Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Điểm đến Quỳnh Sơn

Văn Hoa - 18:47, 21/12/2021

Làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, xã Bắc Quỳnh, nằm trong thung lũng Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn từ lâu đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng xứ Lạng, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân. Để đạt được kết quả đó có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, giữ gìn làng nghề gắn với việc bảo vệ môi trường sống.


Toàn cảnh Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn nhìn từ đỉnh Nà Lay.(Ảnh Dương Tuấn)
Toàn cảnh Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn nhìn từ đỉnh Nà Lay.(Ảnh Dương Tuấn)

Tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù

Mới đây, cùng Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc về huyện Bắc Sơn, chúng tôi đã có những trải nghiệm đầy thú vị tại Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn (xã Bắc Quỳnh). Từ Quốc lộ 1B rẽ vào chừng hơn 2 cây số, chúng tôi đi qua làng nghề làm ngói âm dương truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm.Hầu hết các ngôi nhà sàn người Tày tại đây đều được lợp bằng ngói âm dương, tạo nên sự độc đáo, khác biệt.

Men theo con đường bê tông sạch sẽ tìm về homestay của gia đình ông Dương Công Chích, nhiều thành viên trong đoàn ồ lên, khi nhìn thấy dưới con mương bên cạnh đường có rất nhiều ốc. Vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của ngôi làng hài hòa cùng hàng trăm ngọn núi lô nhô khiến mọi người mê đắm.

Gia đình ông Dương Công Chích là một trong 5 hộ đầu tiên làm homestay tại Bắc Sơn. Ông Chích cho biết, năm 2010, khi có chủ trương đầu tư để Quỳnh Sơn trở thành điểm du lịch cộng đồng của tỉnh, gia đình ông đã mạnh dạn nâng cấp ngôi nhà sàn đang ở để đón khách du lịch.

Bên cạnh đó, ông và các thành viên trong gia đình đã đi học các lớp tập huấn về du lịch do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức như: học cách tiếp đón khách, cách nấu ăn, trải ga giường, giữ gìn vệ sinh… Ngoài gia, gia đình ông còn được hỗ trợ quạt, chăn ga và một số phương tiện khác để đáp ứng được yêu cầu đón khách.

Sau vụ mùa bội thu.(Ảnh Dương Tuấn)
Sau vụ mùa bội thu.(Ảnh Dương Tuấn)

Ông Chích phấn khởi chia sẻ, việc kinh doanh dịch vụ du lịch giúp gia đình ông có việc làm ổn định và cho nguồn thu nhập khá. Đặc biệt, những năm 2016 đến 2019, mỗi năm gia đình ông thu hơn 200 triệu đồng, có những tháng thu từ 30-40 triệu đồng. Ngoài ra, còn tạo việc làm cho bà con hàng xóm xung quanh, giúp tiêu thụ nông sản cho người dân trong vùng…

Tương tự, gia đình ông Dương Công Chài bắt đầu đón khách từ năm 2010. Theo ông Chài, vào những năm 2015 đến 2019, gia đình ông đón trên 1.000 lượt khách, cho thu nhập từ dịch vụ nghỉ khoảng 80 - 90 triệu đồng, nếu tính cả dịch vụ ăn uống thì cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm.

Ông Chài tự hào chia sẻ rằng, Làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn có 446 hộ, 99% là người dân tộc Tày. Gần 100% người dân vẫn sống trong nhà sàn truyền thống và tất cả đều quay về hướng Tây Nam. Người dân trong làng luôn có ý thức bảo vệ môi trường sống, mỗi hộ nộp 50 ngàn 1 tháng để thu gom, xử lý rác thải tập trung; canh tác lúa nước phủ kín ruộng đồng để tạo thành hình ảnh đẹp cho làng…

Khách du lịch chụp ảnh lưu niệm với đội văn nghệ của xã.(Ảnh Dương Tuấn)
Khách du lịch chụp ảnh lưu niệm với đội văn nghệ của xã.(Ảnh Dương Tuấn)

Bản sắc văn hóa được phát huy

Khi đến với Quỳnh Sơn, ngoài thưởng thức phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, du khách còn được đắm mình trong di sản Then- đàn tính độc đáo của người Tày. Xã Bắc Quỳnh có một đội văn nghệ biểu diễn các tiết mục dân tộc để phục vụ khách du lịch.

