Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng bào Bru Vân Kiều ở Húc Thượng thiếu lương thực vì "cái điện gió"?

Khánh Ngân - 16:50, 20/04/2023

Trong khi ngành chức năng chưa xác định được nguyên nhân trực tiếp về việc hơn 3 ha ruộng lúa nước ở thôn Húc Thượng, xã Húc (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) bị bồi lấp, thì người dân lâm vào cảnh thiếu lương thực do không đủ khả năng để cải tạo canh tác...

Hơn 3ha ruộng lúa nước của đồng bào Bru- Vân Kiều ở thôn Húc Thượng, xã Húc đã bị đất đá vùi lấp trong những năm qua
Hơn 3ha ruộng lúa nước của đồng bào Bru Vân Kiều ở thôn Húc Thượng, xã Húc đã bị đất đá vùi lấp trong những năm qua

Có phải vì "cái điện gió”?

Sau những năm nhọc nhằn khai phá, đồng bào Bru Vân Kiều ở thôn Húc Thượng mới có được những thửa ruộng lúa màu mỡ. Hàng năm vào mùa thu hoạch, bà con có được lượng lúa nhất định không lo thiếu đói. Thế nhưng, từ năm 2020, 2021, không biết bao nhiêu đất đá từ trên đồi theo con suối trôi về lấp hơn 3 ha ruộng lúa nước của người dân. Do lượng đất đá bồi lấp quá nhiều, nên người dân không thể cải tạo, đành lâm vào cảnh thiếu đói nhìn ruộng của mình nằm sâu dưới đống đất đá. 

Toàn thôn Húc Thượng có trên 100 hộ đồng bào DTTS, thì có tới 49 hộ dân có ruộng bị bồi lấp với diện tích lên đến 3,37 ha. Điều đáng nói, trong số 49 hộ dân nói trên, chỉ có 19 hộ có ruộng bị bồi lấp, được UBND huyện Hướng Hóa báo cáo do các bãi đắp của công trình Nhà máy điện gió Tài Tâm trôi trượt, vùi lấp (tại văn bản số 190/BC-UBND, ngày 29/3). Số còn lại cho đến thời điểm này vẫn chưa xác định được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ruộng lúa nước bị bồi lấp. Về phía Công ty Tài Tâm không đồng ý hỗ trợ vì cho rằng “khu vực thửa lúa nằm xa bãi thải của dự án.

Khi trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Hồ Văn Ka Rai - Chủ tịch UBND xã Húc lại cho rằng: Mỗi lần mưa lớn đất đá từ bãi thải của điện gió trôi xuống vùi lấp ruộng của của đồng bào ở 3 thôn Tà Nục, Húc Thượng, Tà Ri II, với tổng diện tích khoảng 4 ha. "Riêng ở thôn Húc Thượng, phần ruộng lúa bà con sản xuất từ bao đời nay có bị vùi lấp thế đâu, từ khi có điện gió về mới bị nhiều như vậy".

Bên cạnh diện tích đã bị vùi lấp là những thửa ruộng được người dân canh tác rất tốt
Bên cạnh diện tích đã bị vùi lấp là những thửa ruộng được người dân canh tác rất tốt

Có mặt tại thôn Húc Thượng, dọc theo con suốt từ đồi chảy qua cánh đồng lúa nước của thôn, phần diện tích hai bên suối đã bị bồi lấp hết. Diện tích bồi lấp kéo dài xuống tận đầu bản. Một phần diện tích lúa nước bị bồi lấp đã trở thành sân bóng.

Theo người dân ở thôn Húc Thượng, phần diện tích này trước đây là ruộng lúa nước. Kế bên phần bị bồi lấp, là diện tích ruộng lúa nước của đồng bào còn sót lại bà con vẫn canh tác tốt, lúa vụ Xuân đang thời kỳ làm đòng xanh mướt. 

Chỉ tay về phía khu ruộng đã bị bồi lấp, chị Hồ Thị Hạnh ngậm ngùi: “3 thửa ruộng nhà chị bị bồi lấp từ năm 2020 - 2021. Từ đó đến nay không trồng lúa được nữa, nên gia đình thiếu gạo để ăn”. Khi được hỏi do đâu mà ruộng bị bồi lấp, chị Hạnh quả quyết: “Do cái điện gió. Do họ đổ bãi thải trời mưa thì bãi thải sạt lở trôi xuống dưới ni” (nó trôi xuống dưới ruộng - Pv).

