Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Độc đáo nhạc cụ dân tộc Raglai

PV - 10:25, 03/09/2019

Người Raglai ở Ninh Thuận có nhiều loại nhạc cụ độc đáo làm bằng nhiều chất liệu, cách diễn tấu đa dạng và được dùng trong các dịp lễ hội quan trọng. Đối với người Raglai, nhạc cụ luôn là vật thiêng và là người bạn tâm giao không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần và sinh hoạt cộng đồng.

Nhạc cụ tiêu biểu nhất của người Raglai là mã la. Theo quan niệm của họ, mã la là nhạc cụ thiêng do tổ tiên ông bà để lại; vật thiêng thay thế dân làng giao tiếp, kết nối với các đấng siêu nhiên, nếu muốn nói chuyện hoặc cầu xin thần linh ban cho ân huệ gì đều phải tấu mã la. Vì vậy bao đời nay, mã la không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào Raglai; thường được dùng trong các lễ hội tiêu biểu của người Raglai như lễ ăn đầu lúa và lễ bỏ mả.

Nghệ nhân Mai Thắm, thôn Ma Oai, xã Phước Thắng (Bác Ái) cho biết: Mã la rất quan trọng vì không dễ mua và được người dân coi là một thứ tài sản có giá trị. Mã la thể hiện bản sắc và giá trị truyền thống của dân tộc. Một bộ mã la cần phải có từ 5 chiếc tượng trưng cho 3 người mẹ (mẹ một giữ nhà, mẹ hai chính giữa và mẹ ba là út mẹ). Bên cạnh đó có các con cùng hòa âm với mẹ. Nếu bộ mã la có đủ 3 mẹ và có con thì đánh nghe mới hay, cả làng nghe mới thích.

Nhạc cụ mã la luôn được người Raglai gìn giữ trân trọng và vang lên mỗi khi có lễ hội. Nhạc cụ mã la luôn được người Raglai gìn giữ trân trọng và vang lên mỗi khi có lễ hội.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hiện có khoảng 100 bài nhạc mã la. Trong đó, chỉ có khoảng 5-6 bài nhạc lễ mang tính thiêng dùng trong phần lễ, còn lại chủ yếu dùng trong phần hội. Mỗi bài bản mã la đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng, sự khổ luyện lâu dài giữa các thế hệ. Đặc trưng riêng có của người diễn tấu mã la là cúi khom người, chân bước chậm rãi, lắc mông theo nhịp. Tất cả âm sắc, trường độ, cao độ, âm bồi, âm tắc, độ vang đều do bàn tay để ở phần bên trong của mã la điều khiển.

Ngoài mã la, người Raglai còn có một nhạc cụ độc đáo khác là cây đàn Capi. Nghệ nhân Chamaléa Âu chia sẻ: Đàn Chapi được làm từ tre nên công đoạn chọn tre quyết định chất lượng đàn. Người làm đàn Chapi phải lên núi cao tìm được cây tre già không tì vết, đường kính phải đạt khoảng 7-8cm, mỗi lóng tre phải dài 40 cm. Cây tre để trong bóng râm mát khoảng hai tháng cho thật khô mới đưa ra làm đàn.

Cũng như mã la, đàn Chapi luôn có mặt trong mọi hoạt động văn hoá cộng đồng của người Raglai. Sự hiện diện của cây đàn Chapi chính là “giấc mơ” của những người nghèo, nhưng có tấm lòng rộng mở, phóng khoáng mang theo những niềm mơ ước đơn sơ rằng ai cũng được nghe tiếng Chapi, nghe những âm thanh của núi rừng.

Bên cạnh 2 loại nhạc cụ tiêu biểu trên, người Raglai còn có nhiều loại nhạc cụ độc đáo khác, được chế tác từ những vật liệu hết sức gần gũi của núi rừng như: Trống đất, đàn đá, kèn Sarakel...

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận, dân tộc Raglai có khoảng 30-40 loại nhạc cụ cổ truyền. Tuy nhiên, nhiều loại nhạc cụ đã vắng bóng do những người biết chế tác và sử dụng các loại nhạc cụ này không còn nhiều và đã lớn tuổi. Hiện nay, mã la là nhạc cụ vẫn còn phổ biến, ở 26 xã, 78 thôn vùng đồng bào Raglai trong toàn tỉnh, có 220 bộ mã la với 1.772 chiếc; trong đó, nhiều nhất là huyện Bác Ái với 146 bộ/1.012 chiếc.