Anh Dương Công Trọng, thành viên trong nhóm biểu diễn cho biết, xã có quy định, mỗi một buổi diễn chỉ được thu 1 triệu đồng, gồm 6 - 7 bài hát và 1 bài múa trầu của người Tày, bao gồm MC và các loại nhạc cụ đi kèm. Các gia chủ có khách du lịch sẽ niềm nở đón đội văn nghệ đến với gia đình và cung cấp điện, ánh sáng cần thiết cho buổi biểu diễn. Đặc biệt, các chương trình văn nghệ, loa đài sẽ dừng sau 22h để đảm bảo yên tĩnh cho cả khách du lịch và người dân lân cận.

Biểu diễn hát Then- đàn tính phục vụ khách du lịch.(Ảnh Dương Tuấn)
Biểu diễn hát Then đàn tính phục vụ khách du lịch.(Ảnh Dương Tuấn)

Ngoài ra, Bắc Sơn còn thực hiện rất tốt khâu xúc tiến và quảng bá du lịch như: duy trì, tổ chức Lễ hội: “Quýt vàng Bắc Sơn” và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp - văn hóa - du lịch huyện Bắc Sơn; Lễ hội Ná Nhèm…; thực hiện công tác tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông, truyền hình địa phương, trang Thông tin điện tử, trang fanpage, facebook... về các sản phẩm du lịch, các điểm du lịch, các hoạt động du lịch trên địa bàn; phát miễn phí bản đồ du lịch, tập gấp hướng dẫn về du lịch Bắc Sơn…

Nhờ đó mà khách du lịch đến với Quỳnh Sơn nói riêng và Bắc Sơn nói chung tăng cao. Năm 2015, có 13.500 lượt khách đến Bắc Sơn thì đến năm 2019 đã tăng lên 130.000 lượt.

Bà Đỗ Thanh Loan, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Bắc Sơn cho biết, để nâng cao hiệu quả trong hoạt động du lịch, trong thời gian tới, Bắc Sơn sẽ tiếp tục đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại xã Bắc Quỳnh gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc Tày; dàn dựng trích đoạn múa rối, múa tiên, múa tán đàn trong không gian Đình Chùa; tổ chức xô diễn hát Then, hát ví, múa rối, múa tiên, múa tán đàn và lửa trại vào cuối tuần tại sân vận động trên địa bàn thôn Đon Riệc 2 xã Bắc Quỳnh; xây dựng tour thăm quan rừng nghiến nguyên sinh tại thôn Đông Đằng, xã Bắc Quỳnh; xây dựng tuyến leo núi, ngắm cảnh trên đỉnh Nà Lay…

Mục tiêu đến năm 2025, nâng tổng số hộ có đủ điều kiện kinh doanh lưu trú lên 13 hộ và đón khoảng 50.000 lượt khách du lịch.

Tin cùng chuyên mục
Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỉ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đây là Dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025.
Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỉ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đây là Dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025.
Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống

Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống

Chính sách dân tộc - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1194/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản và Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.
Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Sức khỏe - Như Ý - 1 giờ trước
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, rất dễ lây và thường gặp ở trẻ em. Việc nhận biến các biểu hiện, hiểu rõ về cách phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ giúp bệnh dễ kiểm soát, trẻ nhanh hết bệnh. Đặc biệt, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường khi mắc bệnh, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị ngay lập tức.
Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Tin tức - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
Thông tin từ UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, Festival 100 năm cây Dừa sáp lần đầu tiên được tỉnh Trà Vinh tổ chức nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu, giá trị của trái dừa sáp Trà Vinh. Festival sẽ được tổ chức kết hợp với Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè vào cuối tháng 8/2024.
Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Kinh tế - Minh Nhật - 3 giờ trước
Ngày 7/5, khoảng 15 tấn củ sen cấp đông của Đồng Tháp chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Lễ công bố xuất khẩu lô sen sang thị trường Nhật Bản là một trong những hoạt động của Lễ hội Sen lần thứ II năm 2024, của tỉnh Đồng Tháp.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng

Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng "cỏ Mỹ"

Pháp luật - Minh Nhật - 3 giờ trước
Một nữ nghi phạm 69 tuổi tại Đà Nẵng bị công an phát hiện đang tàng trữ đến 273 gói ni lông chứa “cỏ Mỹ” trong người.
Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Man United có chuyến làm khách trên sân của Crystal Palace. Trên sân Selhurst Park, Man United đã có màn trình diễn thảm họa và nhận thất bại nặng nề với tỉ số 4-0.
Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
6 đối tượng mang quốc tịch Lào vừa bị lực lượng Bộ đội Biên phòng bắt giữ, khi dùng ô tô 16 chỗ vận chuyển 121 kg ma túy.
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Tin tức - Minh Thu - 6 giờ trước
Thông tin từ UBND TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh) khiến 568 người nhập viện, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 10 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.