Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đăk Nông: Ngăn chặn tình trạng vi phạm Luật Giao thông trong thanh, thiếu niên

PV - 10:09, 06/08/2018

Từ đầu năm đến nay, số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Đăk Nông tuy có giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng số người chết vẫn cao. Chính vì vậy, giải pháp mà ngành chức năng hướng tới chính là việc đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền về an toàn giao thông tới người dân, nhất là đối tượng thanh, thiếu niên.

giao thông Các em thanh, thiếu nhi trả lời câu hỏi tình huống giao thông.

Trung tá Nguyễn Công Long, Phó phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Đăk Nông nhận định: tình hình vi phạm giao thông đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng tăng. Đặc biệt, trên tuyến đường Hồ Chí Minh tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nhiều vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng cao. Nguyên nhân chính là do thanh, thiếu niên uống rượu bia, điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ vào ban đêm gây tai nạn nhiều. Nhằm kéo giảm tai nạn giao thông nông thôn, vùng sâu, đồng bào DTTS, việc chủ động xây dựng kế hoạch, bản tin tuyên truyền mang xuống tận thôn, bon trình chiếu phim tư liệu, phóng sự liên quan đến tai nạn giao thông, phát tời rơi tuyên truyền và trực tiếp đứng ra giải thích cho bà con hiểu Luật An toàn giao thông (ATGT) là rất cần thiết.

Trong 6 tháng đầu năm, Phòng CSGT Công an tỉnh đã tổ chức 108 đợt tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ (GTĐB), đường thủy nội địa cho cán bộ, thanh niên, học sinh, sinh viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh với 48.266 lượt người tham gia; trình chiếu 15 lượt phim tuyên truyền Luật GTĐB; cấp phát 22.836 tờ rơi tuyên truyền; 2.145 quyển Luật GTĐB và Nghị định 46/2016/NĐ-CP; 540 mũ bảo hiểm, 30 áo mưa; tặng 480 suất quà. Ngoài ra, Phòng CSGT còn tổ chức tuyên truyền, vận động 244 tổ chức, cá nhân ký cam kết không vi phạm Luật GTĐB.

Cuối tháng 6 vừa qua, Đội Tuyên tuyền của Phòng CSGT Công an tỉnh Đăk Nông tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức ATGT cho thanh, thiếu niên đang sinh hoạt tại Trại huấn luyện và khóa tu mùa hè chùa Quảng Phước, thôn Thuận Bắc, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song. Trại hè này dành cho 2 độ tuổi từ 10-14 tuổi và trên 14 tuổi, tất cả các em là thanh-thiếu niên tiêu biểu đến từ 8 huyện, thị trên tỉnh. Buổi tuyên truyền có thời lượng 90 phút.

Tại đây, cán bộ Đội tuyên truyền chiếu nhiều hình ảnh, phóng sự phim tài liệu về hậu quả của tai nạn giao thông, có những hoàn cảnh vô cùng đáng thương như, gia đình có 3 người con đều mất do TNGT hay những đứa trẻ bơ vơ khi cùng lúc mất cả cha lẫn mẹ trong một vụ tai nạn… Sau đó, phổ biến cho các em thanh, thiếu niên những kiến thức pháp luật về ATGT liên quan như, các quy định về tín hiệu, biển báo hiệu giao thông, độ tuổi; các quy định cần biết khi đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện; các số lỗi vi phạm giao thông các em thường mắc phải; các kỹ năng về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông...

Đại úy Đặng Thị Phương Thanh, cán bộ Đội tuyên truyền cho biết: Buổi tuyên truyền giúp các em hiểu được nỗi đau mà các nạn nhân, gia đình và xã hội đang phải gánh chịu do TNGT để lại, tạo ý thức tham gia giao thông đúng luật và kỹ năng tham gia giao thông an toàn để bảo vệ mình và người khác.

LÊ HƯỜNG

Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 4 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 4 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 4 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 5 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.