Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đổi mới tiếp cận hỗ trợ giáo dục ở vùng đồng bào DTTS và miền núi: Nhìn nhận ở “vùng trũng” của giáo dục (Bài 1)

Khánh Thi - 08:06, 10/12/2023

LTS: Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Ủy ban Dân tộc đã hoàn thiện Dự thảo Đề án “Hỗ trợ giáo dục học tập theo vòng đời cho trẻ em, học sinh, sinh viên DTTS tại vùng DTTS và miền núi”. Với cách tiếp cận mới trong thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục, khi được thông qua, Đề án không chỉ là động lực phát triển giáo dục, mà còn đảm bảo tính công bằng giữa các dân tộc ở các vùng khác nhau và không bị ngắt quãng trong quá trình thực thi chính sách.

Những năm qua, dù được sự hỗ trợ của Nhà nước và toàn xã hội, nhưng vùng đồng bào DTTS và miền núi luôn là “vùng trũng” trong lĩnh vực giáo dục – đào (GD&ĐT) tạo, một phần là do còn một số hạn chế trong quá trình thực thi chính sách hỗ trợ người học. Điều này đòi hỏi phải có giải pháp đột phá, từ đó thúc đẩy phát triển giáo dục ở địa bàn này.

Cơ sở vật chất trường lớp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi từng bước được đầu tư khang trang. (Trong ảnh: Cô và trò trường mầm non thôn Lập Binh, xã Bình Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang )
Cơ sở vật chất trường lớp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi từng bước được đầu tư khang trang. (Trong ảnh: Cô và trò trường mầm non thôn Lập Binh, xã Bình Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang )

Nhiều kết quả tích cực

Phát triển GD&ĐT được Đảng ta xác định là quốc sách hàng đầu, đồng thời là cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc”. Quán triệt chủ trương của Đảng, những năm qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi; các Bộ, ngành, địa phương cũng đã ban hành hệ thống văn bản khá đồng bộ để triển khai, thực hiện.

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT với Đoàn giám sát Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) liên quan đến công tác dân tộc (CTDT) ngày 15/3/2023, chỉ tính giai đoạn 2016 – 2021, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung, trình Chính phủ ban hành 12 Nghị định và 25 Thông tư, Thông tư liên tịch về các chính sách phát triển GD&ĐT có liên quan đến CTDT. 

Cũng trong giai đoạn này, Bộ đã ban hành 06 Thông tư, 01 Quyết định theo thẩm quyền, hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm củng cố, phát triển hệ thống, quy mô các trường PTDTNT, PTDTBT, dự bị đại học, qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn đào tạo nhân lực chất lượng cao cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Các VBQPPL đã kịp thời hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, công tác giáo dục ở địa bàn này tiếp tục được phát triển cả quy mô, mạng lưới trường lớp và chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các DTTS.

Số liệu được Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đưa ra tại Hội thảo “Tham vấn tình hình thực hiện chính sách GD&ĐT vùng đồng bào DTTS và miền núi” diễn ra ngày 15/9/2023 cho thấy, so với năm học 2019 – 2020, năm học 2021 - 2022 số lượng học sinh (HS) DTTS bậc phổ thông đều tăng ở các cấp học. Trong đó, cấp tiểu học có 1.628.141 HS (tăng 85.386 HS), cấp THCS có 999.780 HS (tăng 83.577 HS), cấp THPT có 348.776 HS (tăng 24.466 HS).

Chính sách hỗ trợ học tập giúp giáo viên, học sinh DTTS yên tâm theo đuổi sự học. (Trong ảnh: Thầy giáo Tưih, dân tộc Ba Na tâm huyết truyền thụ kiến thức cho học sinh DTTS ở huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai )
Chính sách hỗ trợ học tập giúp giáo viên, học sinh DTTS yên tâm theo đuổi sự học. (Trong ảnh: Thầy giáo Tưih, dân tộc Ba Na tâm huyết truyền thụ kiến thức cho học sinh DTTS ở huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai )

Cùng với đó, cả nước hiện có 318 trường PTDTNT, với quy mô 101.918 HS; 1.139 trường PTDTBT, với quy mô 245.080 HS; 2.176 trường phổ thông có HS được hưởng chế độ bán trú với quy mô 213.199 học sinh; 04 trường dự bị đại học và Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc có dạy học hệ dự bị đại học, với quy mô khoảng 3.000 học sinh dự bị/năm. 

Với quy mô trường lớp được mở rộng cùng với các chính sách hỗ trợ học tập thiết thực đã bảo đảm trẻ em DTTS được đến trường, hoàn thành cấp học; chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào DTTS và miền núi từng bước được nâng lên.

Chính sách chưa đạt mục tiêu

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng theo Ủy ban Dân tộc (UBDT), vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn đang là “vùng trũng” về GD&ĐT. Điều này được minh chứng ở khoảng cách về tỷ lệ đi học đúng độ tuổi, tỷ lệ bỏ học, chất lượng giáo dục,… ở vùng đồng bào DTTS và miền núi so với mặt bằng chung của cả nước. Đối chiếu với các chính sách hỗ trợ người học hiện hành, UBDT đánh giá, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hiệu quả tác động của các chính sách chưa đạt mục tiêu đề ra.

