Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Đến với người Dao nơi Cổng Đá

Lê Na - 12:01, 12/04/2021

35 năm định cư ở vùng đất mới, bà con người Dao ở xóm Cổng Đá, xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã đoàn kết một lòng, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cổng Đá hôm nay đã có điện, đường, trường học khang trang. Cuộc sống đang khởi sắc từng ngày trên vùng quê yên bình này.

Một nét sinh hoạt truyền thống của người Dao ở Cổng Đá
Sinh hoạt thường ngày của người Dao ở Cổng Đá

Chúng tôi theo sau Trưởng thôn Triệu Đức Liêm (30 tuổi) ngược dốc núi lên xóm Cổng Đá thuộc xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang vào một ngày mưa, sương giăng mù mịt. Xe máy cài số một, rì rì bò ngược con đường bê tông lên núi. Tưởng như mình đang cưỡi ngựa sắt leo lên cổng trời. Từ trung tâm huyện vào tới Cổng Đá mất khoảng một tiếng đi xe máy. Nơi đây có đồng bào Dao từ biên giới phía Bắc về định cư giữa những năm tám mươi của thế kỷ trước. Thôn nằm trên một dãy núi cao, đã hơn một phần ba thế kỷ sinh sống ở đây, người Dao đã "đi xuyên qua" một vùng đá núi, mở mang xây dựng cuộc sống của mình ngày càng no ấm.

May cho chúng tôi, đường vào nhà ông Đặng Văn Tỉn và bà Đặng Thị Khé trong thôn là đường bê tông nên trời mưa cũng đỡ vất vả hơn. Nhà ông Tỉn xây kiên cố, theo kiểu hiện đại, nhiều phòng riêng biệt, diện tích sử dụng tới 146 mét vuông. 

Ngoài trời vẫn mưa rào rào. Trong tiếng mưa, chủ nhà lơ đãng qua khói thuốc lào, nhớ về ngày xưa. Hồi đó, ông bà định cư ở Cao Mã Pờ - một xã biên giới, đặc biệt khó khăn thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, gia đình ông Tỉn cùng mười hai hộ người Dao của thôn Thèn Ván, xã Cao Mã Pờ chuyển về định cư tại huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) để cùng bắt tay xây dựng cuộc sống mới. Biết bao gian khó, nhọc nhằn khi lập nghiệp nơi quê hương mới. Nhưng rồi những vụ ngô, lúa bội thu, quả ngọt đầu tay đã níu giữ họ. Cuộc sống lại sinh sôi, nảy nở, vợ chồng ông sinh thêm hai con nữa.

Nay, cả bốn con, hai trai, hai gái của ông đều đã trưởng thành, xây dựng gia đình riêng. Ông Tỉn đã có tám cháu, nội, ngoại. Cháu lớn nhất đang học lớp 12. Từ phát triển sản xuất, làm dịch vụ vận tải vật liệu xây dựng, năm 2018, ông đã xây ngôi nhà này trị giá hơn 500 triệu đồng.

Người Dao ở Cổng Đá vẫn bảo tồn tốt trang phục truyền thống của dân tộc mình.
Người Dao ở Cổng Đá luôn có ý thức bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Mưa ngớt hẳn, bầu trời cao xanh hơn, tôi bước ra đường bê tông để nhìn bao quát hơn nơi núi non này. Xóm Cổng Đá tụm lại hai mươi sáu ngôi nhà xen giữa màu xanh cây ăn quả. Ba mươi lăm năm định cư, số hộ đã tăng gấp đôi so với ban đầu, hiện Cổng Đá có 133 nhân khẩu.. Bên cạnh những ngôi nhà trình tường là những ngôi nhà mái ngói, mái tôn kiên cố, khang trang, trong đó có những ngôi đẹp, hiện đại như nhà của Đặng Phong Toàn, Bàn Văn Pao, Triệu Thị Lù, Đặng Phú Quang. Họ là những chàng trai, cô gái người Dao sinh ra từ mảnh đất này và đang làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Mấy năm trước, Quang đi làm công ty ở Bắc Giang. Có tiền, anh cùng vợ về quê hương phát triển cam sành, cây thương hiệu của đất Hàm Yên. Đất dốc và núi đá là điều kiện lý tưởng cho cam sành phát triển. Hiện tại, vợ chồng anh sở hữu cả một triền đồi cam xanh mướt, hứa hẹn những mùa trái ngọt.

Còn Bàn Văn Pao, Chẩn Văn Khu, Đặng Phong Toàn cũng đang mạnh dạn xây dựng các trang trại trồng mía, cam, chè và cây lâm nghiệp với quy mô vừa. Mỗi hộ đã có vườn cam trên bốn trăm gốc, bắt đầu cho thu hoạch.

Có thể nói, từ khi bà con người Dao về đây, Cổng Đá đã bước sang một trang mới. Thôn đã có điện, đường, trường học khang trang. Trẻ con đến trường được đi trên con đường bê tông. Người ốm đau được chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh kịp thời. Đói no bà con cùng sẻ chia, đoàn kết. Ai khó khăn được Nhà nước hỗ trợ, người Dao ở Cổng Đá vượt lên bằng những khát khao của chính mình. 

