Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đề án cấp bò cho người Ơ Đu (Nghệ An): Còn đó những chuyện buồn

Việt Thắng - Khánh An - 10:59, 14/05/2023

124/304 con bò được cấp trong Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho người Ơ Đu ở bản Văng Môn (xã Nga My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An), đã bị đem bán hoặc bị chết; Nhiều khu chuồng trại được xây dựng hàng trăm triệu đồng cũng bị tháo dỡ, cùng với đó là 6 cán bộ phải vào vòng lao lý... là những chuyện buồn diễn ra ở địa phương này.

Mái tôn chuồng bò cũng bị tháo dỡ đem bán
Mái tôn chuồng bò đã bị tháo dỡ đem bán

Không còn bò, chuồng trại cũng bị tháo dỡ

Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho người dân tộc Ơ Đu được đầu tư kinh phí lên đến 28,5 tỷ đồng, nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người Ơ Đu. Theo đó, năm 2020, đã xây 67 chuồng bò cho bà con ở bản Văng Môn, với kinh phí hơn 12,6 tỷ đồng, đồng thời cấp 304 con bò cho 77 hộ dân, với giá 15 triệu đồng/con.

Những kỳ vọng lớn về đề án, nhằm góp phần thay đổi đời sống cho bà con đã không còn được nói đến nhiều nữa, khi mà gần một nửa số bò đã không còn, nhiều gia đình tháo dỡ chuồng trại… đem bán.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc Nghệ An, đến nay chưa đầy 3 năm, đàn bò chỉ còn 180 con, còn 124 con đã được người dân đem bán hoặc bị chết do dịch bệnh.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi, ông Lo Văn Quỳnh ở bản Văng Môn không hề giấu giếm: Nhà tôi được Đề án cấp 4 con bò. Nhưng do cuộc sống khó khăn nên tôi đã bán đi 2 con để lấy tiền trang trải. Tương tự, ông Lo Văn Tuấn, cũng được cấp 4 con bò, nhưng ngay từ năm 2020, ông này đã bán đi 3 con.

 Hai hộ gia đình khác là ông Lương Văn Tứ và Lương Văn Khái, cũng được cấp mỗi hộ 4 con bò, kiểm tra thì mỗi hộ chỉ còn 1 con. “Nó chết vì bị dịch bệnh” - đó là trả lời của hai ông Tứ và Khái.

Cũng theo các hộ trên, bò được cấp với giá 15 triệu đồng/con nhưng họ chỉ bán với giá từ 5 - 7 triệu đồng/con.

Một hộ dân khác còn đưa ra “cãi lý” với chúng tôi, khi trong chuồng không có con bò nào: “Bò nuôi nhốt nhưng vì không có cỏ cho nó ăn nên phải thả rông vào rừng rồi”.

Tìm hiểu về nguyên nhân bà con bán bò hoặc bò bị dịch bệnh, chết nhiều, chúng tôi được ông Lo Xuân Tình, Bí thư Chi bộ bản Văng Môn, lý giải: Giống bò được mua từ các huyện miền xuôi mang lên nên không phù hợp với địa hình và khí hậu của vùng này, khiến bò bị bệnh và chết. Cách chăn nuôi của người miền núi chỉ dựa vào cỏ, bò không được bổ sung thêm cám và các chất đạm khác, khí hậu cũng rất lạnh vào mùa Đông nên bò kém phát triển.

Cùng nhận định như ông Tình, ông Lô Văn Viên, công chức Địa chính - Nông nghiệp xã Nga My, cho rằng, mỗi gia đình được nhận một lúc 4 con bò là quá nhiều, trong khi nguồn thức ăn không đáp ứng đủ khiến bò bị nhanh sụt cân. Thấy bò sụt cân, gầy, sợ bò chết nên người dân đã phải bán đi.

Bò không còn, nhiều hộ dân đã tháo dỡ mái tôn đem bán hoặc sử dụng vào việc khác. Trong lúc đó, mỗi chuồng bò được đầu tư xây dựng cả trăm triệu đồng, tường gạch xây, mái lợp tôn, có rèm cuốn che chắn…

Theo chính quyền xã Nga My, hiện có 5 hộ tháo dỡ mái và khung chuồng bò đem bán, 8 chuồng bò khác thì đang bỏ hoang.

Chuồng bò thành kho chứa gỗ vì bò đã bị bán
Chuồng bò thành kho chứa gỗ vì bò đã bị bán

Những dư âm… buồn

Ông Vi Mỹ Sơn, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An cho biết, trước khi nhận nuôi bò, người dân đã ký cam kết không tự ý bán bò, không thả rông, không tự ý chuyển đổi sang trâu hoặc gia súc khác. Theo cam kết, người dân không được bán bò mẹ, chỉ bán bê con để phát triển duy trì đàn và chỉ bán bò mẹ khi đã đẻ được 5 - 6 lứa trở lên. Để người dân bán bò và bán cả chuồng là trách nhiệm thuộc về người dân và chính quyền xã đối với công tác quản lý, vì đề án đã thực hiện xong và đã bàn giao cho địa phương. 

