Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đời sống chan hòa, phát triển của đồng bào Chăm ở An Giang

PV - 10:10, 15/06/2021

Như cánh chim Thiên Di, từ hàng trăm năm trước, người Chăm đã tìm đến nơi đầu dòng sông Hậu, tỉnh An Giang để lập làng, định cư. Từ bến Châu Giang, hồ nước trời Búng Bình Thiên đến các triền sông..., cộng đồng người Chăm ở An Giang sống chan hòa cùng các dân tộc anh em trong một cộng đồng.


Thánh đường Mubarak được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia về nghệ thuật kiến trúc năm 2011. Ảnh: Đăng Bảy
Thánh đường Mubarak được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia về nghệ thuật kiến trúc năm 2011. Ảnh: Đăng Bảy

Quần tụ nơi đầu nguồn sông Hậu

Là tỉnh đầu nguồn đồng bằng sông Cửu Long, An Giang có nhiều nét đặc thù của một tỉnh nông nghiệp, vừa có đồng bằng, vừa có núi, có đường biên giới tiếp giáp với Campuchia. An Giang có 4 dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn, trong đó, đồng bào dân tộc Chăm chiếm khoảng 0,59% dân số toàn tỉnh với 11.171 người (theo Tổng điều tra dân số và nhà ở An Giang năm 2019). Họ sống dọc theo sông Hậu và các nhánh lớn của sông Hậu, thuộc địa bàn các xã Vĩnh Trường, Đa Phước, Quốc Thái, Nhơn Hội, Khánh Bình (huyện An Phú), xã Châu Phong (thị xã Tân Châu), xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú), xã Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành)...

Giáo cả Haji Jacky, Trưởng ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang cho biết: Tại mỗi xã, người Chăm An Giang đều có thánh đường riêng. Họ tôn thờ thánh Alah, cầu nguyện mỗi ngày 5 lần. Họ thực hiện nghiêm túc giáo lý, giáo luật của Hồi giáo, thực hiện các bổn phận của tín đồ như hạn chế ăn vào tháng Ramadam. Đặc biệt, họ tuân thủ nghiêm ngặt giáo luật, không nuôi heo và ăn thịt con vật này. Họ cũng tuyệt đối không uống rượu, kể cả bia. Họ có cùng ngữ hệ với đồng bào Chăm miền Nam Trung bộ, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

Người Chăm An Giang chủ yếu sống bằng nghề dệt thủ công, làm nông và nghề chài lưới. Gần đây, cùng với làn sóng phát triển chung của đất nước, nhiều hộ người Chăm đã lấy kinh doanh, thương mại làm mũi nhọn để phát triển kinh tế gia đình. Vì thế nên số hộ giàu có, dư dả trong cộng đồng người Chăm An Giang ngày càng nhiều. Giáo cả Haji Jacky nói: “Trước đây, nam giới chuyên chài lưới và mua bán nông sản miệt vườn, phụ nữ thì dệt vải, thêu thùa. Nhưng nay, đa số chuyển sang kinh doanh, dịch vụ, chỉ một số ít vẫn giữ và phát triển ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm...”.

Theo các nhà khảo cổ, người Chăm vốn thuộc dòng Mã Lai- Đa Đảo, một vùng văn minh hải đảo nhận ảnh hưởng văn hóa Ấn- Hồi mà hiện nay vẫn còn theo chế độ mẫu hệ. Họ di cư sang miền Nam Trung bộ và Nam bộ từ nhiều thế kỷ trước, mang theo và gìn giữ mọi phong tục tập quán cùng chế độ gia đình mẫu hệ. Căn cứ vào một số thư tịch cổ, tư liệu dân tộc học, các hiện vật còn lưu giữ và văn tự cổ, so sánh về dân tộc học và lịch sử di cho thấy: Người Chăm An Giang có xuất xứ từ Ninh Thuận, Bình Thuận và đều cùng chung một nguồn gốc lịch sử từ lâu đời....

Theo ông Men Pholly, Trưởng ban Dân tộc tỉnh An Giang, các làng Chăm được phân bố dọc theo hai bên bờ sông Hậu và các nhánh sông Hậu với những ngôi nhà sàn bằng gỗ rất đặc trưng, hàng chục ngôi thánh đường lớn nhỏ, nổi bật với kiểu kiến trúc mái vòm, bốn tháp ở bốn góc, rất giống các thánh đường tại các nước Hồi giáo Trung Đông. Trong đó, nổi tiếng và ấn tượng nhất là thánh đường Mubarak, tọa lạc trên một khu đất rộng, bên bờ Châu Giang, thuộc xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Thánh đườngMubarak được xây dựng từ năm 1750 và đã trải qua 4 lần xây dựng và sửa chữa lớn. Lần xây dựng gần nhất vào năm 1965, theo phong cách kiến trúc thánh đường ở các nước Trung Đông. Năm 2011, thánh đường Mubarak được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia về nghệ thuật kiến trúc.