Để bảo tồn các loại nhạc cụ Raglai, ngành Văn hóa của tỉnh Ninh Thuận đã nỗ lực thực hiện công tác sưu tầm, nghiên cứu vốn văn hóa, văn nghệ dân gian của người Raglai, khơi dậy và khôi phục “không gian văn hóa” giữ lại các tín ngưỡng của cộng đồng thông qua các lễ hội; đồng thời mở các lớp truyền dạy sử dụng nhạc cụ cổ truyền để lớp trẻ hiểu và yêu hơn văn hóa truyền thống.

THÀNH NHÂN

Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh thăm và chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân Đại lễ Phật đản

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh thăm và chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân Đại lễ Phật đản

Tin tức - Hồng Phúc - 2 giờ trước
Nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024, chiều ngày 21/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, đã đến thăm Giáo Hội Phật giáo Việt Nam.
Chuyên gia chỉ cách phòng, tránh sét khi xảy ra mưa dông

Chuyên gia chỉ cách phòng, tránh sét khi xảy ra mưa dông

Xã hội - Minh Nhật - 2 giờ trước
Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai thông tin, vào chiều tối 19/5, khắp các tỉnh Bắc bộ đã xảy ra mưa dông lớn kèm theo sấm sét. Mưa dông xối xả vào cuối giờ chiều đã khiến nhiều người đi đường không kịp trở tay.
Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33

Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33

Tin tức - Trường An - 2 giờ trước
Sáng 21/5, Tổng cục Hải quan đã tổ chức Họp báo chuyên đề Hải quan Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33. Bà Nguyễn Việt Nga - Vụ Phó vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Hải quan) chủ trì buổi Họp báo.
Cần làm rõ khái niệm

Cần làm rõ khái niệm "đường khác" thuộc hệ thống đường giao thông nông thôn trong dự thảo Luật Đường bộ

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Sáng 21/5, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ.
Gia Lai: Bùng phát bệnh lở mồm long móng ở huyện Mang Yang

Gia Lai: Bùng phát bệnh lở mồm long móng ở huyện Mang Yang

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 2 giờ trước
Ngày 21/5, tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai cho biết, từ ngày 13 - 17/5, tại làng Bông Pim (xã Đăk Jơ Ta, huyện Mang Yang) đã phát hiện 12 con bò của 5 hộ dân mắc bệnh lở mồm long móng. Qua điều tra dịch tễ xác định, bò mắc bệnh do tự phát, nguyên nhân có thể do thời tiết diễn biến thất thường, bất lợi cho sức khỏe của đàn vật nuôi.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Thọ: Khen thưởng tập thể, cá nhân bắt vụ vận chuyển cá thể hổ còn sống

Phú Thọ: Khen thưởng tập thể, cá nhân bắt vụ vận chuyển cá thể hổ còn sống

Tin tức - Minh Nhật (t/h) - 2 giờ trước
Công an tỉnh Phú Thọ đã tổ chức trao thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc Công an huyện Cẩm Khê, đã có thành tích xuất sắc trong chuyên án đấu tranh với tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm.
Xử phạt hành chính nhóm người tập Yoga trên đường giao thông

Xử phạt hành chính nhóm người tập Yoga trên đường giao thông

Xã hội - Minh Nhật - 2 giờ trước
Đại diện Cục Cảnh sát Giao thông, Bộ Công an cho biết, nhóm người tập trung đông người, nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cao Bằng đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cao Bằng đã giải ngân được 302.049 triệu đồng/1.526.790 triệu đồng, bằng 20% kế hoạch.
Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ

Thời sự - Hoàng Quý - 5 giờ trước
Sáng 21/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội đã thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ.
Kon Tum: Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước nước cho trẻ em

Kon Tum: Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước nước cho trẻ em

Trang địa phương - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Sáng 21/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ Khai mạc Hè, Ngày Olympic trẻ em và Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước tỉnh Kon Tum năm 2024. Chương trình nhằm giúp trẻ em trên địa bàn tỉnh rèn luyện thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe và phòng, chống tai nạn đuối nước, nhất là vào dịp Hè.