Tuy nhiên, ông Sơn cũng cho hay, việc quản lý cũng rất khó vì người dân lén lút bán bò, nên chính quyền xã  rất khó kiểm soát. Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có văn bản đề nghị chính quyền xã Nga My tuyên truyền người dân duy trì đàn bò hiện có, cam kết không tiếp tục bán bò được cấp và không được bán chuồng hoặc chuyển đổi công năng chuồng bò.

Trên thực tế, đề án cấp bò và làm chuồng bò, có thể nói là rất tai tiếng. Năm 2020, khi Đề án vừa thực hiện xong, cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã phát hiện sai phạm và đã khởi tố 6 cán bộ. Theo đó, các cán bộ này đã lập khống chứng từ, nâng khống khối lượng để thanh toán, rút tiền của Nhà nước hơn 1,3 tỷ đồng. 

Ngoài ra, tại gói thầu mua sắm thiết bị máy cày phục vụ trồng trọt và chăn nuôi cho người dân Ơ Đu, những người này đã lập khống hồ sơ, đánh tráo mua máy cày Thái Lan thành máy cày của Nhật Bản để thanh toán số tiền chênh lệch hơn 224 triệu đồng.

Còn về việc xử lý những người tự ý bán bò,, ông Vi Văn Sơn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An cho hay, dù người dân đã cam kết không bán bò và chuồng, nhưng sau khi bàn giao, bò và chuồng trại đã trở thành tài sản của người dân. Do đó, việc người dân tự ý bán bò, chuồng trại rất khó xử lý vì không có căn cứ pháp lý nào để xử phạt người dân.

Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc công bố Quyết định về công tác cán bộ

Ủy ban Dân tộc công bố Quyết định về công tác cán bộ

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 19:23, 21/05/2024
Chiều 21/5, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trao quyết định về công tác cán bộ cho công chức, viên chức quản lý thuộc Ủy ban Dân tộc. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh Chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Nông Thị Hà; đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Kinh tế - Ngọc Chí - 19:08, 21/05/2024
Huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống; đa phần người dân đều làm công nhân cho các Công ty cao su trên địa bàn huyện. Tận dụng thời gian nhàn rỗi, nhiều hộ dân đã quyết định đầu tư vào mô hình nuôi hươu sao và chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu để kiếm thêm thu nhập, hướng đến làm giàu trên vùng đất khó.
Mạo danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng

Mạo danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng

Pháp luật - Vũ Mừng - 19:06, 21/05/2024
Công an tỉnh Hà Giang vừa tiến hành bắt tạm giam đối tượng Trần Trung Hiếu (sinh năm 1994), trú tại Tổ 7, phường Nguyễn Trãi, Tp. Hà Giang, tỉnh Hà Giang về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Cách cúng Lễ Phật đản rằm tháng 4 tại nhà

Cách cúng Lễ Phật đản rằm tháng 4 tại nhà

Xã hội - Minh Nhật - 19:04, 21/05/2024
Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa, chuẩn bị lễ cúng chu đáo, thận trọng lời ăn tiếng nói.
Gia Lai: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục

Gia Lai: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục

Giáo dục - Ngọc Thu - 18:55, 21/05/2024
Ngày 21/5, tại Tp. Pleiku, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại với cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục. Dự hội nghị, có lãnh đạo tỉnh Gia Lai, các sở, ban, ngành có liên quan cùng 164 đại biểu đại diện cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vĩnh Phúc: Công nhận 121 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Vĩnh Phúc: Công nhận 121 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Người có uy tín - Văn Hoa - Thế Dương - 18:44, 21/05/2024
Thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đến nay 100% các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định phê duyệt, công nhận Người có uy tín năm 2024.
AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam cùng bảng đấu với các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào

AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam cùng bảng đấu với các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào

Thể thao - Hoàng Minh - 18:40, 21/05/2024
Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa tổ chức Lễ bốc thăm chia bảng AFF Cup 2024 tại thủ đô Hà Nội. Đội tuyển Việt Nam rơi vào bảng B, cùng các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào.
Đắk Lắk: Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk chính thức hoạt động

Đắk Lắk: Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk chính thức hoạt động

Du lịch - Lê Hường - 18:38, 21/05/2024
Ngày 20/5, UBND huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk.
Thanh Hóa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân biên giới

Thanh Hóa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân biên giới

Tin tức - Quỳnh Trâm - 18:35, 21/05/2024
Ngày 21/5, tại huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa), Sở Ngoại vụ phối hợp với Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao), Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Dân tộc và UBND huyện Mường Lát tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về biên giới lãnh thổ quốc gia.
Quốc hội thảo luận về nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Quốc hội thảo luận về nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Thời sự - Hoàng Quý - 18:33, 21/05/2024
Chiều 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.