Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Để mùa Xuân biên giới bình yên

Như Tâm - 09:30, 06/02/2021

Những ngày cuối năm, ai ai cũng mong muốn ở bên gia đình để được đón một cái Tết cổ truyền xum vầy, nhưng trên dải biên giới Tây Nam, có những người lính vẫn ngày đêm chắc tay súng, tuần tra canh giữ từng cột mốc, đường biên, chấp hành thực hiện ”nhiệm vụ kép”. Đối với họ, đây vừa là niềm vinh dự, vừa là trách nhiệm lớn lao để có được Xuân mới, đất nước yên bình.

Đại tá Nguyễn Thế Anh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, kiểm tra thực địa tại các chốt phòng, chống dịch Covid–19.
Đại tá Nguyễn Thế Anh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, kiểm tra thực địa tại các chốt phòng, chống dịch Covid–19.

Ưu tiên tuyến đầu

Nhận định về tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhất là tiềm ẩn nguy cơ nhập cảnh trái phép, những ngày cuối năm, lực lượng Biên phòng các tỉnh biên giới Tây Nam dồn toàn sức phòng, chống dịch, nhằm bảo vệ bình yên cho người dân. Đặc biệt, là siết chặt tuyến biên giới, không để sót, lọt đối tượng xuất nhập cảnh trái phép, trốn cách ly xảy ra.

Kiên Giang là tỉnh có cả đường biên giới đất liền, biển, đảo. Trong đó, thành phố Hà Tiên có đường biên giới đất liền đối diện với tỉnh Kam Pốt và tỉnh Tà Keo của Campuchia. Trong năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát, lây lan kéo dài, tình hình vi phạm chủ quyền biên giới diễn biến phức tạp hơn.

Theo Đại tá Nguyễn Thế Anh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang, để bảo đảm an toàn, bình yên nơi tuyến biên giới, đơn vị có chủ trương và thống nhất tổ chức ăn Tết sớm cho anh em. Ngay sau đó, toàn lực lượng dồn sức vào cuộc chiến bám đường biên kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh, xâm nhập biên giới và các loại tội phạm khác.

“Bên cạnh việc kiện toàn hoạt động, BĐBP tỉnh Kiên Giang còn kiện toàn lực lượng các chốt phòng, chống dịch Covid-19, kết hợp đấu tranh chống buôn lậu biên giới đường bộ lẫn đường biển”, Đại tá Thế Anh thông tin.

Cảm nhận được sự hy sinh thầm lặng của lực lượng làm nhiệm vụ kiểm soát biên giới mùa Tết, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND các tỉnh biên giới Tây Nam không chỉ ưu tiên chia sẻ vật chất, mà còn dành nhiều sự quan tâm sâu sắc để động viên tinh thần các chiến sĩ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn cho biết, trong bối cảnh nhạy cảm như hiện nay, cần phải tạo được “hàng rào sống” mới đủ sức kiểm soát biên giới một cách hiệu quả nhất.

Bởi bên cạnh dịch Covid-19, còn có thêm mối nguy từ dịch bệnh Chikungunya xảy ra ở nước bạn Campuchia đang diễn biến phức tạp. Bệnh do virus, lây truyền sang người qua trung gian là muỗi Aedes nhiễm bệnh và đến nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa cũng như điều trị. Trong khi đó, do thành lập trong tình thế thiếu chủ động, nên hầu hết các chốt kiểm soát dọc biên giới trong tình trạng tạm bợ, thiếu thốn.

“Chúng tôi vừa đi thực địa, đến tận nơi, tận mắt chứng kiến và rất chia sẻ với cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát. Với tâm thế dành những gì tốt đẹp nhất cho tuyến đầu, chúng tôi đã thống nhất quan điểm, chỉ đạo các bộ phận chuyên môn nghiên cứu, xử lý bổ sung nhanh nhất có thể”, Đại tá Nguyễn Thế Anh chia sẻ.

Các lực lượng phối hợp tuần tra 24/24h trên địa phận Cửa khẩu Long Bình (tỉnh An Giang).
Các lực lượng phối hợp tuần tra 24/24h trên địa phận Cửa khẩu Long Bình (tỉnh An Giang).

Để biên giới bình yên

Tại tỉnh An Giang, địa phương có đường biên giáp với nước bạn Campuchia. Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: Tỉnh đã giao cho BĐBP chủ trì, phối hợp cùng các lực lượng, địa phương đẩy mạnh việc tổ chức kiểm tra các chốt kiểm soát theo trạng thái 24/24h. Đồng thời, tăng cường kiểm soát chặt chẽ các đường mòn, lối mở không để các trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, nhất là trong dịp tết Nguyên đán này. Đối với trường hợp xảy ra vừa qua, tỉnh đã yêu cầu quán triệt BĐBP phải rút kinh nghiệm, làm tốt công tác phòng, chống dịch trong thời gian sắp tới”.

Đại úy Nguyễn Văn Ngọc Hòa, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Phú Hữu (huyện An Phú) cho biết: Hai xã Phú Hữu và xã Quốc Thái (thuộc huyện An Phú) có địa hình phức tạp vì có đường biên giới bằng đường bộ và đường sông. Khu vực này rất thuận lợi để các đối tượng lựa chọn vượt biên trái phép. Vì thế, Đồn Biên phòng Phú Hữu đã bố trí 9 tổ công tác mật phục và lưu động để kiểm soát và tuần tra. “Dịp Tết, tình hình vượt biên trái phép dọc tuyến biên giới rất phức tạp. Do vậy, đơn vị đã làm công tác tư tưởng và động viên các chiến sĩ nêu cao tinh thần trách nhiệm; phối hợp với ban ngành, đoàn thể địa phương tuyên truyền cho người dân sống ở biên giới về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Khi có người lạ đến cư trú, thông báo cho lực lượng Biên phòng hoặc chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời”, Đại úy Hòa nói.

Những đống lửa được đốt lên xua bóng tối và muỗi độc trong những phiên gác đêm.
Những đống lửa được đốt lên xua bóng tối và muỗi độc trong những phiên gác đêm.

Để mục sở thị công việc, hoạt động của các chiến sĩ nơi tuyến đầu biên giới Tây Nam, khi mặt trời vừa núp sau những rặng cây thốt nốt, đoàn công tác của chúng tôi đến được với điểm chốt 12 khu vực biên giới Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang). Trung uý Hoàng Văn Nhân, Chốt trưởng chốt 12, thuộc quân số Đồn Gành Dầu (Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên), chia sẻ, được sự quan tâm của các cấp chỉ huy, cơm thì có anh em hậu cần nấu sẵn, các chốt cử người đến lấy mang về. Ở chốt này, may mắn là có điện thắp sáng và sinh hoạt; Chỉ riêng về nước sinh hoạt và nhà vệ sinh là khó khăn do chốt dựng trên tuyến đê biên giới, phía dưới đồng ruộng cạn nước, tạo nhiều ao tù, nên muỗi nhiều quá…

“Chủ trương của cấp trên, quân số mỗi chốt bảo đảm có BĐBP và Cảnh sát cơ động của Công an tỉnh tăng cường. Anh em trong chốt đều xác định vai trò trách nhiệm, cũng như tâm thế thực hiện khẩu lệnh: “Đồn là nhà…”, đón Xuân trên biên giới cũng như đón Xuân ở nhà”, Trung uý Nhân bộc bạch./.

Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 1 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 1 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 2 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.