Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đổi thay ở Vĩnh An

Phương Lê - 11:22, 14/01/2020

Về với Vĩnh An, huyện Tây Sơn (Bình Định) những ngày giáp Tết, chúng tôi thật sự ấn tượng bởi sự đổi thay nhanh chóng của địa phương. Những cánh đồng lúa chín trĩu hạt vươn mình đón nắng mai, những con đường bê tông thẳng tắp chạy dài khắp thôn, làng; hệ thống điện lưới quốc gia, điểm bưu điện văn hóa, trường học, trạm xá cũng đã được xây dựng khá hoàn chỉnh, góp phần làm nên diện mạo một Vĩnh An đầy sức sống.

Đội cồng chiêng xã Vĩnh An luôn duy trì luyện tập.
Đội cồng chiêng xã Vĩnh An luôn duy trì luyện tập

Đời sống phát triển

Vĩnh An là xã miền núi, toàn xã có hơn 350 hộ dân, trong đó gần 96% là đồng bào Ba Na. Những năm trước đây, Vĩnh An rất khó khăn, khó từ giao thông đến y tế, giáo dục; sản xuất lạc hậu nên kém hiệu quả, cái đói, cái nghèo, thiếu ăn, bệnh tật luôn đeo bám người dân... Thế nhưng, nhờ sự đầu tư của Nhà nước và nỗ lực vươn lên của người dân, giờ đây, những điều nói trên đã thành chuyện cũ. Thay vào đó là sự tươi mới, tràn ngập niềm vui.

Ông Đinh Ven, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh An, cho biết: Được sự hỗ trợ về nhiều mặt của tỉnh, huyện, đời sống vật chất và tinh thần của bà con đã từng bước được cải thiện. Đặc biệt từ khi có Chương trình 135, 134, Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, nước sinh hoạt, chuyển giao tiến bộ Khoa học - Kỹ thuật (KHKT), chuyển đổi giống cây trồng, mùa vụ giúp tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất, chăn nuôi.

Từ năm 2006, người dân Vĩnh An đã có nước sạch để dùng. Đến nay, 100% hộ dân được đấu nối đường ống dẫn nước sạch đến tận nhà. 100% số hộ được sử dụng điện thắp sáng, 95% số hộ có nhà ngói tường gạch; hầu hết đều có phương tiện nghe nhìn, xe máy đi lại...

Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, nhờ được “cầm tay chỉ việc”, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, thay đổi tập tục sản xuất lạc hậu, nên năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi ngày càng được nâng cao. Nhờ vậy, từ một nơi thường xuyên nhận trợ cấp, nay đã chủ động hoàn toàn về lương thực.

Già làng Đinh Hương, phấn khởi cho biết: Sự đổi thay của xã miền núi Vĩnh An hôm nay là nhờ sự quan tâm hỗ trợ nhiều mặt của cấp trên, bên cạnh đó có sự nỗ lực của cán bộ và Nhân dân trong xã. Mọi nhu cầu trong cuộc sống như điện, nước, thuốc men chữa bệnh, trường học… đều được Nhà nước quan tâm đầy đủ. Bà con chúng tôi một lòng theo Đảng, quyết tâm xây dựng xã Vĩnh An ngày càng khởi sắc hơn.

Giữ gìn bản sắc văn hóa

Tự bao đời nay ở Vĩnh An, từ người già đến trẻ nhỏ, từ gái đến trai, ai ai cũng yêu thích cồng chiêng và xem nó như một phần máu thịt của mình. Hiện, Đội cồng chiêng của xã Vĩnh An, do anh Đinh Ngắc trực tiếp quản lý và hướng dẫn có khoảng 25 thành viên, độ tuổi dao động từ 15 - 25 tuổi. Đội luôn duy trì tập luyện mỗi tuần từ 1 - 2 buổi, khi mặt trời ẩn đằng sau đỉnh núi hoặc những đêm trăng sáng. Tiếng cồng, tiếng chiêng vang khắp núi rừng, khi khoan thai réo rắt, khi đượm buồn ngân nga.

