Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dấu ấn nghị trường Quốc hội năm 2017: Vì một nền lập pháp dân chủ, công khai

PV - 14:44, 01/02/2018

Khép lại năm 2017, hoạt động Quốc hội đã bồi đắp thêm niềm tin của cử tri cả nước về một nền lập pháp công khai, dân chủ khi trên diễn đàn, hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn, tranh luận, phản biện,… đã để lại dấu ấn rõ nét.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu bên hành lang Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu bên hành lang Quốc hội.

 

Nóng” cùng nghị trường

Nghị trường Quốc hội năm 2017 luôn “nóng”, bất kể thời tiết bên ngoài nắng như đổ lửa hay giá rét căm căm. Tại đây, hàng loạt những vấn đề trọng đại của đất nước được các đại biểu Quốc hội bàn luận, đánh giá và phân tích, biểu quyết, thông qua.

Vẫn còn nhớ như in phiên họp chiều 6/11, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) nhận xét “lĩnh vực nào của luật phòng, chống có chương trình phòng ngừa thì kết quả ngược lại” và chứng minh đánh giá này bằng cách dẫn chứng các loại tội phạm ma túy, tham nhũng, môi trường phát hiện tăng trong năm 2017.

Không đồng tình, sáng 7/11, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An) phản biện: “đại biểu Hiền quy kết, lấy hiện tượng thay cho bản chất", đồng thời dẫn chứng số các vụ án ở những lĩnh vực trên tăng so với năm 2016 là “dấu hiệu đấu tranh tích cực”.

Sau phát biểu của đại biểu Cầu, có hai tấm bảng giơ lên để phản biện. Đại biểu Thái Trường Giang (đoàn Cà Mau) cho rằng “Có những vụ việc theo tôi hiểu là đại biểu Hiền muốn nêu lên để thấy những hạn chế còn bất cập ở ngành tư pháp nói chung”. Còn đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) khẳng định: “Tại diễn đàn Quốc hội này thì trước tâm tư nguyện vọng của cử tri gửi gắm, các vị đại biểu Quốc hội nắm bắt được bằng nhiều kênh khác nhau, đại biểu có quyền và có trách nhiệm phản ảnh với Quốc hội”.

Đồng nghiệp của tôi, một phóng viên nghị trường kỳ cựu, lần đầu tiên trong nhiều năm qua ghi nhận một phiên họp Quốc hội có sự tranh luận quyết liệt giữa đại biểu với đại biểu đến vậy.

Đúng như anh nói, hoạt động nghị trường luôn trong tình trạng “nóng”. Quốc hội đã dành 3 ngày (nhiều hơn 0,5 ngày so với các kỳ họp trước đây) cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV có 58 lượt đại biểu Quốc hội đã tham gia tranh luận với 12 thành viên của Chính phủ, bằng gần 30% tổng số lượt đại biểu Quốc hội chất vấn (196 lượt)…

Sự tranh luận đã giúp làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề trong công tác quản lý, điều hành, giải đáp nhiều băn khoăn, thắc mắc, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Không khí thảo luận, tranh luận sôi nổi, thẳng thắn, thể hiện sự chuyển biến từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội tranh luận với số lượt tranh luận tăng lên đáng kể.

Tăng tính công khai, minh bạch

Khác với các phiên chất vấn trước đây, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã dành gần trọn một buổi làm việc để Thủ tướng Chính phủ trả lời các chất vấn của đại biểu Quốc hội, làm rõ những vấn đề cử tri quan tâm. Điều đáng chú ý nữa là phần tranh luận, trả lời luôn có “lửa”.

Điển hình như, trước băn khoăn của đại biểu liệu rằng, một số vụ án tham nhũng có bị “chìm xuồng” không, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đảng, Nhà nước không cho phép “chìm xuồng” các vụ án tham nhũng. Hay tranh luận với Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng về vấn đề nợ công, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (đoàn Hà Nội) cho rằng, điều quan trọng là hiệu quả của đầu tư công. Bởi lẽ, vấn đề về số vốn chỉ là bên ngoài còn linh hồn chính là hiệu quả của đầu tư công bởi nợ công không xấu mà đầu tư không hiệu quả mới thiệt hại kép…

Bên cạnh đó, tính tranh luận, phản biện, dân chủ giữa các đại biểu được thể hiện rõ nét không chỉ ở các phiên chất vấn và trả lời chất vấn mà tại các phiên thảo luận, các đại biểu cũng đã dùng quyền giơ bảng để tranh luận. Việc tăng thời gian các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước đã giúp có thêm nhiều đại biểu được trao đổi, nêu quan điểm, đề xuất các phương án giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước.

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Sùng Thìn Cò (đoàn Hà Giang) đã để lại ấn tượng với phát ngôn về vấn đề chống tham nhũng. “Anh đã tham nhũng tài sản thì những thứ đó chẳng nhẽ có cánh mà bay được. Nó chỉ nằm trong nhà, tài sản của người thân, người bà con, người thân quen... của người tham nhũng chứ chẳng đi đâu được”. Hay như đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đã phát ngôn ấn tượng: “Cần nhìn vụ Đồng Tâm như một cuộc khủng hoảng lòng tin chứ không thuần túy là vụ án hình sự".

Một năm đã qua, hoạt động nghị trường đã khép lại, mở ra một năm mới với những kỳ họp mới, nhưng hẳn sẽ còn nhiều điều cử tri chưa thật sự thỏa mãn, chưa thật an tâm, vẫn còn nhiều nỗi lo về vấn đề tham nhũng, ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, thiên tai; sai phạm trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ… Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng chỉ ra, cần phải có quyết tâm cao hơn, giải pháp đột phá mạnh hơn để khắc phục những hạn chế yếu kém, tạo chuyển biến thiết thực trong thời gian tới.

Một mùa Xuân mới lại về mang theo niềm tin và hy vọng. Điều cử tri quan tâm, kỳ vọng hơn là những quyết sách của Quốc hội sẽ đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Trên mọi nẻo đường, cử tri sẽ luôn dõi theo, “chấm điểm” công bằng với từng lời hứa đã đưa ra tại Nghị trường….

THANH HUYỀN

Tin nổi bật trang chủ
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Sự kiện - Bình luận - Ngọc Ánh - 10 giờ trước
Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 10 giờ trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 10 giờ trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 11 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 11 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 11 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 11 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.