Chị Hồ Thị Mun ở thôn Húc Thượng ngậm ngùi nói về những thửa ruộng của mình đã bị vùi lấp
Chị Hồ Thị Mun ở thôn Húc Thượng ngậm ngùi nói về những thửa ruộng của mình đã bị vùi lấp

“Bất nhất” về xác định nguyên nhân

Trước thực tế, đất đá vùi lấp ruộng lúa nước của người dân ở xã Húc nói chung và thôn Húc Thượng nói riêng, UBND tỉnh Quảng Trị đã phát đi văn bản yêu cầu các bên liên quan có báo cáo cụ thể, cũng như tìm phương án giải quyết. Thế nhưng, ngành chức năng cũng chưa đồng nhất trong việc xác định rõ ràng phần diện tích lúa nước nào bị bồi lấp do lũ, phần nào bị bồi lấp do các bãi thải của các công ty điện gió. Do đó còn lúng túng trong việc quy trách nhiệm, chậm đưa ra phương án khắc phục ruộng lúa nước cho đồng bào sản xuất.

Trụ điện gió thường được xây dựng ở trên những cao điểm, nên việc phòng chống sạt lở có ý nghĩa rất lớn đối với tài sản và tính mạng của đồng bào vùng dự án
Trụ điện gió thường được xây dựng ở trên những điểm cao nên việc phòng chống sạt lở có ý nghĩa rất lớn đối với tài sản và tính mạng của đồng bào vùng dự án

Trong khi chị Hồ Thị Hạnh và chị Hồ Thị Mun ở thôn Húc Thượng và Chủ tịch UBND xã Húc cũng khẳng định “do cái điện gió”, thì tại văn bản số 26/TB- UBND ngày 29/3/2023 UBND huyện Hướng Hóa lại có đoạn “Đối với diện tích ruộng nước của 30 hộ dọc theo khe sối thôn Húc Thượng, xã Húc bị đất đá vùi lấp do mưa lũ từ năm 2020; đề nghị công Công ty TNHH MTV ĐTNL Tài Tâm - Quảng Trị quan tâm, đồng hành, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ và chung tay khôi phục lại cho Nhân dân chuẩn bị canh tác sản xuất mùa vụ sắp tới”.

Phải chăng chính sự bất nhất và thiếu một kết luận cụ thể, khách quan của ngành chức năng mà ruộng lúa của người dân bị vùi lấp chậm được khắc phục và hệ lụy là đồng bào rơi vào cảnh thiếu đói trong nhiều năm qua.

Đối với đồng bào DTTS, địa bàn cư trú thường là ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, đất sản xuất, đặc biệt là đất làm lúa nước có ý nghĩa rất lớn trong việc chủ động lương thực của đồng bào. Thế nhưng, ở thôn Húc Thượng, hơn 3 ha lúa nước “quý hiếm” bị vùi lấp trong nhiều năm qua lại chậm được cải tạo để đồng bào sản xuất. Đó là một sự lãng phí cần phải kiểm tra, xác minh quy trách nhiệm cụ thể cho những cá nhân, tập thể liên quan.

Anh Nguyễn Văn Thành- công chức địa chính xã Húc kiểm tra tiến độ cải tạo lại ruộng lúa cho đồng bào ở thôn Húc Thượng
Anh Nguyễn Văn Thành, công chức địa chính xã Húc kiểm tra tiến độ cải tạo lại ruộng lúa cho đồng bào ở thôn Húc Thượng

Một động thái mới là,  sau khi có ý kiến của chính quyền Hướng Hóa, Công ty TNHH MTV ĐTNL Tài Tâm đã đưa máy múc vào cải tạo lại ruộng lúa nước ở thôn Húc Thượng bị vùi lấp. 

Có mặt tại thôn Húc Thượng vào ngày 6/4, theo quan sát của phóng viên, đã có khoảng 2/3 diện tích ruộng bị vùi lấp được khắc phục. Các bờ thửa đã được đắp, mặt bằng ruộng đã được san gạt. Hiện nay, Công ty vẫn đang tiến hàng cải tạo phần ruộng lúa nước bị vùi lấp còn lại ở thôn Húc Thượng. Đó là tín hiệu tích cực của nhà đầu tư điện gió  này đối với đồng bào ở vùng có dự án.

Khảo sát từ thực tế cho thấy, không riêng ở xã Húc, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) hiện có 12 xã thị trấn có công trình điện gió. Trong đó, có nhiều vùng được xếp vào vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống lũ quét. Trên, thực tế đã có những nhà máy điện gió có bãi thải trôi trượt, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân như ở thôn Húc Thượng, xã Húc; hay như chủ đầu tư Nhà máy điện gió Amaccao Quảng Trị 1 liên quan đến 6 hộ ở xã Tân Liên (Hướng Hóa) và 5 hộ ở thị trấn Khe Sanh (Hướng Hóa). 

Để tránh tình trạng các nhà máy điện gió ảnh hưởng đến sinh kế của Nhân dân, thậm chí cả tài sản và tính mạng của người dân bị đe dọa, thiết nghĩ, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần phải quan tâm, kiểm tra kịp thời để có phương án giải quyết, trả lời thỏa đáng những vướng mắc phát sinh trong đời sống kinh tế - xã hội, tránh tình trạng nghi ngờ, bức xúc trong Nhân dân.

  

Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 2 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 2 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 2 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 3 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 3 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.