Bên cạnh cồng chiêng, bắn nỏ cũng là thế mạnh của đồng bào Ba Na Vĩnh An. Những hạt nhân có thể kể đến như: Đinh Nhin, Đinh Thưa, Đinh Rum (làng Giọt 1), Đinh Thép (làng Kon Giang)... Chúng tôi có dịp đến thăm nhà 2 anh em Đinh Thưa và Đinh Rum, trong ngôi nhà sàn đơn sơ, có khoảng gần 30 chiếc Huy chương Vàng, Bạc mà 2 anh em anh đã nỗ lực đạt được từ các cuộc thi bắn nỏ, Ngày hội Văn hóa - Thể thao của tỉnh và khu vực miền Trung- Tây Nguyên. Theo Đinh Thưa, ở đây trẻ nhỏ lên 7, lên 8 đã biết cầm cung, cầm nỏ, biết đánh cồng chiêng theo nhịp đơn giản. Lớn lên, theo học các cụ cao niên rồi trở nên thành thục lúc nào không hay.

Ông Đinh Ngắc, một nghệ nhân ở Vĩnh An trăn trở: Cồng chiêng là nét văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào Ba Na. Chúng tôi luôn cố gắng giữ gìn và truyền lửa cho các thế hệ mai sau. Tuy nhiên, trong quá trình truyền dạy và tập luyện cũng gặp không ít khó khăn. Do đời sống bà con còn nghèo, hằng ngày, họ phải lên nương, lên rẫy nên ít có thời gian tập luyện thường xuyên. Song, bằng niềm yêu thích nghệ thuật nhạc cụ truyền thống, chúng tôi đã sát cánh bên nhau cùng gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của cha ông để lại.


Tin cùng chuyên mục
Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Đón đầu cơ hội khởi sắc trên thị trường trái phiếu ngân hàng đầy tiềm năng, từ ngày 27/05/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1, với tổng giá trị chào bán 2.000 tỷ đồng.
Tin nổi bật trang chủ
Ninh Thuận nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững

Ninh Thuận nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững

Kinh tế - Minh Thu - 2 phút trước
Với nguồn lực từ ba chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), thời giạn qua, tỉnh Ninh Thuận đã chú trọng công tác giảm nghèo bằng nhiều mô hình hiệu quả, bước đầu đã đem lại một số kết quả đáng ghi nhận.
Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Trang địa phương - Lê Hường - 4 phút trước
Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Nghị quyết 03/NQ-HĐND ngày 3/5/2024 về việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương.
Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 6 phút trước
Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí khoa học công nghệ năm 2023 và phát động Giải báo chí khoa học công nghệ năm 2024. Ban Giám khảo đánh giá nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống.
Kon Tum: Công bố Quyết định công nhận Làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng

Kon Tum: Công bố Quyết định công nhận Làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 8 phút trước
Sáng 17/5, UBND xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh Kon Tum công nhận Làng du lịch cộng đồng Đăk Răng. Đây là làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tin tức - Minh Nhật - 11 phút trước
Với chủ đề “Theo dấu chân Người”, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, góp phần thực hiện đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại không gian của Làng trong tháng 5.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - Tuấn Trình - 15 phút trước
Giai đoạn 2021-2025, theo chuẩn nghèo đa chiều, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn vẫn nằm trong danh sách là một trong 74 huyện nghèo của cả nước. Nhằm đưa kinh tế-xã hội huyện tăng trưởng, phát triển, phấn đấu đến năm 2025 huyện Văn Quan thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, Đảng bộ, chính quyền Văn Quan đã đề ra nhiều giải pháp, lựa chọn những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong từng lĩnh vực, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 18 phút trước
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với UBND huyện Ngọc Lặc tổ chức lớp tập huấn phương pháp bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Dao huyện Ngọc Lặc, phục vụ phát triển du lịch.
Ủy ban Dân tộc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2025

Ủy ban Dân tộc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2025

Tin tức - Hoàng Quý - 20 phút trước
Sáng 17/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức cuộc họp của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ của UBDT năm 2025. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà - Chủ tịch Hội đồng, chủ trì cuộc họp.
Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng DTTS&MN tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024

Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng DTTS&MN tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024

Giáo dục - Hoàng Minh - 22 phút trước
Đó là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 27 phút trước
Lào Cai là tỉnh vùng cao với trên 60% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Nhà nước, đặc biệt là các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.