Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước

PV - 14:41, 23/12/2020

Thủ tướng nêu rõ, việc xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước. Vai trò, trách nhiệm của Bộ, ngành Tư pháp trong giai đoạn tới ngày càng quan trọng, đòi hỏi Bộ, ngành Tư pháp cần tiếp tục phát huy vai trò “nhạc trưởng” trong việc tham mưu xây dựng và thi hành pháp luật.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2021, định hướng nhiệm kỳ 2021-2025 của Bộ Tư pháp vào sáng nay, 23/12. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2021, định hướng nhiệm kỳ 2021-2025 của Bộ Tư pháp vào sáng nay, 23/12. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2021, định hướng nhiệm kỳ 2021-2025 của Bộ Tư pháp vào sáng nay, 23/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, thể chế pháp luật là nền tảng quan trọng để xây dựng, phát triển đất nước. Trong nhiệm kỳ này, Thủ tướng đã 3 lần dự hội nghị của ngành tư pháp, và gần đây nhất là dự Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật vào 24/11. “Chính phủ chúng ta trong bất kỳ điều kiện nào cũng nhận thức rõ vai trò quan trọng của ngành tư pháp”. Trong 5 năm qua, hệ thống pháp luật của nước ta tiếp tục được hoàn thiện, phát triển cơ bản cân đối trên mọi lĩnh vực.

Nhờ đó, kinh tế-xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong khi hầu hết các nền kinh tế rơi vào suy thoái do tác động của dịch Covid-19, với việc chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt thực hiện “mục tiêu kép”, Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng dương, có thể đạt xấp xỉ 3% trong năm nay. Các định chế tài chính lớn của quốc tế đều cho rằng Việt Nam tăng trưởng đứng đầu thế giới. Xuất khẩu đạt mức kỷ lục, xuất siêu có thể đạt trên 20 tỷ USD.

Cho biết về thành công trong phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng dẫn lại báo cáo về thương hiệu quốc gia năm 2020 (Nation Brands 2020) mà Brand Finance, hãng định giá thương hiệu của Anh mới công bố, cho thấy, nhờ phòng chống Covid-19 tốt, giá trị thương hiệu của Việt Nam tăng lên 319 tỷ USD năm nay, tăng 29% so với năm ngoái. Thứ hạng cũng cải thiện từ 42 lên 33. Và vừa qua, tại Phiên họp toàn thể, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết thành lập Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh vào ngày 27/12 hằng năm. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này, cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nhấn mạnh vai trò của cán bộ tư pháp, Thủ tướng cho rằng, hệ thống ngành tư pháp, với đội ngũ đông, hơn 45.000 người, “gương mẫu, tận tụy trong công việc, thực thi pháp luật, thực thi công vụ”, thì đất nước có sự chuyển biến đáng mừng. Khi các đồng chí bí thư, chủ tịch tỉnh hỏi vấn đề thế nào, hay Thủ tướng, Phó Thủ tướng hỏi vấn đề này có đúng thẩm quyền không, đúng pháp luật không thì người có trách nhiệm trả lời ở địa phương là giám đốc sở tư pháp, còn ở trung ương là Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Thứ trưởng được ủy quyền. “Anh ra một quyết định có vi hiến không, có chồng chéo pháp luật không, lúc đó, cán bộ tư pháp xem kỹ, soi chặt”. Cán bộ tư pháp gương mẫu, làm tốt, tham mưu tốt thì sẽ ngăn chặn bớt các vi phạm.

“Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2017, tôi đã nhấn mạnh: Chính phủ nhiệm kỳ này sẽ chỉ đạo, điều hành theo hướng chuyến mạnh từ mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ kiến tạo và phục vụ, đề cao vai trò, chủ động và tập trung hơn nữa vào công tác thể chế. Điều này yêu cầu bộ, ngành Tư pháp cần thể hiện rõ nét hơn nữa vai trò tham mưu cho Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành pháp luật; cần cố gắng để thể chế thực sự trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của đất nước, phù hợp với yêu cầu xây dựng Chính phủ kiến tạo, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp... Và phải làm thế nào để Bộ, ngành Tư pháp mạnh hơn”.

