Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đổi thay ở Vị Xuyên

Hoàng Quý - 10:11, 18/08/2020

Vị Xuyên (Hà Giang) có 25.000 hộ với 19 dân tộc cùng chung sống. Đồng bào DTTS trên địa bàn huyện sinh sống chủ yếu ở các xã vùng cao biên giới, có địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt và vô cùng khó khăn, lại chịu nhiều thiệt hại trong thời kỳ chiến tranh biên giới. Những năm qua, nhờ sự hỗ trợ từ các chính sách của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực vươn lên của chính quyền và người dân, kinh tế - xã hội của địa phương có bước phát triển tốt, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Trung tâm huyện Vị Xuyên ngày nay
Trung tâm huyện Vị Xuyên ngày nay

Vị Xuyên có 25.000 hộ với 19 dân tộc cùng chung sống. Trong đó, nhiều nhất là dân tộc Tày (chiếm 35,8%), dân tộc Dao (22,8%), dân tộc Kinh (16,8%), dân tộc Mông (12,5%)... Đồng bào DTTS trên địa bàn huyện sinh sống chủ yếu ở các xã vùng cao biên giới, có địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt và vô cùng khó khăn, lại chịu nhiều thiệt hại trong những năm đất nước có chiến tranh.

Đây cũng chính là lý do mà hàng chục năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã được triển khai đồng bộ, với những công trình về cơ sở hạ tầng đường, điện, trường, trạm; với những dự án hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, trang bị kiến thức khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế hiệu quả; hỗ trợ làm nhà ở để đồng bào an cư... Những vùng đất đồi dấu tích của bom đạn năm xưa, với bàn tay lao động cần cù của người dân, nay đã trở thành những thửa ruộng lúa bậc thang và hoa màu trù phú; những vùng chè Shan tuyết xanh non, mỡ màng… mang lại thu nhập cao cho người dân.

Xã Thanh Thủy là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất trong chiến tranh, qua thời gian tập trung phát triển những cây trồng thế mạnh, như chè, thảo quả, với tổng diện tích hơn 300ha; cùng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như na dai, chuối cao sản, dưa hấu… Đến hết năm 2019, thu nhập bình quân của người dân trong xã đạt 26 triệu đồng (năm 2015 là 12,5 triệu đồng). Đặc biệt, xã đã đạt 14/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), so với năm 2015 tăng 6 tiêu chí.

Ông Nguyễn Văn Châu, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Thủy cho biết: Để có được những con đường mới khang trang và rộng rãi đi lại thuận lợi, ngoài việc hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, người dân địa phương đã hiến nhiều diện tích đất để làm đường. Bên cạnh đó, được Nhà nước hỗ trợ, đồng bào chăm chỉ làm ăn vươn lên xóa đói, giảm nghèo; thanh niên lo học hành…

Bà Bùi Thị Ngát, Trưởng phòng Dân tộc huyện Vị Xuyên cho biết: Thời gian qua, huyện đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình, dự án, chính sách như chính sách định canh, định cư cho đồng bào DTTS, ổn định dân cư vùng thiên tai, nguy cơ sạt lở cao, đặc biệt khó khăn; chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt; chính sách bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề…

Người dân tích cực than gia phát triển kinh tế.
Người dân tích cực than gia phát triển kinh tế.

Thực hiện Chương trình 135, huyện Vị Xuyên đã đầu tư xây dựng 119 công trình, với kinh phí 97 tỷ đồng cho 124 thôn đặc biệt khó khăn; Hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo giống lúa, ngô, đậu tương năng suất cao, giống cây chè, thảo dược, giống gia súc, vật tư, phân bón... tổng kinh phí gần 25 tỷ đồng; Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS (theo Quyết định 755) cũng đã hỗ trợ cho 3.056 hộ, kinh phí trên 5 tỷ đồng, trong đó đất sản xuất 300 hộ với 1,4 tỷ đồng, diện tích 41ha; nước sinh hoạt phân tán 2.756 hộ với 3,5 tỷ đồng.

Nhờ đó, kinh tế của địa phương có bước phát triển tốt, đời sống Nhân dân được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần; diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 24,2 triệu đồng/người/năm (tăng 4,2 triệu đồng). Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện hiện đã giảm xuống còn 23,3%. Toàn huyện có 6 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM; 45 thôn đạt NTM. 

Thời gian qua, huyện đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình, dự án, chính sách như chính sách định canh, định cư cho đồng bào DTTS; hỗ trợ đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt; bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề…”.

Bà Bùi Thị Ngát- Trưởng phòng Dân tộc huyện Vị Xuyên

Tin nổi bật trang chủ
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 06:15, 07/07/2024
Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Kinh tế - Minh Thu - 02:39, 07/07/2024
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Vietnam Forest Certification Scheme) của Việt Nam có tên viết tắt là VFCS được xây dựng theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế, VFCS còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Xã hội - Hồng Phúc - 02:35, 07/07/2024
Với mục tiêu bao phủ tiến tới Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương để người dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT.
Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 02:33, 07/07/2024
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 02:28, 07/07/2024
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.
Tin trong ngày - 5/7/2024

Tin trong ngày - 5/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc. Bố trí định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân vùng sạt lở núi ở Bình Định. Người lan tỏa phong trào làm đường Nông thôn mới ở Đồng Tâm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Ẩm thực - Trọng bảo - 23:30, 06/07/2024
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024 tỉnh Lào Cai đang triển khai kế hoạch khảo sát, nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Pháp luật - Ngọc Chí - 23:27, 06/07/2024
Mới đây, lần đầu tiên Công an Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xử lý vụ án hình sự liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả qua mạng xã hội Facebook. Trước đây, lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính về hành vi buôn bán không rõ nguồn gốc xuất xứ cây giống. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum trong việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Khi những thứ “rẻ như cho” trở thành hàng hóa đắt khách

Khi những thứ “rẻ như cho” trở thành hàng hóa đắt khách

Chính sách và đời sống - Tiêu Dao - 23:22, 06/07/2024
Những năm gần đây, nhờ những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mà đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam đã có nhiều đổi thay đáng kể. Đồng bào đã chủ động vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và từng bước làm giàu.
Trung tâm đoàn kết ở Trà Nam

Trung tâm đoàn kết ở Trà Nam

Gương sáng giữa cộng đồng - Nguyễn Văn Sơn - 23:20, 06/07/2024
Từ nhiều năm nay, ông Phạm Huy Hoàng, dân tộc Xơ Đăng, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín thôn 1, ở xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam luôn tận tụy với mọi công việc ở cơ sở. Ông trở thành trung tâm đoàn kết, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày một phát triển.
Bảo Lâm (Cao Bằng): Đã có 70.419 người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo Lâm (Cao Bằng): Đã có 70.419 người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Xã hội - PV - 23:18, 06/07/2024
Nỗ lực tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đến người dân trên địa bàn, đến nay, huyện Bảo Lâm có 70.419 người tham gia BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).