Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đánh giá thực trạng và đề xuất đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc

Thúy Hồng - 10:10, 01/06/2024

Chiều 31/5, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo Đánh giá thực trạng và đề xuất đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các trường chuyên biệt trực thuộc Ủy ban Dân tộc.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà phát biểu tại Hội thảo
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà khẳng định: Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng DTTS, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển. Các chính sách đối với đồng bào vùng DTTS, miền núi được thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đáp ứng yêu cầu - phát triển giáo dục và đào tạo, được nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Trong thực tế việc đào tạo, bồi dưỡng học sinh ở các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc có vai trò to lớn trong việc tạo nguồn đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số, góp phần quan trọng trong sự phát triển KT-XH, giữ vững quốc phòng an ninh ở vùng DTTS, miền núi. Nhiều học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học vào học tập trong các cơ sở đào tạo, sau khi tốt nghiệp ra trường đã trở thành các nhà khoa học, quản lý, doanh nhân... nắm giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước và doanh nghiệp từ Trung ương đến địa phương.

Tuy nhiên, trong xu thế phát triển và hội nhập, vùng DTTS, miền núi đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, trong đó có các thách thức không dễ vượt qua như nguồn nhân lực tại chỗ thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Vì thế, việc đổi mới mô hình hoạt động, nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường chuyên biệt trực thuộc Ủy ban Dân tộc là một những việc làm hết sức quan trọng vừa mang tính cấp bách vừa lâu dài, nhằm tạo nguồn đào tạo chất lượng cao cho vùng DTTS, miền núi.

Trước thực trạng trên, ngày 14/01/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hà Quyết định số 53/QĐ-TTg về Chương trình công tác năm 2024 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ủy ban Dân tộc xây dựn Đề án “Đổi mới mô hình hoạt động các cơ sở giáo dục thuộc Ủy ban Dân tộc". Để có cơ sở xây dựng Đề án, hôm nay Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo Đánh giá thực trạng và đề xuất đổi mới mô hình hoạt động các cơ sở giáo dục trị thuộc Ủy ban Dân tộc” gồm: Học viện Dân tộc, trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang và Trường Dự bị Đại học Thành phố Hồ Chí Minh.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Theo báo cáo tại Hội thảo hiện nay các trường dự bị đại học đang gặp nhiều khó khăn,vướng mắc. Cụ thể về cơ cấu tổ chức: Các trường đang được thực hiện theo Thông tư số 24/2011/TT-BGDĐT và Thông tư 41/2013/TT-BGDĐT. Các Thông tư trên đã lâu, hiện không còn phù hợp với thực tiễn; việc thực hiện Thông tư ở các trường DBĐH không có sự thống nhất; quy định về cơ cấu tổ chức, số lượng, tên gọi các phòng chức năng, tổ bộ môn ở mỗi trường khác nhau, do đó cần phải xây dựng Thông tư mới để thống nhất chung về cơ cấu tổ chức bộ máy trong hệ thống các trường DBĐH.

Công tác tuyển sinh học sinh DBĐH gặp nhiều khó khăn, chất lượng tuyển sinh chưa đồng đều giữa các trường, có nơi đầu vào còn thấp. Trong những năm gần đây, hầu hết các trường DBĐH không tuyển đủ chỉ tiêu, một trong những nguyên nhân là chất lượng giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số và miền núi được nâng lên, đặc biệt là chất lượng trường PTDTNT, nên tỷ lệ học sinh đỗ thẳng vào các trường đại học đã đạt khoảng 55%, một số trường đạt tới trên 90%. Mặt khác, cơ chế tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng có nhiều đổi mới, các trường đại học sử dụng mọi hình thức để tuyển đủ chỉ tiêu, thậm chí có trường còn lấy điểm chuẩn thấp hơn cả điểm chuẩn của hệ DBĐH.

Nội dung chương trình, giáo trình hệ DBĐH: Khung chương trình và nội dung môn học ban hành kèm theo Thông tư số 48 chưa thật sự phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng và nhu cầu học tập của học sinh DBĐH theo hướng phát triển năng lực người học, đặc biệt là học sinh DTTS. Công tác xét chuyển học sinh vào các cơ sở đào tạo: Các trường chuyên biệt gặp khó khăn về cơ chế phối hợp giữa cơ sở dự bị đại học với cơ sở đào tạo; các trường đại học thực hiện tự chủ trong tuyển sinh, do đó các trường đã đưa ra nhiều tiêu chí phụ về kết quả và chất lượng của học sinh dự bị (nhất là các trường đại học thuộc tốp đầu), học sinh các trường dự bị đại học rất khó đáp ứng…

Bà Vũ Thị Ánh - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo) phát biểu tại Hội thảo
Bà Vũ Thị Ánh - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo) phát biểu tại Hội thảo

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy, chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh của các trường dự bị đại học và Phổ thông Vùng cao Việt Bắc hiện nay đã xuống cấp cần phải sửa chữa hoặc bổ sung mới; một số trường dự bị đại học còn thiếu trang thiết bị phục vụ việc dạy và học, khó khăn trong việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018;...