Theo Thủ tướng, đến nay, khi đã đi gần hết nhiệm kỳ và nhìn lại, chúng ta vui mừng nhận thấy, với tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực phấn đấu, Bộ và ngành Tư pháp đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, tạo sự tin tưởng không chỉ đối với Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong công tác xây dựng và thực thi pháp luật mà còn là chỗ dựa vững chắc cho các Bộ, ngành, địa phương trong xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong chỉ đạo, điều hành.

Bộ Tư pháp đã thực hiện tốt vai trò là “nhạc trưởng”, cơ quan “gác cửa” trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật của Chính phủ trong những năm qua.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tư pháp vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập. Năng lực xây dựng và thực thi pháp luật chưa cao; việc nghiên cứu, đề xuất chính sách đối với một số dự án chưa có khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng; tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh chưa được khắc phục triệt để.

Còn tình trạng vi phạm trong công tác thi hành án dân sự; số việc thi hành án năm trước chuyển sang năm sau vẫn còn nhiều.

Hoạt động của một số tổ chức hành nghề bổ trợ tư pháp (luật sư, công chứng, đấu giá tài sản, thừa phát lại) còn có sai phạm, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, gây ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp trong xã hội.

Thủ tướng nêu rõ, việc xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước. Vai trò, trách nhiệm của Bộ, ngành Tư pháp trong giai đoạn tới ngày càng quan trọng, đòi hỏi Bộ, ngành Tư pháp cần tiếp tục phát huy vai trò “nhạc trưởng” trong việc tham mưu xây dựng và thi hành pháp luật.

Cần tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Chỉ thị 43 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao chất lượng thi hành pháp luật, bảo đảm hệ thống pháp luật Việt Nam thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, có hiệu lực, hiệu quả cao, có sức cạnh tranh quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.

Bộ Tư pháp và các sở tư pháp cần rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, tập trung khắc phục cho được những mâu thuẫn, chồng chéo, không đồng bộ trong hệ thống pháp luật. “Chồng chéo là vấn đề lớn hiện nay, do đó, pháp điển hóa pháp luật là vấn đề cần tiếp tục đặt ra cho ngành tư pháp”. Không để xảy ra tham nhũng chính sách, lợi ích nhóm trong xây dựng chính sách pháp luật.

Đổi mới và cải cách mạnh mẽ hơn nữa, nâng cao chất lượng các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính tư pháp, trong đó tập trung vào các lĩnh vực như hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước, nuôi con nuôi, hình thành được mạng lưới dịch vụ pháp lý rộng khắp, thuận tiện, tin cậy cho người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng quán triệt quan điểm là cái gì Nhà nước không làm, không cần thiết làm, không phải nhất thiết làm thì nên hỗ trợ, khuyến khích người dân, doanh nghiệp, xã hội làm.

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành hiệu quả các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.

Tiếp tục tập trung nguồn lực, trí tuệ giúp Chính phủ, UBND các cấp xử lý tốt các vấn đề pháp lý trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế, trong đó có việc giải quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp, các tổ chức pháp chế và các cơ quan tư pháp theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo để bổ sung nguồn nhân lực pháp luật, tư pháp có năng lực, trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Thực hiện đề án số hóa hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, nhất là trong lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục quan tâm hơn nữa đối với công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật, chú ý đến các yếu tố pháp lý trong quá trình quyết định chỉ đạo, điều hành./.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.
Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Thu - 3 giờ trước
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 3 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.
Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Xã hội - Toàn Thắng - 3 giờ trước
Tiến sĩ Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam nhận định, phân loại rác thải sinh hoạt sẽ mang lại lợi ích lâu dài nhưng sẽ là vấn đề khó khăn trước mắt ngay ở cả thành thị lẫn nông thôn...