Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đổi thay ở Đăk Wơk Yốp

Thùy Dung - 13:13, 11/11/2020

Làng Đăk Wơk Yốp, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (Kon Tum) từng bị đạo Hà Mòn xâm nhập. Người dân nơi đây một thời chìm đắm trong đạo mà từ chối sự hỗ trợ và giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương. Với phương châm “3 bám 4 cùng”, chính quyền các cấp đã từng bước giúp người dân bước ra khỏi bóng tối đạo Hà Mòn. Từ đây, Đăk Wơk Yốp có những chuyển biến tích cực và trở thành Làng Văn hóa kiểu mẫu của tỉnh Kon Tum.

Già làng A Nuih và thầy thuốc A Phung (thứ 2, thứ 3 từ trái qua) kể về những tháng ngày lầm lạc khi nghe kẻ xấu xúi giục
Già làng A Nuih và thầy thuốc A Phung (thứ 2, thứ 3 từ trái qua) kể về những tháng ngày lầm lạc khi nghe kẻ xấu xúi giục

Năm 1999, tại xã Hà Mòn xuất hiện một tôn giáo lạ, thu hút rất nhiều người tham gia, chủ yếu là đồng bào DTTS. Những người đứng đầu đạo lạ đã lợi dụng hoạt động tôn giáo, sự thiếu hiểu biết và nhẹ dạ cả tin của đồng bào DTTS để xuyên tạc các chủ trương của Đảng, chính sách, phát luật của Nhà nước, kích động khối đại đoàn kết dân tộc. Cũng bởi lẽ đó, đạo này được gọi là đạo Hà Mòn.

Chìm trong bóng tối của đạo Hà Mòn

Theo lời kể của già làng A Nuih, làng Đăk Wơk Yốp trước đây thuộc xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà (Kon Tum). Đến năm 2005, Dự án Thủy điện Pleikrong bắt đầu được triển khai, nên các hộ dân ở làng Đăk Wơk Yốp phải di dời về khu tái định cư (TĐC) và nhập vào xã Hơ Moong. 

Nhân cơ hội này, những kẻ kích động xúi giục người dân chống đối, không hợp tác với chính quyền địa phương. Mặc dù được tạo điều kiện cấp đất, xây nhà và đền bù tiền nhưng người dân một mực từ chối, họ dựng chòi ở tạm ven sông Pô Kô. Từ đây, họ bắt đầu cuộc sống nhiều “không”: Không tiếp người lạ, cán bộ; không cho con đến trường; không khám bệnh tại trạm y tế và từ chối mọi sự hỗ trợ của chính quyền.

Đôi mắt già Nuih đầy u buồn khi nghĩ về chuyện xưa, ông kể: Dù Nhà nước cấp nhà TĐC nhưng dân mình không ở, đi dựng nhà chòi bằng cây rừng, lấy cỏ tranh che lại và ở tạm ven sông Pô Kô. Thấy cán bộ đến vận động, dân mình lại lên thuyền chèo đi. Đàn bà thì coi như không hiểu tiếng phổ thông, giả điếc và không tiếp chuyện. 

Vì chìm trong bóng tối của đạo Hà Mòn, đời sống người dân ở Đăk Wơk Yốp ngày càng cực khổ. Những đứa trẻ vì thiếu ăn, thiếu mặc mà còi cọc. Chúng không được đi học, ốm đau không được đưa đến trạm y tế. Chúng lớn lên bằng những bữa măng, con cá và nhiều lần cùng cha mẹ dắt díu nhau tìm chỗ cao để tránh mưa lớn, nước lũ tràn vào nhà tạm.

Sau này, vì ngán ngẩm cảnh tháo chạy khi mưa lớn, người dân ở Đăk Wơk Yốp mới về gần khu TĐC sinh sống. Tuy nhiên họ vẫn không tiếp chuyện với cán bộ và người lạ, nên việc vận động người dân là nhiệm vụ khó khăn nhất lúc bấy giờ của chính quyền địa phương. 

“Buổi tối cán bộ thường đi vận động, biết điều này nên khi thấy tiếng xe và đèn rọi tới là đàn ông kéo nhau đi trốn. Chúng tôi không nói chuyện và từ chối mọi sự hỗ trợ và giúp đỡ của chính quyền, vì sợ nhận quà của cán bộ thì phải nghe lời cán bộ. Lúc đấy, dân mình chỉ tin đạo Hà Mòn thôi, cái bụng có đói cũng không nghe cán bộ”, già Nuih nhớ lại.

