Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Đan lát mây tre của người Mơ Nâm

PV - 15:24, 27/02/2023

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng - xoang, chế tác và biểu diễn các nhạc cụ dân tộc, người Mơ Nâm (nhánh địa phương của dân tộc Xơ Đăng) huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum còn được biết đến với nghề thủ công đan lát mây tre lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.

Già A Nuông gắn bó với đan lát thủ công. Ảnh: TN
Già A Nuông gắn bó với đan lát thủ công. Ảnh: TN

Say sưa bên chiếc gùi đan dở trong một buổi chiều đầy gió, già A Nuông (làng Kon Chênh, xã Măng Cành) chia sẻ: Đan lát là nghề thủ công lâu đời của người Mơ Nâm. Để đan lát, bà con chủ yếu dùng lồ ô (tiếng Mơ Nâm là pu ô), xăm lũ (hnớ) và ri (dây mây), chứ ít dùng le như các dân tộc khác.

Ngày trước, hầu hết đồ dùng, vật dụng trong nhà, từ rổ rá, nong nia tới bồ đập lúa, cót đựng thóc đều làm từ mây tre. Sau này, không còn phổ biến nữa, thì sản phẩm mây tre vẫn không thể thiếu trong sinh hoạt thường ngày của mỗi gia đình.

Ở tuổi 67, già A Lễ cho hay, từ hơn 50 năm trước, ông đã tập quen với con dao, sợi lạt. Ngày đó, những đứa trẻ 12 - 13 tuổi mới tập đan thường làm quen với tấm phên thưa (greng), mỗi cạnh dài chừng 1 mét. Phên này nan to, khá dày và thô, dễ chẻ, dễ đan; chủ yếu dùng để phơi cá hay thịt rừng trên giàn bếp. Sau đan phên thưa là đan các loại rổ, rá, khi tay đan đã đạt đến trình độ nhất định, mới có thể dễ dàng đan được nong, nia, đơm, đó và đặc biệt là các loại gùi.

Nhắc đến gùi, phổ biến và đơn giản, dễ đan hơn cả là gùi thưa (kano). Đó là loại gùi thân chắc, nhưng lỗ thưa, được đan bằng những sợi nan to, thô; dùng để gùi củi, bắp, củ mì, đựng đồ dùng đi rẫy. Gùi dày (Kachơng) được ưa chuộng vì có nhiều công dụng, cũng gồm nhiều cỡ, kiểu dáng khác nhau.

Kachơng thường được đan bằng lồ ô, xăm lũ, song cũng có khi được làm hoàn toàn bằng dây mây. Cây mây dường như chỉ mọc ở vùng rừng sâu, núi thẳm, được người Mơ Nâm phân biệt thành hai loại chính: Mây bột và mây đá. Mây bột chủ yếu lấy đọt để chế biến thành một số món ăn, rất ngon và lạ miệng. Mây đá là loại mây phủ đầy vỏ và gai trên thân. Sợi nó mềm dẻo, được chẻ ra, dù sợi có dài đến đâu cũng không dễ đứt, nên rất thích hợp dùng để đan lát. Để lấy được sợi mây, phải đi lại rất xa xôi, khó khăn. Sau khi chặt dây mây khỏi gốc, người ta dùng rựa (dao) róc toàn bộ gai góc bên ngoài, lấy phần thân dây bên trong.

Chăm lo giữ nghề truyền thống. Ảnh: T.N
Chăm lo giữ nghề truyền thống. Ảnh: T.N

Trên những chiếc gùi đan bằng lồ ô, xăm lũ, dây mây cũng được sử dụng để đan viền, làm nắp đậy hay trang trí. Cũng có khi mây được sử dụng để đan toàn bộ chiếc gùi, nhưng đòi hỏi nhiều công phu. Mỗi sợi đan được nối vào nhau làm thành mặt nan dày dặn, khít đều tăm tắp. Từ xa xưa, người Mơ Nâm vùng Đông Trường Sơn đã được biết đến với loại gùi dẹp dành cho nam giới và gùi thân tròn của chị em phụ nữ làm từ dây mây tinh xảo, bền đẹp.

Dù chưa thực sự trở thành hàng hóa như sản phẩm của một số DTTS khác trên địa bàn tỉnh, song cho đến nay, các đồ dùng đan lát bằng mây tre vẫn luôn được yêu thích sử dụng trong các gia đình đồng bào Mơ Nâm. Ở độ tuổi gần “thất thập” và thực sự là những cây đa cây đề trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian ở khu dân cư, các già A Lễ, A Nuông vẫn miệt mài giữ nghề đan lát thủ công. Tuy vậy, điều quan tâm, trăn trở nhất của họ, là hiện tại, ngoài nỗ lực bản thân, thì đan lát thủ công trong làng đang đứng trước thực trạng chưa tìm được người để truyền nghề.

Nếu không có người tiếp nối, đan lát mây tre tại các thôn làng đồng bào DTTS nói chung, người Mơ Nâm vùng Đông Trường Sơn nói riêng không tránh khỏi nguy cơ mai một. Hi vọng rằng, Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy khóa XVI sẽ thực sự tạo nên “cú hích” mới trong khôi phục, phát huy giá trị các nghề truyền thống của đồng bào DTTS mang lại niềm tin yêu, hứng khởi cho các nghệ nhân tâm huyết và đồng bào địa phương.  

Tin cùng chuyên mục
Nậm Xây hôm nay đã khác…

Nậm Xây hôm nay đã khác…

Xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai từng là thủ phủ “vàng tặc”. Vào thời điểm đó, giàu đâu không thấy, chỉ thấy bao nỗi ám ảnh tệ nạn và đau thương, bản làng thì tan hoang, nhiều gia đình tan nát. Rất may, chính quyền vào cuộc, tuyên truyền, vận động Nhân dân; kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm, trả lại sự bình yên và phát triển nên Nậm Xây hôm nay đã khác…
Tin nổi bật trang chủ
Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa sẽ là hai đối tượng điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển sản phẩm du lịch, các khu, điểm du lịch trên phạm vi cả nước...
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Tin tức - Minh Thu - 1 giờ trước
Thông tin từ UBND TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh) khiến 568 người nhập viện, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 5 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 5 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 5 giờ trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Phóng sự - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Ánh nắng đầu ngày vừa ló rạng, từng đợt mây hồng đang kết chặt trên đỉnh đồi Hích như chầm chậm tản ra, rồi như sà xuống con ngõ nhỏ dẫn vào Lập Thắng. Và khi những thanh âm rộn ràng của cồng chiêng đã vang vọng bên tai, những sắc phục thổ cẩm rực rỡ của các mẹ, các chị đã hiện đầy trong mắt lữ khách, thì thử hỏi có ai mà không rạo rực...
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 5 giờ trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 5 giờ trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.