Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Để người nghèo không bị bỏ lại phía sau: Xã hội hóa nguồn lực (Bài 3)

Tiêu Dao - Vĩnh Sơn - 17:55, 24/12/2023

Xóa đói giảm nghèo là vấn đề toàn dân và cả nước, cần phải có cách tiếp cận toàn dân và trên bình diện quốc gia. Đó là cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cần phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp tục đồng hành, chung tay, có các hoạt động thiết thực, đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội.

(BCĐ- TT vận động ND) Để người nghèo không bị bỏ lại phía sau: Xã hội hóa nguồn lực, chung tay bằng các hoạt động thiết thực (Bài 3)
Xã hội hóa nguồn lực để hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo đang phát huy hiệu quả

Chung tay giảm nghèo

Theo chỉ số nghèo đa chiều được công bố mới đây, Việt Nam là 1 trong 25 quốc gia giảm nghèo đa chiều thành công trong 15 năm qua. Nghèo đa chiều là cách đánh giá mới theo tiêu chí về thu nhập (dưới 2,15 USD/ngày - tương đương 50.000 đồng/ngày) và mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, giáo dục, điều kiện sống… Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), từ năm 2016 - 2020, Việt Nam bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới hướng tới giảm nghèo bền vững, tiếp cận đa chiều theo xu hướng chung của các nước trên thế giới. Đây là phương pháp tiếp cận mới, tiến bộ hơn, có tính nhân văn, tác động toàn diện hơn đến người nghèo, nhưng cũng là thách thức mà Việt Nam phải đối mặt.

Kết quả khảo sát mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều liên tục giảm trong giai đoạn 2016-2022. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2022 là 4,3%, giảm 0,1% so với năm 2021 và giảm bình quân 0,81% trong giai đoạn 2016 - 2022. Ước tính tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93% (giảm 1,1% so với cuối năm 2022), tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%), tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%), đạt mục tiêu đề ra. 

Báo cáo về kết quả giảm nghèo trong thời gian qua, Bộ LĐTBXH cũng chỉ rõ, công tác giảm nghèo đạt được nhiều thành tựu, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều liên tục giảm trong giai đoạn 2016 - 2022. Kết quả thực hiện giảm nghèo ở các vùng dân tộc thiểu số cũng đạt được những bước tiến. Mặc dù khoảng cách về tỷ lệ nghèo đa chiều giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số khá lớn, nhưng đã được thu hẹp dần dưới tác động của hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về giảm nghèo được Chính phủ ban hành khá đồng bộ, toàn diện để hỗ trợ người nghèo. Tuy nhiên, thách thức trong công tác xóa đói giảm nghèo vẫn còn ở phía trước khi phần lớn hộ nghèo vẫn còn thiếu sinh kế, giảm nghèo cũng chưa thật sự bền vững...

Trong nhiều năm qua, tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ hơn 6,5 triệu hộ vượt ngưỡng nghèo; giải quyết việc làm cho hơn 6,4 triệu lao động; hỗ trợ gần 3,9 triệu học sinh, sinh viên được vay vốn đi học; xây dựng hơn 18 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng gần 772 nghìn căn nhà cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hiện nay, 100% đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện đã cân đối, ủy thác vốn ngân sách địa phương sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay, đưa tổng nguồn vốn thực hiện của NHCSXH đến 30/9/2023 đạt 333 nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 310 nghìn tỷ đồng. 

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện 3 chương trình mục tiêu Quốc gia thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, qua đó góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội; ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn; giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước: giai đoạn 2001 - 2005 từ 17% xuống 7%; giai đoạn 2005 - 2010 từ 22% xuống 9,45%; giai đoạn 2011 - 2015 từ 14,2% xuống 4,25%; giai đoạn 2016 - 2021 từ 9,88% xuống 2,23%.

(BCĐ- TT vận động ND) Để người nghèo không bị bỏ lại phía sau: Xã hội hóa nguồn lực, chung tay bằng các hoạt động thiết thực (Bài 3) 1
Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng

Những nguồn lực cần thiết

Phong trào thi đua chung tay vì người nghèo được phát động được triển khai sâu rộng. Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức thực hiện phong trào thi đua, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Phát hiện và nhân rộng các điển hình, mô hình giảm nghèo hiệu quả, sáng kiến giảm nghèo, giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, trong bối cảnh hậu đại dịch Covid-19, Đảng và Nhà nước đã kịp thời có nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả đối với người dân bị ảnh hưởng, nhất là người nghèo.

Năm 2023, kinh phí thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đã phân bổ từ ngân sách Trung ương là 12.692 tỷ đồng ngân sách địa phương là 902,778 tỷ đồng. Theo số liệu tổng hợp từ các Bộ, Cơ quan Trung ương, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển 8 tháng đầu năm 2023 là 1.410,892 tỷ đồng đạt 26%, ước giải ngân đến hết tháng 9 năm 2023 là 4.007,572 tỷ đồng (trong đó 2.019,514 tỷ đồng thanh toán vốn kéo dài năm trước chuyển sang đạt 60%, 1.988,059 tỷ đồng thanh toán kế hoạch vốn giao trong năm 2023, đạt 37%). Kinh phí thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên bố trí từ ngân sách trung ương năm 2023 ước trên 20.000 tỷ đồng. Các Bộ ngành cũng có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp hỗ trợ các hộ nghèo không còn khả năng lao động từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa. 