Trưởng thôn Bàn Văn Liêm dẫn chúng tôi tới thăm nhà chị Lý Thị Nính, sinh năm 1961, y tá thôn bản. Ngôi nhà mới khang trang của chị nằm dưới chân núi, giữa một “ngã ba kinh tế” của xã Thái Sơn. Chị Nính dáng người mảnh mai, gương mặt nhân ái, dễ gần. Chị rất nhiệt tình với công việc, gần gũi với đồng bào, dù mưa hay nắng, chị luôn có mặt khi có ai ốm đau, ai bệnh tật. Chỉ Nính bảo, Cổng Đá có 9 người đi làm ngoài tỉnh, dịp về địa phương đều phải kiểm tra y tế. Sức khỏe của mọi người dân trong thôn được chị chăm sóc chu đáo..

Tôi phóng tầm mắt, cả một vùng đồi gò nhấp nhô như bát úp, xen kẽ là ao hồ và con suối nhỏ, đất đai phù hợp nên cây chè và nhiều loại cây ăn trái rất tốt. Màu xanh no mắt. Tôi nói với Trưởng thôn Liêm, mai này, khi cuộc sống phát triển hơn, đây sẽ là khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp. Liêm cười, đó cũng là ước mơ của thôn. Thái Sơn đang tiến về đích nông thôn mới. Bà con Cổng Đá cũng phải gắng sức mình làm đẹp, giàu cho bản làng.

Rời ngôi nhà trình tường của anh Đặng Văn Xuân, một trong 6 ngôi nhà theo kiến trúc cổ, độc đáo của đồng bào vùng cao. Nắng sau mưa hắt lên tường đất một màu vàng cổ tích, huyền thoại đầy mê hoặc. Nắng soi lung linh trên những giọt mưa sót lại dưới mái tranh. Trẻ con, ngày cuối tuần rủ nhau nô đùa ríu rít.

Nắm chặt bàn tay chàng trai người Dao, thấy lòng mình ấm lại. Chia tay Cổng Đá, tôi trở về mang theo tâm tình và nghị lực của những người trẻ dám "đi xuyên qua" núi đá để xây dựng cuộc sống ấm no.

Tin cùng chuyên mục
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh thăm và chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân Đại lễ Phật đản

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh thăm và chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân Đại lễ Phật đản

Tin tức - Hồng Phúc - 3 giờ trước
Nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024, chiều ngày 21/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, đã đến thăm Giáo Hội Phật giáo Việt Nam.
Chuyên gia chỉ cách phòng, tránh sét khi xảy ra mưa dông

Chuyên gia chỉ cách phòng, tránh sét khi xảy ra mưa dông

Xã hội - Minh Nhật - 3 giờ trước
Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai thông tin, vào chiều tối 19/5, khắp các tỉnh Bắc bộ đã xảy ra mưa dông lớn kèm theo sấm sét. Mưa dông xối xả vào cuối giờ chiều đã khiến nhiều người đi đường không kịp trở tay.
Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33

Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33

Tin tức - Trường An - 3 giờ trước
Sáng 21/5, Tổng cục Hải quan đã tổ chức Họp báo chuyên đề Hải quan Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33. Bà Nguyễn Việt Nga - Vụ Phó vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Hải quan) chủ trì buổi Họp báo.
Cần làm rõ khái niệm

Cần làm rõ khái niệm "đường khác" thuộc hệ thống đường giao thông nông thôn trong dự thảo Luật Đường bộ

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Sáng 21/5, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ.
Gia Lai: Bùng phát bệnh lở mồm long móng ở huyện Mang Yang

Gia Lai: Bùng phát bệnh lở mồm long móng ở huyện Mang Yang

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Ngày 21/5, tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai cho biết, từ ngày 13 - 17/5, tại làng Bông Pim (xã Đăk Jơ Ta, huyện Mang Yang) đã phát hiện 12 con bò của 5 hộ dân mắc bệnh lở mồm long móng. Qua điều tra dịch tễ xác định, bò mắc bệnh do tự phát, nguyên nhân có thể do thời tiết diễn biến thất thường, bất lợi cho sức khỏe của đàn vật nuôi.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Thọ: Khen thưởng tập thể, cá nhân bắt vụ vận chuyển cá thể hổ còn sống

Phú Thọ: Khen thưởng tập thể, cá nhân bắt vụ vận chuyển cá thể hổ còn sống

Tin tức - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Công an tỉnh Phú Thọ đã tổ chức trao thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc Công an huyện Cẩm Khê, đã có thành tích xuất sắc trong chuyên án đấu tranh với tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm.
Xử phạt hành chính nhóm người tập Yoga trên đường giao thông

Xử phạt hành chính nhóm người tập Yoga trên đường giao thông

Xã hội - Minh Nhật - 3 giờ trước
Đại diện Cục Cảnh sát Giao thông, Bộ Công an cho biết, nhóm người tập trung đông người, nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cao Bằng đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cao Bằng đã giải ngân được 302.049 triệu đồng/1.526.790 triệu đồng, bằng 20% kế hoạch.
Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Sáng 21/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội đã thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ.
Kon Tum: Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước nước cho trẻ em

Kon Tum: Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước nước cho trẻ em

Trang địa phương - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Sáng 21/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ Khai mạc Hè, Ngày Olympic trẻ em và Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước tỉnh Kon Tum năm 2024. Chương trình nhằm giúp trẻ em trên địa bàn tỉnh rèn luyện thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe và phòng, chống tai nạn đuối nước, nhất là vào dịp Hè.