Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đàn T’rưng trên đất nước Nhật Bản

PV - 17:00, 12/01/2018

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc (mẹ từng là ca sĩ, giảng viên thanh nhạc tại Đại học âm nhạc Kunitachi), Oguri Kumiko được sống trong không khí đàn ca từ bé. Lớn lên với đam mê khám phế thế giới, Kumiko đã bắt gặp cây đàn T’rưng của Việt Nam và tình nguyện gắn bó với nhạc cụ độc đáo này nhiều năm nay.

Duyên kỳ ngộ

Kumiko thật thà cho biết, đến năm 17 tuổi, cô cũng chưa biết gì nhiều về Việt Nam. Tuy nhiên, khi đang học phổ thông, cô vô tình xem ti vi nói về văn hóa Việt Nam rất cuốn hút. Vì vậy, cô đã quyết định thi vào Đại học Ngoại ngữ Tokyo với chuyên ngành Tiếng Việt.

Vào năm thứ nhất đại học, vào phòng nghiên cứu của thầy Imai-chuyên gia về lịch sử tư tưởng Việt Nam, cô thấy một cây đàn xinh xắn, bé xíu đặt trên bàn. Hình dáng ấn tượng của loại nhạc cụ này ngay lập tức đã quyến rũ được Kumiko.

Kumiko với cây đàn T’rưng của núi rừng Tây Nguyên. Kumiko với cây đàn T’rưng của núi rừng Tây Nguyên.

Rồi vào kỳ nghỉ năm thứ nhất, cô cùng 9 người bạn rủ nhau làm một tour du lịch xuyên Việt, từ Hà Nội tới Huế, đi Đà Nẵng rồi tới TP. Hồ Chí Minh. Ở điểm dừng chân cuối cùng, cô đã được nhìn tận mắt cây đàn T’rưng và xin người chủ cửa hàng cho đánh thử. Âm thanh vang lên từ những ống tre đơn sơ thật đẹp. Từ đó, niềm ao ước tập chơi đàn, được sở hữu một chiếc T'rưng đã theo cô suốt cả chặng đường dài về nước.

Cuối năm học thứ hai, Kumiko lại có ba tuần quý giá ở Hà Nội, được học đàn T'rưng với một giảng viên của Nhạc viện Hà Nội. Mỗi tuần năm buổi, mỗi buổi hai tiếng. Ba mươi giờ đồng hồ ngắn ngủi, cô đã có thể chơi được dăm tác phẩm mang đậm âm hưởng núi rừng Tây Nguyên như Anh hùng Núp, Đi săn, Múa nón, Cô gái vót chông...

Trở về quê hương, cô đã kiên nhẫn tập luyện liên tục, tự tìm tòi tài liệu học hỏi thêm để dùng cây đàn Việt chuyển tải được cả một số tác phẩm mang âm hưởng dân ca Nhật Bản kiểu như Akatonbo (Con chuồn chuồn đỏ).

Sau khi tốt nghiệp đại học, Kumiko đã cùng với người bạn Việt Nam đặt chân tới nhiều buôn làng Tây Nguyên. Trên những nẻo đường cao nguyên, cô đã kịp trang bị cho mình vốn kiến thức khá sâu về lịch sử hình thành, về nét đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa cũng như tín ngưỡng của vùng đất huyền thoại này.

Đưa đàn T'rưng đến Nhật Bản

Kuniko tâm sự: "T'rưng là một loại nhạc cụ đặc sắc trong kho tàng nhạc khí Tây Nguyên. Càng thêm hiểu biết, tôi càng bị tiếng đàn T'rưng hút hết cả hồn vía. Tôi nghĩ mọi người có thể hiểu nhau qua âm nhạc. Cũng như nền văn hóa các nước có thể hội nhập thông qua cây cầu nối hiệu quả này. Vì thế, tôi đã nảy ra ý định khi về Nhật sẽ giới thiệu thật kỹ những gì mình biết về cây đàn T'rưng".

Để đưa được cây đàn T’rưng về Nhật Bản cũng là một kỷ niệm rất khó quên của Kumiko. Cây đàn đầu tiên mà Kumiko được sở hữu do chính tay cô giáo dạy nhạc lựa tre, đặt thợ thực hiện. Giá trị vật chất của nó không nhiều, nhưng để mang về tới nơi thì cũng đúng là "của một đồng, công một nén". Kumiko cười hóm hỉnh, khi nhớ lại những rắc rối nho nhỏ tại sân bay Nội Bài. Nhân viên hàng không yêu cầu cô phải gửi chiếc đàn theo dạng hành lý chứ không được mang theo người vì kích thước quá cồng kềnh. Lúc đó, cô nằn nì bằng tiếng Việt, "nếu gửi thì em sợ bị vỡ. Và nếu nó không còn nguyên vẹn thì văn hoá Việt Nam bị vỡ mất". Anh nhân viên phì cười và đồng ý.

Sau khi mang được cây đàn T’rưng về nước, trong các chuyến biểu diễn của mình, Kumiko thường xuyên mặc áo dài lên biểu diễn đàn T’rưng trong sự trầm trồ ngưỡng mộ của khán giả Nhật Bản.

Hiện nay, ngoài biểu diễn các nhạc cụ, công việc chính của Kumiko là cô giáo dạy đàn. Đã có rất nhiều học trò, sau khi nghe cô độc tấu T'rưng đã năn nỉ xin theo học. Khổ một nỗi là đàn chỉ có một chiếc, lại rất dễ hỏng, nên cô đành phải tạm từ chối. Nhưng cô nghĩ sẽ quyết tâm sang Việt Nam, tìm mua chiếc T'rưng mới để mang về Nhật và truyền “lửa” cho những người đam mê. Và chắc chắn hành trình mang đàn T’rưng đến với khán giả xứ sở “mặt trời mọc” của Kumiko sẽ chưa dừng lại mà sẽ còn được tiếp nối lâu dài trong thời gian tới.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 13 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin trong ngày - 16/5/2024

Tin trong ngày - 16/5/2024

Media - BDT - 13 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp qua Zalo. Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào DTTS. Người dân đổ xô đi uống ''nước thần chữa bách bệnh''. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 23:37, 16/05/2024
Chiều 16/5, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024. Đây là huyện được Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh chọn là Đại hội điểm.
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sức khỏe - Như Ý - 23:35, 16/05/2024
Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Pháp luật - Minh Nhật - 23:32, 16/05/2024
Công an huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đã bắt giữ nhiều ổ nhóm sử dụng, mua bán ma túy tại các địa bàn có khu công nghiệp, dự án tập trung đông người lao động ngoại tỉnh, trong đó, bắt 2 đối tượng là chủ thầu và quản lý công trình xây dựng có hành vi chia nhỏ ma túy Heroin để trả công cho công nhân.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Tin tức - Nguyệt Anh - 23:30, 16/05/2024
Tối 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề "Rạng ngời sắc sen".
Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Thời sự - PV - 23:28, 16/05/2024
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - BĐT - 23:22, 16/05/2024
Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 23:20, 16/05/2024
Ngày 16/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ chín. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thời sự - PV - 19:08, 16/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.