Đời sống của đồng bào Chăm không ngừng được nâng lên

Trưởng ban Dân tộc tỉnh An Giang Men Pholly cho biết: “Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và cộng đồng dân tộc Chăm nói riêng như: Chương trình 135, chương trình cho vay, hỗ trợ giáo dục và đầu tư điện, đường, trường, trạm... Từ đó, đã tạo nên diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

Nghề dệt thổ cẩm vẫn được giữ gìn và phát triển ở làng Chăm xã Châu Phong, thị xã Tân Châu. Ảnh: Đăng Bảy
Nghề dệt thổ cẩm vẫn được giữ gìn và phát triển ở làng Chăm xã Châu Phong, thị xã Tân Châu. Ảnh: Đăng Bảy

Theo Giáo cả Haji Jacky, những năm qua, cộng đồng người Chăm ở An Giang nhận được sự quan tâm của Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể nên đời sống vật chất ngày càng phát triển, đời sống tinh thần ngày càng phong phú. Với phương châm sống “Tốt đời, đẹp đạo”, các chức sắc, giáo cả luôn tuyên truyền cho tín đồ về tinh thần yêu nước, đoàn kết, gắn bó, đồng hành với dân tộc, thực hiện đúng giáo lý của Islam gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

“Hiện nay, 100% ấp, xã vùng dân tộc Chăm có điện lưới quốc gia, trên 98% hộ dân được sử dụng điện lưới và nước sạch sinh hoạt. Đường giao thông nông thôn được nhựa hóa hoàn toàn, các xã vùng đồng bào Chăm có nhà văn hóa, trạm phát thanh phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Đời sống của bà con được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 33 triệu đồng/năm, số hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm còn gần 4%” - Giáo cả Haji Jacky cho biết.

Người Chăm sống quần tụ hòa thuận, đùm bọc lẫn nhau theo từng xóm, mỗi xóm đều có thánh đường và có 1 vị giáo cả đứng đầu. Đồng bào Chăm An Giang hầu hết theo đạo Hồi giáo Islam có nguồn gốc từ Saudi Arabia. Đời sống văn hóa dân tộc Chăm mang đặc điểm tôn giáo thông qua các lễ hội Ramadal, tết Haji, lễ Asura, lễ Tahplah, lễ Moulod... là các nghi lễ tôn giáo rất nghiêm túc tại thánh đường. Người Chăm có nét văn hóa rất đặc trưng về trang phục, trong học hành, giao tế, tiệc tùng và sinh hoạt cộng đồng. Hình ảnh nam giới mặc váy với lối mang trang phục và phong cách thẩm mỹ riêng, dường như chỉ còn duy nhất ở đồng bào dân tộc thiểu số Chăm tại nước ta. Vì có nhóm cơ bản là theo đạo Hồi nên lễ phục thiên về màu trắng.

Người Chăm theo chế độ mẫu hệ nên người phụ nữ Chăm là trung tâm lưu giữ nét văn hóa đặc sắc, trong đó có áo dài Chăm truyền thống và chiếc khăn choàng trên đầu. Chiếc khăn ấy được gọi là Matơra, hay khăn Khanh Ma-om. Chiếc khăn trở thành một điểm nhấn độc đáo cho tổng thể, tạo nên vẻ kín đáo cho phụ nữ Chăm mộc mạc, đầy duyên dáng. Cũng như nón lá của người Việt, khăn Matơra là biểu tượng cho nét đẹp văn hóa, sự dịu dàng, hồn hậu của phụ nữ Chăm bao thế hệ. Với phụ nữ Chăm An Giang, khăn Matơra không đơn thuần là trang phục, nó còn là nét duyên dáng, thể hiện sự nhẹ nhàng, e ấp. Với phụ nữ Chăm theo đạo Hồi Islam, người phụ nữ càng kín đáo thì càng được cộng đồng tôn trọng, thể hiện nhân phẩm, tiết hạnh của phụ nữ.

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đời sống của đồng bào Chăm ở An Giang không ngừng được nâng lên, con em đồng bào Chăm, nhiều người sau khi tốt nghiệp đại học đã tham gia vào hệ thống chính trị tại các địa phương, cùng với người Kinh, Khmer và người Hoa chung tay xây dựng quê hương An Giang ngày càng giàu đẹp.

Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỉ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đây là Dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025.
Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống

Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống

Chính sách dân tộc - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1194/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản và Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.
Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Sức khỏe - Như Ý - 1 giờ trước
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, rất dễ lây và thường gặp ở trẻ em. Việc nhận biến các biểu hiện, hiểu rõ về cách phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ giúp bệnh dễ kiểm soát, trẻ nhanh hết bệnh. Đặc biệt, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường khi mắc bệnh, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị ngay lập tức.
Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Tin tức - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
Thông tin từ UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, Festival 100 năm cây Dừa sáp lần đầu tiên được tỉnh Trà Vinh tổ chức nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu, giá trị của trái dừa sáp Trà Vinh. Festival sẽ được tổ chức kết hợp với Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè vào cuối tháng 8/2024.
Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Kinh tế - Minh Nhật - 3 giờ trước
Ngày 7/5, khoảng 15 tấn củ sen cấp đông của Đồng Tháp chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Lễ công bố xuất khẩu lô sen sang thị trường Nhật Bản là một trong những hoạt động của Lễ hội Sen lần thứ II năm 2024, của tỉnh Đồng Tháp.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng

Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng "cỏ Mỹ"

Pháp luật - Minh Nhật - 3 giờ trước
Một nữ nghi phạm 69 tuổi tại Đà Nẵng bị công an phát hiện đang tàng trữ đến 273 gói ni lông chứa “cỏ Mỹ” trong người.
Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Man United có chuyến làm khách trên sân của Crystal Palace. Trên sân Selhurst Park, Man United đã có màn trình diễn thảm họa và nhận thất bại nặng nề với tỉ số 4-0.
Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
6 đối tượng mang quốc tịch Lào vừa bị lực lượng Bộ đội Biên phòng bắt giữ, khi dùng ô tô 16 chỗ vận chuyển 121 kg ma túy.
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Tin tức - Minh Thu - 6 giờ trước
Thông tin từ UBND TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh) khiến 568 người nhập viện, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 10 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.