Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đổi thay ở những buôn làng

Thùy Dung - 19:35, 15/02/2023

Sau nhiều năm xây dựng “Làng nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS”, kết quả nổi bật nhất là bộ mặt các làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có nhiều khởi sắc, đời sống của Nhân dân các dân tộc ngày càng được nâng lên.

Một góc làng Đê Ktu (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang, Gia Lai)
Một góc làng Đê Ktu (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang, Gia Lai)

Ghé thăm làng Đê Ktu ở thị trấn Kon Dơng (huyện Mang Yang, Gia Lai), đúng thời điểm người làng tất bật trong đợt tưới cà phê. Đón chúng tôi ở nhà Rông của làng, Trưởng thôn Tril vui mừng chia sẻ: “Dịch Covid-19 đi qua, Nhân dân khắp các làng cũng đã an tâm làm ăn rồi. Tháng 10/2022 vừa qua, làng Đê Ktu đã hoàn thành các tiêu chí về xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong vùng đồng bào DTTS nên bà con cũng phấn khởi lắm".

Làng Đê Ktu với gần 100% hộ là đồng bào dân tộc Ba Na. Thời gian qua, với sự đoàn kết, Nhân dân làng Đê Ktu luôn nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội mà các cấp, chính quyền tin giao.

Đặc biệt, từ chủ trương xây dựng làng NTM, bộ mặt của làng đã có nhiều thay đổi, nhà văn hóa được tu sửa khang trang, đầy đủ. Các tuyến đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa… Người dân đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng. Nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm. Thu nhập bình quân đầu người tính đến cuối năm 2021 là 41 triệu đồng/người/năm. Nhờ vậy, đến tháng 10/2022, làng Đê Ktu đã hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM trong vùng đồng bào DTTS. Từ khó khăn vươn lên, làng Đê Ktu đã có nhiều tấm gương sáng trong việc phát triển kinh tế, như gia đình chị Đinh Thị Thoan, gia đình Trưởng thôn Tril…

Chia sẻ về câu chuyện làm kinh tế, chị Thoan nói: “Kinh tế gia đình tôi chỉ thực sự khá lên từ khi gia đình biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Ngoài việc trồng lúa, gia đình tôi trồng thêm 1 ha cà phê và nuôi heo. Nhờ vậy, thu nhập của gia đình mỗi năm khoảng 130 triệu đồng, năm 2018 gia đình chúng tôi đã thoát nghèo”.

Trưởng thôn Tril ở làng Đê Ktu là một tấm gương sáng trong việc làm ăn phát triển kinh tế tại địa phương
Trưởng thôn Tril ở làng Đê Ktu là một tấm gương sáng trong việc chăm chỉ lao động, phát triển kinh tế hộ tại địa phương

Tương tự, gia đình của Trưởng thôn Tril, cũng là một trong những hộ tích cực và làm kinh tế của làng. Hiện nay, gia đình ông Tril có 1,5 ha cà phê, 5 con bò, 2 sào lúa, 3 sào bời lời… “Ngày trước, diện tích đất phần lớn là trồng lúa, sau này gia đình mạnh dạn chuyển đổi sang trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, bời lời… Nhờ vậy, kinh tế gia đình rất ổn định, có tiền nuôi con đi học, xây dựng nhà cửa khang trang và mua máy móc, xe cộ phục vụ việc sản xuất của gia đình”, Trưởng thôn Tril phấn khởi chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Sỹ - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Kon Dơng cho biết: Thời gian tới, địa phương tiếp tục chỉ đạo các địa phương, các làng tập trung xây dựng NTM nâng cao. Lấy mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân làm mục tiêu trọng tâm. Đồng thời, xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển nông thôn từng bước hiện đại theo quy hoạch gắn nông nghiệp với phát triển dịch vụ, thương mại. Nâng cao bản sắc văn hóa, dân trí và giữ gìn môi trường sinh thái xanh - sạch - đẹp”.

Tại xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, sau gần 5 năm xây dựng làng NTM trong vùng đồng bào DTTS và Đề án phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Thiện giai đoạn 2016 - 2020 (gọi tắt là Đề án), đã giúp đời sống của người dân từng bước thay đổi theo hướng tích cực. Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả cao được hình thành, có sức lan tỏa, góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Chị Đinh Thị Ret ở làng Pông, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện (Gia Lai) chăm sóc vật nuôi của gia đình
Từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi, chị Đinh Thị Rét ở làng Pông, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện đầu tư phát triển hiệu quả mô hình chăn nuôi

Đến thăm gia đình chị Đinh Thị Rét, Chi hội trưởng Hội Phụ nữ làng Pông. Chị Rét là một trong những tấm gương người DTTS tích cực thay đổi nếp nghĩ, cách làm điển hình của làng, được người dân học tập, tin nghe. Chị Rét chia sẻ: Được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhà cửa của Nhân dân ở làng được quy hoạch ngăn nắp, chuồng trại được di dời ra xa nhà cửa. Các tuyến đường được bê tông hóa phục vụ việc đi lại và thu mua nông sản của người dân, nhờ vậy mà giá trị hàng hóa cũng được nâng cao. 