Giai đoạn 2021-2023, các bộ ngành, đoàn thể, các nhóm thiện nguyện và cá nhân hảo tâm đã vận động các nguồn lực, ủng hộ nhiều chương trình thiện nguyện; phối hợp với MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên kêu gọi, vận động các nguồn lực, hỗ trợ xây mới và sửa chữa hàng ngàn ngôi nhà Đại đoàn kết cho người nghèo, cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... Theo đó, hàng nghìn tỷ đồng đã được huy động, ủng hộ cho các hoạt động: xây dựng cầu dân sinh, các trường và điểm trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai bão, lũ bão, ủng hộ học sinh nghèo vượt khó hàng ngàn cặp, sách, bộ quần áo ấm; hỗ trợ người dân nghèo, người khuyết tật khám, chữa bệnh; nấu cơm miễn phí cho bệnh nhân tại các bệnh viện; ủng hộ gạo và các vật phẩm giúp người nghèo; hỗ trợ các hoạt động hiến máu cứu người...

Tại các địa phương, MTTQ các cấp cũng đã thường xuyên có những giải pháp nhằm phát huy tính đa dạng, phong phú trong việc giúp đỡ người nghèo, tùy theo điều kiện, khả năng của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để tham gia giúp đỡ người nghèo. Từ nguồn lực ủng hộ, nguồn Quỹ Vì người nghèo các cấp đã tập trung cùng với nguồn hỗ trợ của Chính phủ để tiếp tục thực hiện xây dựng nhà Đại đoàn kết, xóa nhà dột nát cho hộ nghèo. Đối với những địa phương đã hoàn thành mục tiêu xây dựng nhà ở tiếp tục thực hiện hỗ trợ người nghèo về vật tư, công cụ sản xuất, giống cây con, hỗ trợ cho học sinh đi học, hỗ trợ chữa bệnh nặng, hiểm nghèo khi ốm đau, nằm viện, hỗ trợ nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày lễ lớn, hỗ trợ các công trình thiết yếu phục vụ cộng đồng.

(BCĐ- TT vận động ND) Để người nghèo không bị bỏ lại phía sau: Xã hội hóa nguồn lực, chung tay bằng các hoạt động thiết thực (Bài 3) 2
Người nghèo được hỗ trợ vốn để an cư, phát triển kinh tế.

Theo báo cáo của UBTW MTTQ Việt Nam, từ năm 2021 đến tháng 9/2023, MTTQ Việt Nam 4 cấp đã vận động Quỹ Vì người nghèo và an sinh xã hội được trên 18.049 tỷ đồng, trong đó Quỹ Vì người nghèo đã vận động được trên 4.535 tỷ đồng, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ chương trình an sinh xã hội trực tiếp các địa phương trên 13.513 tỷ đồng. Với sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước và sự trợ giúp của cộng đồng, MTTQ các cấp đã giúp đỡ xây mới và sửa chữa được 103.514 nhà Đại đoàn kết cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ trên 4,7 triệu lượt người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về khám chữa bệnh, trợ giúp trên 443.600 lượt người nghèo về phát triển sản xuất, hỗ trợ xây dựng hàng trăm công trình dân sinh…

Tại Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2022, đã có 167 cơ quan, đơn vị, tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm đã ủng hộ và đăng ký ủng hộ Quỹ Vì người nghèo và chương trình an sinh xã hội với số tiền trên 1.177 tỷ đồng, trong đó qua Quỹ Vì người nghèo Trung ương gần 134 tỷ đồng, an sinh xã hội trên 1.043 tỷ đồng.

Việc xã hội hoá, huy động nguồn lực phục vụ công tác giảm nghèo đã có sự chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở, đồng thời đã quản lý, sử dụng các loại quỹ, vốn đầu tư giảm nghèo đúng mục đích, đối tượng, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả. Việc huy động được sức mạnh của toàn xã hội tham gia giảm nghèo đã tạo được môi trường, điều kiện thuận lợi cho người nghèo tự lực vươn lên cải thiện cuộc sống, từng bước thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng và trong cộng đồng, bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ lĩnh của bản Ngà

Thủ lĩnh của bản Ngà

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 23:07, 08/05/2024
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế, được bà con tin tưởng làm theo…
Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:10, 08/05/2024
Sáng 8/5, dự Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lên tầm cao mới, trong đó có việc sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 10:51, 08/05/2024
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 10:26, 08/05/2024
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 10:18, 08/05/2024
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 09:15, 08/05/2024
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 09:09, 08/05/2024
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 09:04, 08/05/2024
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 08:55, 08/05/2024
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 08:48, 08/05/2024
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.