Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đắk Lắk: Liên hoan văn hóa cồng chiêng để lại những ấn tượng đẹp

Lê Hường - 10:04, 26/11/2022

Tối 25/11 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Bế mạc Liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ II, năm 2022 tại Trung tâm văn hóa tỉnh.

Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân - Chủ tịch Hội đồng thẩm định liên hoan phát biểu đánh giá tại lễ bế mạc
Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân - Chủ tịch Hội đồng thẩm định liên hoan phát biểu đánh giá tại lễ bế mạc

Sau 3 đêm diễn với 65 tiết mục đặc sắc của 439 nghệ nhân đến từ 15 đoàn các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ II khép lại với những ấn tượng tốt đẹp.

Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân, - Chủ tịch Hội đồng thẩm định liên hoan đánh giá: Liên hoan đã để lại ấn tượng đặc biệt đối với chúng tôi. Chúng tôi ấn tượng với nét duyên dáng của chiêng Jho của huyện Krông Ana, sự tài ba của các bác nghệ nhân huyện Krông Bông, độc đáo chiêng Vân Kiều ở Krông Pắk… với những bài chiêng phong phú; ấn tượng với các tiết mục phục dựng nhạc cụ tưởng như đã thất truyền, những bài dân ca cổ, rồi sự phối hợp nhạc cụ dân tộc đàn T’rưng cổ truyền với chiêng của người Xơ Đăng.

Ban Tổ chức trao giải toàn đoàn cho các đoàn nghệ nhân
Ban Tổ chức trao giải toàn đoàn cho các đoàn nghệ nhân

Chuỗi ấn tượng thứ hai là lần đầu tiên xuất hiện việc thể hiện, trình diễn nghi lễ dân gian gắn với văn hóa cổ truyền được thực hiện rất công phu, hầu như đoàn nào cũng có. Trong đó có những đơn vị thể hiện yếu tố này rất tốt, như lễ cưới của đoàn nghệ nhân Tp. Buôn Ma Thuột thể hiện giống như thật, lễ kết nghĩa anh em của đoàn nghệ nhân Krông Năng rất đúng với phong tục từ những chi tiết nhỏ, lễ mừng lúa mới của dân tộc Xơ Đăng của đoàn Cư M’gar…

Tuy nhiên, bên cạnh những ấn tượng tốt đẹp, Liên hoan cũng còn những điều còn băn khoăn, như tiếp biến văn hóa ở vùng Buôn Đôn, vẫn còn những sai sót về tên gọi của nhạc cụ, bài chiêng, nghi lễ dân gian, điệu múa dân gian…

Chúng tôi mong rằng, những liên hoan lần sau những băn khoăn này sẽ không còn nhiều nữa, người dàn dựng các tiết mục tìm hiểu kỹ về phong tục hơn. Liên hoan văn hóa cồng chiêng theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ nằm trong kế hoạch tổ chức hàng năm. Rất mong các đơn vị, các phòng, có kế hoạch tham gia hồ hởi nhất, đạt hiệu quả cao nhất.

Ban Tổ chức trao giải A cho các tiết mục suất sắc
Ban Tổ chức trao giải A cho các tiết mục suất sắc

Mặc dù vẫn còn một số băn khoăn, nhưng Liên hoan đã thành công và để lại những ấn tượng rất sâu sắc, rất mong tỉnh tiếp tục duy trì hoạt động này và gặt hái nhiều thành công.

Trong đêm bế bế mạc, Ban Tổ chức đã trao 3 giải phụ, 12 giải C, 10 giải B và 5 giải A cho các tiết mục suất sắc; trao 2 giải Ba toàn đoàn cho đoàn nghệ nhân huyện Krông Ana và Cư M’gar, 2 giải Nhì toàn đoàn cho đoàn nghệ nhân Tp. Buôn Ma Thuột và Ea H’leo và giải nhất toàn đoàn cho đoàn nghệ nhân huyện Krông Năng.

Các tiết mục suất sắc được công diễn trong đêm bế mạc

(TIN) Đắk Lắk: Liên hoan văn hóa cồng chiêng để lại những ấn tượng đẹp 3
(TIN) Đắk Lắk: Liên hoan văn hóa cồng chiêng để lại những ấn tượng đẹp 4
(TIN) Đắk Lắk: Liên hoan văn hóa cồng chiêng để lại những ấn tượng đẹp 5
(TIN) Đắk Lắk: Liên hoan văn hóa cồng chiêng để lại những ấn tượng đẹp 6
(TIN) Đắk Lắk: Liên hoan văn hóa cồng chiêng để lại những ấn tượng đẹp 7
Tin cùng chuyên mục
Khám phá nét độc đáo trong Lễ hội Khô già già năm 2024 của người Hà Nhì ở Lào Cai

Khám phá nét độc đáo trong Lễ hội Khô già già năm 2024 của người Hà Nhì ở Lào Cai

Lễ hội Khô già già năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 15 - 19/7 (tức ngày 10 - 14/6 Âm lịch) tại tất cả các thôn người Hà Nhì thuộc các xã Y Tý , A Lù, Trịnh Tường, Nậm Pung, A Mú Sung của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 06:15, 07/07/2024
Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Kinh tế - Minh Thu - 02:39, 07/07/2024
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Vietnam Forest Certification Scheme) của Việt Nam có tên viết tắt là VFCS được xây dựng theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế, VFCS còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Xã hội - Hồng Phúc - 02:35, 07/07/2024
Với mục tiêu bao phủ tiến tới Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương để người dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT.
Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 02:33, 07/07/2024
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 02:28, 07/07/2024
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.
Tin trong ngày - 5/7/2024

Tin trong ngày - 5/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc. Bố trí định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân vùng sạt lở núi ở Bình Định. Người lan tỏa phong trào làm đường Nông thôn mới ở Đồng Tâm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Ẩm thực - Trọng bảo - 23:30, 06/07/2024
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024 tỉnh Lào Cai đang triển khai kế hoạch khảo sát, nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Pháp luật - Ngọc Chí - 23:27, 06/07/2024
Mới đây, lần đầu tiên Công an Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xử lý vụ án hình sự liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả qua mạng xã hội Facebook. Trước đây, lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính về hành vi buôn bán không rõ nguồn gốc xuất xứ cây giống. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum trong việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Khi những thứ “rẻ như cho” trở thành hàng hóa đắt khách

Khi những thứ “rẻ như cho” trở thành hàng hóa đắt khách

Chính sách và đời sống - Tiêu Dao - 23:22, 06/07/2024
Những năm gần đây, nhờ những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mà đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam đã có nhiều đổi thay đáng kể. Đồng bào đã chủ động vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và từng bước làm giàu.
Trung tâm đoàn kết ở Trà Nam

Trung tâm đoàn kết ở Trà Nam

Gương sáng giữa cộng đồng - Nguyễn Văn Sơn - 23:20, 06/07/2024
Từ nhiều năm nay, ông Phạm Huy Hoàng, dân tộc Xơ Đăng, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín thôn 1, ở xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam luôn tận tụy với mọi công việc ở cơ sở. Ông trở thành trung tâm đoàn kết, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày một phát triển.
Bảo Lâm (Cao Bằng): Đã có 70.419 người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo Lâm (Cao Bằng): Đã có 70.419 người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Xã hội - PV - 23:18, 06/07/2024
Nỗ lực tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đến người dân trên địa bàn, đến nay, huyện Bảo Lâm có 70.419 người tham gia BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).