Bờ sông Pô Kô, nơi người dân Đăk Wơk Yốp từng dựng lều, lẩn trốn cán bộ
Bờ sông Pô Kô, nơi người dân Đăk Wơk Yốp từng dựng lều, lẩn trốn cán bộ

Phương châm “3 bám 4 cùng” 

Người dân ở Đăk Wơk Yốp cứ chìm trong giấc mộng cho đến một ngày người em họ ở làng khác của A Phung (một thầy thuốc ở làng) qua xin thuốc chữa đau bụng. Nghe A Phung kể về việc người dân nghe đạo lạ chống lại chính quyền mà thiếu thốn trăm bề. Thương anh, người em họ khuyên A Phung hãy gặp các cấp chính quyền để trao đổi, trò chuyện, tìm hướng giải quyết để có cuộc sống tốt hơn. Thấy A Phung xuôi cái bụng, người em liền gọi cho cán bộ xã đến để vận động A Phung.

“Tin tưởng vào chính quyền, tôi bắt đầu nhận gạo, thuốc từ các cấp chính quyền. Một mặt cùng với các cán bộ đi vận động già làng về những mặt xấu do đạo Hà Mòn mang lại đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của dân làng. Nghe các cán bộ và tôi phân tích, già làng đồng ý đứng lên cùng các cán bộ vận động người dân nghe theo chính quyền địa phương”, thầy thuốc A Phung cho biết.

Nhờ tiếng nói của những Người có uy tín ở làng mà các cán bộ đã dần tiếp cận được người dân. Người dân đã cho cán bộ ngủ lại nhà và bắt đầu nghe theo lời cán bộ. Qua nhiều cuộc họp làng, nhận thấy khi mình về nơi ở mới sẽ được thụ hưởng những chính sách an sinh xã hội, chính sách dân tộc, được cấp nhà, được cấp vườn cà phê, xây nhà, được chính quyền hỗ trợ thủ tục làm hộ khẩu, khai sinh, chứng minh thư nhân dân, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách cho con cái đi học, một số hộ đã đồng ý về sống tại khu TĐC. 

 Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phận người dân vì nghe lời kẻ xấu xúi giục nên lẩn vào rừng để ở. Để vận động những hộ này, già Nuih và các cán bộ phải lên rừng vận động hằng ngày. Công tác vận động của chính quyền địa phương cứ thế cho tới khi những kẻ cầm đầu đạo Hà Mòn sa lưới pháp luật. Đến năm 2014, nhờ công cuộc bám làng, ăn ở cùng dân và sự tận tụy, kiên trì của các cán bộ mà người dân mới tin và bắt đầu bước ra khỏi bóng tối của đạo Hà Mòn để xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Mai Nhữ Nam, Chủ tịch UBND xã Hơ Moong cho biết, để giúp người dân hiểu và từ bỏ đạo lạ là cả một quá trình nỗ lực, kiên trì của các cấp, ngành tại địa phương. Với phương châm “3 bám, 4 cùng”, huy động toàn bộ hệ thống chính trị từ tỉnh đến xã để ăn ở cùng người dân, các cán bộ học tiếng với bà con để tạo sự gần gũi, để tuyên truyền cho bà con nhận thức được âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng chống phá, trong đó có đạo Hà Mòn để họ không mắc mưu kẻ xấu.

Làng Đăk Wơk Yốp hôm nay có 87 hộ và đã trở thành làng điển hình về phát triển kinh tế của xã, tình hình an ninh trật tự luôn được giữ vững. Nhờ các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, chính sách an sinh xã hội mà đời sống người dân ngày càng khởi sắc. Ngoài trồng các cây công nghiệp, người dân còn đánh bắt cá ở lòng hồ thủy điện. Đến nay, làng Đăk Wơk Yốp được chọn làng văn hóa kiểu mẫu của tỉnh Kon Tum.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 12 giờ trước
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 12 giờ trước
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 12 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 12 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 12 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1255/QĐ-BVHTTDL về tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một tại Yên Bái, Vĩnh Phúc và Trà Vinh.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 12 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 13 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 13 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).