dân tộc.

Năm 2008, lần đầu Việt Nam đăng cai Vesak và ra tuyên ngôn Hà Nội, kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực đảm bảo hòa bình thế giới, cải thiện chất lượng sống cho tất cả mọi người. Các đại biểu nhất trí giải quyết 16 vấn đề lớn, trong đó nhấn mạnh phòng chống xung đột và chiến tranh; giải trừ vũ khí hạt nhân, sinh học; ngăn ngừa ô nhiễm đại dương và các vùng biển.

Năm 2014, lần thứ hai Việt Nam đăng cai Vesak với 95 quốc gia tham dự, ra tuyên ngôn kêu gọi cộng đồng hướng đến mục tiêu phát triển thiên niên kỷ dựa trên ba trụ cột: bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, công bằng xã hội. Nguyên tắc phát triển bền vững được đưa ra là bình đẳng, công bằng, bảo vệ nhân quyền, thúc đẩy giáo dục.

Đặc biệt, tuyên ngôn còn cam kết thúc giục các nhà lãnh đạo chính trị giải quyết tranh chấp liên quan đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền tài phán của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thông qua các cuộc đàm phán và biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

(vnexpress.net)

Tin nổi bật trang chủ
Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Người có uy tín - Thanh Nguyên - 39 giây trước
Với tâm huyết gìn giữ di sản, nhiều già làng, Người có uy tín ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã đứng ra gánh vác các câu lạc bộ (CLB) hát Then. Vừa bảo tồn Then cổ, những “cây cao, bóng cả” còn tìm tòi đặt lời mới, cải tiến nhạc để thực hành Then, từ đó trao truyền niềm đam mê di sản của cha ông cho lớp trẻ.
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 17:19, 05/05/2024
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 14:45, 05/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 12:45, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 12:10, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 08:05, 05/05/2024
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 07:25, 05/05/2024
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 06:55, 05/05/2024
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 06:30, 05/05/2024
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.