Đơn cử, về mục tiêu bảo đảm tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở các cấp học vẫn còn thấp. Ở cấp tiểu học, cứ 100 em trong độ tuổi đi học cấp tiểu học thì có khoảng 2 em không được đến trường. Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp THCS của trẻ em DTTS là 81,6%. Một số DTTS có tỷ lệ trẻ em không đi học THCS cao hơn khoảng 3 lần so với mức chung của 53 DTTS (tỷ lệ chung của 53 DTTS là 13,3% thì Brâu là 45,2%, Xtiêng là 39,6%, Gia Rai là 36,3%...).

Đồng thời, tình trạng học sinh DTTS trong độ tuổi học THPT không đến trường là phổ biến ở hầu hết các dân tộc, với 27/53 DTTS có tỷ lệ học sinh trong độ tuổi không đi học THPT chiếm trên 50%. Tỷ lệ người DTTS có trình độ từ THPT trở lên chiếm 20,2% tổng số người DTTS từ 15 tuổi trở lên, thấp hơn tỷ lệ này của toàn quốc là 16,3 điểm phần trăm.

Đặc biệt, tỷ lệ biết đọc, biết viết chữ phổ thông còn khá thấp ở nhiều DTTS; trong đó thấp nhất là dân tộc Mảng (46,2%), La Hủ (46,9%), Lự (49,7%), Mông (54,3%). Vì vậy, UBDT cho rằng, cần có chính sách hỗ trợ cho các em đi học từ mầm non để các em có thể biết nói thông thạo tiếng Việt trước khi vào lớp 1.

Với các chính sách hỗ trợ học tập của Nhà nước, chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đã chuyển biến tích cực. (Trong ảnh: Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ hội truyền thống cho học sinh)
Với các chính sách hỗ trợ học tập của Nhà nước, chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đã chuyển biến tích cực. (Trong ảnh: Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ hội truyền thống cho học sinh)

Trong tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về Dự thảo Đề án “Hỗ trợ giáo dục học tập theo vòng đời cho trẻ em, học sinh, sinh viên DTTS tại vùng DTTS và miền núi”, UBDT khẳng định, những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó chính sách hỗ trợ người học được ưu tiên đặc biệt. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, các chính sách phát triển GD&ĐT cho vùng đồng bào DTTS và miền núi cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.

Ngày 30/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1373/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ giao UBDT tham mưu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chương trình, dự án hỗ trợ giáo dục, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho trẻ em, người học vùng đồng bào DTTS và miền núi được tham gia học tập.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, UBDT đã đề xuất xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Đề án “Hỗ trợ giáo dục học tập theo vòng đời cho trẻ em, học sinh, sinh viên người DTTS tại vùng DTTS và miền núi”. Trong Dự thảo Đề án, UBDT đã nhận diện và làm rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc thực thi chính sách phát triển GD&ĐT ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là chính sách hỗ trợ người học, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể để tháo gỡ.

Với các chính sách hỗ trợ học tập của Nhà nước, chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đã chuyển biến tích cực. Theo thống kê, trung bình học sinh trường PTDTNT có tỷ lệ học lực giỏi, khá là trên 60%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS của các trường PTDTNT hàng năm trên 97%. Trong số 6.000 học sinh các trường PTDTNT tốt nghiệp THPT hàng năm, có trên 50% học sinh thi đỗ thẳng vào đại học, cao đẳng; 13% vào cử tuyển hoặc vào trường dự bị đại học; khoảng 30% vào trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và về địa phương tham gia công tác, lao động sản xuất.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong bài viết tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 13 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin trong ngày - 16/5/2024

Tin trong ngày - 16/5/2024

Media - BDT - 13 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp qua Zalo. Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào DTTS. Người dân đổ xô đi uống ''nước thần chữa bách bệnh''. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 23:37, 16/05/2024
Chiều 16/5, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024. Đây là huyện được Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh chọn là Đại hội điểm.
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sức khỏe - Như Ý - 23:35, 16/05/2024
Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Pháp luật - Minh Nhật - 23:32, 16/05/2024
Công an huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đã bắt giữ nhiều ổ nhóm sử dụng, mua bán ma túy tại các địa bàn có khu công nghiệp, dự án tập trung đông người lao động ngoại tỉnh, trong đó, bắt 2 đối tượng là chủ thầu và quản lý công trình xây dựng có hành vi chia nhỏ ma túy Heroin để trả công cho công nhân.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Tin tức - Nguyệt Anh - 23:30, 16/05/2024
Tối 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề "Rạng ngời sắc sen".
Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Thời sự - PV - 23:28, 16/05/2024
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - BĐT - 23:22, 16/05/2024
Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 23:20, 16/05/2024
Ngày 16/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ chín. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thời sự - PV - 19:08, 16/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.