"Người dân được thụ hưởng nhiều chính sách ưu đãi, như vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để phát triển kinh tế gia đình. Hộ nghèo được nhận vật nuôi, cây giống, được trao tặng bảo hiểm y tế, con trẻ được đến trường học cái chữ… Nhờ đó đời sống của gia đình chị, cũng như người dân ngày càng tiến bộ, phát triển", chị Rét phấn khởi thông tin.

Nhờ các chương trình, chính sách dân tộc mà điểm trường mẫu giáo ở làng Pông được đầu tư khang trang, sạch đẹp
Nhờ các chương trình, chính sách dân tộc mà điểm trường mẫu giáo ở làng Pông được đầu tư khang trang, sạch đẹp

Gia đình ông Nay Jang cùng ở làng Pông, là một trong những hộ nghèo được thụ hưởng các chính sách dân tộc, được vay vốn Ngân hàng chính sách để phát triển kinh tế gia đình, nhờ vậy năm 2018 gia đình ông đã thoát nghèo. Ông Nay Jang phấn khởi cho biết: “Ngày trước, gia đình rất nghèo vì không có nguồn lực để vươn lên phát triển. Sau này tôi được các cán bộ vận động vay vốn, từ đó gia đình đầu tư trồng lúa 2 vụ, nuôi thêm bò. Nhờ vậy, gia đình tôi mới thoát nghèo, đồng thời có tiền để cho con cái đi học cái chữ. Tôi rất biết ơn các cấp, chính quyền đã quan tâm và giúp đồng bào chúng tôi vươn lên”.

Trước những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn 1, năm 2021, huyện Phú Thiện tiếp tục triển khai Đề án giai đoạn 2 (2021 - 2025) với những phương án hỗ trợ sản xuất, sinh kế, định hướng trồng cây điều, mì cao sản; đồng thời, tăng cường đào tạo nghề nông thôn để thay đổi cách nghĩ, cách làm, đa dạng trong lựa chọn nghề nghiệp của người dân.

Nhờ sự chung tay của các các cấp, chính quyền trong việc lồng ghép các chương trình dự án và sự nỗ lực của người dân mà bộ mặt NTM ở làng Pông ngày càng khởi sắc
Nhờ sự chung tay của các các cấp, chính quyền trong việc lồng ghép các chương trình dự án và sự nỗ lực của người dân, diện mạo các buôn làng vùng DTTS ngày càng khởi sắc

Ông Trần Quang Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện cho biết: Khi triển khai thực hiện xây dựng làng NTM trong vùng đồng bào DTTS đời sống Nhân dân cũng được nâng lên rõ rệt. Người dân được hỗ trợ di dời, bố trí lại nhà cửa, dân cư, được các cấp, ngành chuyển giao những tiến bộ khoa học - kỹ thuật như giống mì, mía và vật nuôi như bò, dê, heo. Khi đã tiếp cận các tiến bộ, bà con đã áp dụng vào mô hình sản xuất kinh doanh của gia đình. 

Đồng thời, xã cũng hỗ trợ người dân phát triển thêm nhiều mô hình như mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình như trồng cây ăn trái, mô hình nuôi heo đất tiết kiệm… Nhờ vậy, họ đã thay đổi được nếp nghĩ cách làm, tiết kiệm, chăm chỉ làm ăn để phát triển kinh tế gia đình.

“Thời gian tới, địa phương sẽ huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, ưu tiên phát triển sản xuất; thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn để xây dựng làng NTM, phấn đấu xây dựng xã Chư A Thai đạt chuẩn NTM vào năm 2025”, Bí thư Đảng ủy xã Chư A Thai cho biết thêm.

Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch nước gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu tham dự Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ 2 năm 2024

Chủ tịch nước gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu tham dự Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ 2 năm 2024

Chiều 14/6, tại Phủ Chủ tịch, đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương đã gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu là các già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, Người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển, đảo tại Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ 2 năm 2024 do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức tại Hà Nội.
Để Luật Căn cước đi vào cuộc sống

Để Luật Căn cước đi vào cuộc sống

Media - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành kể từ 1/7/2024. Đây là luật mới, sẽ tạo nhiều thuận lợi trong việc đi lại, giao dịch của người dân, đăc biệt là người dân tại vùng cao. Để Luật phát huy hiệu quả, Công an các địa phương đang nỗ lực tuyên truyền sâu rộng Luật Căn cước đến người dân, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Mộc Châu: Người có uy tín tiên phong trong phát triển kinh tế

Mộc Châu: Người có uy tín tiên phong trong phát triển kinh tế

Media - Thuý Hồng - Tuấn Ninh - 7 giờ trước
Bằng uy tín và trách nhiệm của mình, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La luôn tiên phong nêu gương sáng, tích cực đi đầu trong tuyên truyền, vận động nhân dân ở địa phương thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều tấm gương Người có uy tín đã tích cực thi đua lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Kiên Giang: Đến tháng 10/2024 truy xuất nguồn gốc thủy sản qua phần mềm eCDT cơ bản thông suốt

Kiên Giang: Đến tháng 10/2024 truy xuất nguồn gốc thủy sản qua phần mềm eCDT cơ bản thông suốt

Kinh tế - Như Tâm - 7 giờ trước
UBND tỉnh Kiên Giang vừa ban hành Kế hoạch số 193/KH-UBND về việc triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác qua Hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác điện tử (eCDT) trên địa bàn tỉnh.
Cảnh giác với hiện tượng thu mua bọ xít đen giá “khủng”

Cảnh giác với hiện tượng thu mua bọ xít đen giá “khủng”

Xã hội - Minh Nhật - 7 giờ trước
Hiện nay, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin mua, bán bọ xít đen với giá cao, không kể số lượng. Việc mua bán bọ xít đen thông qua mạng xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị lừa đảo, chiếm đoạt tài.
TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Giai đoạn 2024-2029, tiếp tục phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS, miền núi

TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Giai đoạn 2024-2029, tiếp tục phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS, miền núi

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Ngày 14/6, TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ I năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”. Đại hội có sự tham gia của 150 đại biểu chính thức, đại diện cho trên 23.500 đồng bào của 32 DTTS trên địa bàn.
Tin trong ngày - 13/6/2024

Tin trong ngày - 13/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam là 1 trong 10 điểm đến hàng đầu ở khu vực Đông Á. Trên 3.000 cuốn sách giáo khoa Khmer ngữ được bàn giao cho các chùa Nam tông Khmer. Thủy triều đỏ xuất hiện tại Kiên Giang: Cảnh báo nguy hiểm!. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đại Từ (Thái Nguyên): Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo DTTS giai đoạn 2024-2029 xuống dưới 6,5% theo tiêu chí mới

Đại Từ (Thái Nguyên): Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo DTTS giai đoạn 2024-2029 xuống dưới 6,5% theo tiêu chí mới

Tin tức - Hà Anh - 7 giờ trước
Ngày 14/6, huyện Đại Từ tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc huyện Đại Từ giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết, xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao và trở thành thị xã trước năm 2030”. Tham dự Đại hội có đại diện lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện cùng 150 đại biểu là người DTTS tiêu biểu trên địa bàn.
Tủa Chùa (Điện Biên): Đề ra 11 nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi trong giai đoạn mới

Tủa Chùa (Điện Biên): Đề ra 11 nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi trong giai đoạn mới

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 23:56, 14/06/2024
Trong 2 ngày (13-14/6), huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, UBND, HĐND huyện Tủa Chùa; cùng với sự tham gia của 129 đại biểu tiêu biểu đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Phú Lương (Thái Nguyên): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV

Phú Lương (Thái Nguyên): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV

Thời sự - Nhật Minh - 23:50, 14/06/2024
Chiều 14/6, huyện Phú Lương tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc huyện Phú Lương đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, chung sức xây dựng huyện nông thôn mới”. Tham dự đại hội có đại diện lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện và 120 đại biểu là người DTTS tiêu biểu trên địa bàn.
Tin trong ngày - 14/6/2024

Tin trong ngày - 14/6/2024

Media - BDT - 20:00, 14/06/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Xuất cấp gạo cho 3 địa phương dịp giáp hạt năm 2024. Đak Pơ (Gia Lai) Tổ chức Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống. Làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến việc gom mua đất sản xuất của đồng bào DTTS ở Kon Tum. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lan tỏa tinh thần, nghĩa cử cao đẹp của hoạt động hiến máu tình nguyện

Lan tỏa tinh thần, nghĩa cử cao đẹp của hoạt động hiến máu tình nguyện

Thời sự - PV - 18:55, 14/06/2024
Chiều 14/6, phát biểu tại cuộc gặp mặt 100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2024, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị chú trọng việc ứng dụng chuyển đổi số vào quản lý hoạt động hiến máu; kết nối thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu người hiến máu thống nhất, liên thông giữa các địa phương, giữa các trung tâm máu, bệnh viện có tiếp nhận máu.