Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đánh cược tính mạng với dòng nước dữ

PV - 10:58, 24/06/2019

Theo phản ánh của các hộ dân thôn 19 và 20 xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk, từ trước năm 2014, người dân thường qua sông E Mich bằng cây cầu tạm. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, đập Krông Buk Hạ được nâng cấp dẫn đến mực nước trên sông dâng cao, cầu tạm bị nhấn chìm. Vì vậy, để qua sông người dân phải đi bằng thuyền tự chế rất nguy hiểm.

Người dân phải qua sông bằng thuyền tự chế cũ nát. Người dân phải qua sông bằng thuyền tự chế cũ nát.

Đánh cược tính mạng

Chị Nông Thị Dung (trú tại thôn 20) cho biết, trước đây khi đập Krông Buk Hạ chưa xây dựng thì mực nước ở sông thấp, người dân có thể di chuyển qua sông bằng cầu tạm. Tuy nhiên, khoảng 6-7 năm trở lại đây, nước sông dâng cao, người dân 2 thôn phải tự đóng thuyền để vượt sông qua bờ bên kia.

“Nhà tôi có gần 1ha rẫy trồng cà phê ở bờ bên kia sông. Ngày nào cũng như ngày nào tôi cùng bố mẹ qua bờ bên kia để làm rồi trưa hoặc chiều tối lại chèo về. Mùa nước cạn, gió không lớn thì tôi mới dám đi, chứ mưa to thì chẳng ai qua sông vì sợ thuyền đắm”, chị Dung nói.

Tương tự, bà Long Thị Ngấy (SN 1967, ở thôn 20) cho biết, do không có điều kiện nên nhà bà chỉ đóng được thuyền bằng gỗ. Tuy nhiên, vì thời tiết khắc nghiệt nên thuyền cũng hư và mục dần theo thời gian. Được biết, để làm một chiếc thuyền nhôm thì phải tốn hơn 10 triệu đồng nên gia đình bà không đủ tiền. Do đó, bà phải đi nhờ thuyền của người cháu để tiện việc qua sông.

“Từ bên này qua rẫy, tôi phải chèo thuyền gần 1 tiếng mới tới. Sáng tôi đi, có khi trưa về; còn hôm nào nhiều việc thì mang cơm theo rồi ở lại. Hôm nào có gió, tôi không dám đi. Sợ bị lật thuyền lắm. Năm vừa rồi, có 4 mẹ con chèo thuyền chở cà phê từ rẫy về nhà, nhưng chỉ mới đi được nửa đường thì gió to, thuyền lật. May mắn, 4 mẹ con được người dân phát hiện cứu kịp thời, còn 6 bao cà phê bị trôi hết”, bà Ngấy chưa hết bàng hoàng kể lại. Cũng theo bà Ngấy, do sợ bị lật thuyền nên gia đình bà mỗi lần mua phân bón cho cây hoặc tới mùa thu hoạch phải thuê thuyền máy để chở với giá 150.000 đồng/ngày.

Nhiều người dân cho biết, họ không chỉ vượt sông để đi làm nương rẫy mà nếu muốn ra trung tâm xã cũng phải đi qua con đường này. Còn nếu không muốn nguy hiểm rình rập, mọi người phải đi quãng đường dài 18km qua xã Ea Phê, rồi mới về xã Krông Buk. Do đó, những em nhỏ đang tuổi đến trường đa phần được gia đình cho đi học ở xã Ea Siên (thị xã Buôn Hồ) để thuận tiện việc đi lại.

Ngóng chờ cây cầu mới

Theo quan sát của chúng tôi, dù mới đầu mùa mưa nhưng mực nước ở sông vô cùng lớn. Hàng chục chiếc thuyền bằng gỗ và nhôm của người dân luôn được neo đậu hai bên bờ để thuận tiện cho việc đi lại. Những em nhỏ cũng được bố mẹ tập luyện cho chèo thuyền. Không những vậy, đa phần người dân di chuyển qua sông không có áo phao hay bất kỳ vật dụng gì để cứu hộ, cứu nạn khi gặp sự cố.

Ông Hứa Văn Vân (Bí thư Chi bộ thôn 19, xã Krông Buk) cho biết, trước kia khi nước chưa ngập, bà con có thể đi lại trên cầu tạm hoặc lúc nước cạn người dân có thể đi trên con đường liên thôn bằng xe hoặc đi bộ. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, mỗi khi đập Krông Buk Hạ trữ nước để cung cấp cho các xã khác thì việc đi lại rất vất vả. Khi đó, khoảng cách hai bên bờ rất xa nên người dân phải đi bằng thuyền. Tuy nhiên, thuyền bà con tự làm nên đi lại nguy hiểm, sóng to có thể lật thuyền bất cứ lúc nào.

Đặc biệt, đến mùa thu hoạch nông sản, bà con vận chuyển hết sức khó khăn, tốn nhiều công sức và tiền thuê vận chuyển. Không những vậy, mưa xuống nước ngập lên cao người dân 2 thôn cũng bị cô lập, tách biệt với những thôn khác, khiến việc sinh hoạt của người dân, việc học tập của con trẻ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều…

Nhận thấy những khó khăn và nguy hiểm rình rập, người dân đã nhiều lần có ý kiến lên các cấp chính quyền để xây dựng cầu, nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại, khám chữa bệnh, con em học hành và phát triển kinh tế. “Vừa qua, nắm bắt ý kiến Nhân dân, tỉnh và huyện cũng xuống khảo sát. Còn về cụ thể cầu có được xây dựng hay thời gian bao lâu, đã được phê duyệt chưa thì thôn chưa nắm được. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn Nhà nước quan tâm, giúp đỡ xây dựng cho người dân cây cầu”, ông Vân nói.

Trao đổi về vấn đề này, ông Mai Kim Huệ, Chủ tịch UBND xã Krông Buk cho hay, thôn 19 và 20 có khoảng 180 hộ dân. Hai thôn này trước đây thuộc xã Ea Siên, đến năm 2011 cắt chuyển qua địa phận xã Krông Buk. Việc không có cầu đi lại khiến quãng đường di chuyển ra trung tâm xã của người dân xa và khó khăn hơn rất nhiều.

Ông Huệ cho rằng, UBND xã cũng nhiều lần có ý kiến lên huyện về vấn đề này. Mới đây, đoàn công tác của huyện đã xuống địa phương khảo sát để có chủ trương đầu tư bởi đây là vấn đề cấp thiết. Người dân địa phương cũng hy vọng cây cầu sớm được xây dựng để người dân có thể thuận tiện đi lại, phát triển kinh tế, giáo dục.

ĐỨC HUY

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Yêu cầu các địa phương xử lý dứt điểm cơ sở thu mua, chế biễn gỗ keo trái phép

Thanh Hóa: Yêu cầu các địa phương xử lý dứt điểm cơ sở thu mua, chế biễn gỗ keo trái phép

Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có văn bản yêu cầu các địa phương khẩn trương làm rõ và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để các cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo tự phát hoạt động trái phép, vi phạm các quy định của pháp luật mà không có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam: UBND tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Nam: UBND tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 9 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 10 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 10 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.