Đặc biệt hiện nay hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên trường dự bị đại học chưa được tập huấn Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; chưa được tập huấn các chuyên đề liên quan đến đổi mới công tác quản lý giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục học sinh dân tộc. Chính sách cho học sinh trường PTDT nội trú, trường dự bị đại học đã rất bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn, các mức hỗ trợ còn thấp

Kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc tại Hội thảo, Bà Hồ Thị Bích Thủy - Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương cho biết: Trong những năm qua, hệ thống các trường dự bị đại học luôn nỗ lực để duy trì và phát triển các hoạt động nhằm thích ứng với bối cảnh trong tình hình mới. Do đó các cơ sở giáo dục dự bị đại học có sự thay đổi trong tư duy quản trị nhà trường, nâng cao trình độ của đọi ngũ giảng viên, đổi mới phương pháp dạy học… Đặc biệt là ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, góp phần tạo nên một môi trường học tập năng động, sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu trong công tác tạo nguồn nhân lực cho đồng bào vùng DTTS và miền núi.

Bà Hồ Thị Bích Thủy - Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương phát biểu tại Hội thảo
Bà Hồ Thị Bích Thủy - Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương phát biểu tại Hội thảo

Bà Hồ Thị Bích Thủy kiến nghị cần xem xét tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục dự bị đại học được đổi mới mô hình theo định hướng xây dựng mô hình trường PTDT nội trú trọng điểm theo vùng, các trường sẽ có 2 hệ đào tạo, bồi dưỡng PTDT nội trú và dự bị đại học để bảo đảm đối tượng học sinh thuộc diện tạo nguồn đào tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS và miền núi được học từ PTDT nội trú đến dự bị đại học. Trong đó đặc biệt chú trọng tới học sinh DTTS có khó khăn đặc thù và học sinh DTTS còn gặp nhiều khó khăn…

Thảo luận về vấn đề này, ông Võ Văn Mai - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An đồng tình với những đề xuất xây dựng mô hình PTDT nội trú trọng điểm gắn với các trường dự bị đại học. Cũng theo ông Võ Văn Mai cần ưu tiên tập trung các nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách thu hút giáo viên và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học nội trú, bán trú, học sinh, nhà công vụ giáo viên…

Tại Hội thảo các đại biểu cũng đã thảo luận nhiều vấn đề để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và xây dựng đề án đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc của hệ thống các trường dự bị đại học và Học viện Dân tộc.

Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà ghi nhận những ý kiến đóng góp, kiến nghị của các bộ, ngành, các trường chuyên biệt. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đề nghị Vụ Tổng hợp ghi nhận, tiếp tục thu thập các thông tin, ý kiến để hoàn thành dự thảo đề cương Dự án đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc. 

Tin cùng chuyên mục
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết những vấn cấp thiết nhất của đời sống Nhân dân vùng DTTS và miền núi Gia Lai. Qua đó, góp phần giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết những vấn cấp thiết nhất của đời sống Nhân dân vùng DTTS và miền núi Gia Lai. Qua đó, góp phần giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh

Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm (thực hiện) - 4 giờ trước
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV – năm 2024 là dịp để tỉnh Thanh Hóa tổng kết, đánh giá kết quả đạt được trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024; đồng thời ghi nhận, biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tổ chức tiêu biểu, từ đó tạo ra không khí thi đua mới trong vùng đồng bào DTTS, tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh-Trưởng ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS các cấp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024, để rõ hơn ý nghĩa của sự kiện chính trị - xã hội quan trọng này.
Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Kinh tế - Minh Thu - 4 giờ trước
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Vietnam Forest Certification Scheme) của Việt Nam có tên viết tắt là VFCS được xây dựng theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 1/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế, VFCS còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Xã hội - Hồng Phúc - 4 giờ trước
Với mục tiêu bao phủ tiến tới BHYT toàn dân, tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương để người dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT.
Tin trong ngày - 5/7/2024

Tin trong ngày - 5/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc. Bố trí định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân vùng sạt lở núi ở Bình Định. Người lan tỏa phong trào làm đường Nông thôn mới ở Đồng Tâm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 4 giờ trước
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.
Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Ẩm thực - Trọng bảo - 23:30, 06/07/2024
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024 tỉnh Lào Cai đang triển khai kế hoạch khảo sát, nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Pháp luật - Ngọc Chí - 23:27, 06/07/2024
Mới đây, lần đầu tiên Công an Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xử lý vụ án hình sự liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả qua mạng xã hội Facebook. Trước đây, lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính về hành vi buôn bán không rõ nguồn gốc xuất xứ cây giống. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum trong việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Vị À cha tận tụy, hết lòng vì đồng bào Khmer

Vị À cha tận tụy, hết lòng vì đồng bào Khmer

Gương sáng giữa cộng đồng - Chiến Khu - 23:24, 06/07/2024
Mặc dù đã gần 80 tuổi nhưng ông Chau Ku, Người có uy tín ở khóm Xuân Phú, phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang luôn tích cực tham gia công tác thiện nguyện, an sinh xã hội, hết lòng chăm lo cho đồng bào Khmer nơi biên giới. Ông còn là thành viên tích cực tham gia cùng cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) giữ gìn, bảo vệ đường biên, mốc giới quốc gia.