Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng bào Gia Rai sẵn lòng hiến đất làm đường vì sự phát triển của buôn làng

Ngọc Thu - 05:52, 25/11/2023

Dân tộc Gia Rai là một trong 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021, được thụ hưởng các dự án chính sách dân tộc tại Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, song để nâng cao chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án được đầu tư, các hộ đồng bào Gia Rai ở làng Yam, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, đã dồng lòng tự nguyện di dời vật kiến trúc, hiến đất làm đường, đóng góp kinh phí, cùng địa phương xây dựng thôn làng khang trang, sạch đẹp.

Dân làng Yam góp công, góp của để con đường sớm hoàn thành phục vụ nhu cầu đi lại, thông thương của bà con
Dân làng Yam góp công, góp của để con đường sớm hoàn thành phục vụ nhu cầu đi lại, thông thương của bà con

Gương mẫu để nhiều người làm theo

Làng Yam hiện có trên 90% là đồng bào DTTS Gia Rai còn nhiều khó khăn sinh sống, với 225 hộ/1.000 khẩu. Ngay khi có chủ trương đầu tư kinh phí làm 4 tuyến đường giao thông trong làng Yam, với chiều dài 1.334 m, dân làng Yam đã phấn khởi, đồng lòng cùng các cấp uỷ, chính quyền địa phương quyết tâm hoàn thành sớm con đường nông thôn của làng.

Ông Rơ Mah Thê, một hộ dân trong làng kể: Trước đây, phương tiện giao thông trong làng ít, đường rộng 2 m còn phù hợp. Nhưng xã hội ngày càng phát triển, xe máy, xe công nông chạy hàng ngày mà đường hẹp nên né nhau rất mệt. Bà con đều muốn có đường rộng rãi, sạch đẹp nhưng ai cũng nhìn nhau chờ đợi. Ngay khi có chủ trương mở rộng một số tuyến đường làng để nhựa hóa, bê tông hóa, ông đã gương mẫu hiến thêm đất của gia đình để dân làng làm theo.

Dù còn nhiều khó khăn nhưng nhiều hộ dân ở làng Yam đã tự nguyện di dời vật kiến trúc, hiến đất làm đường, đóng góp kinh phí, cùng địa phương xây dựng thôn làng khang trang, thuận tiện hơn
Dù còn nhiều khó khăn nhưng nhiều hộ dân ở làng Yam đã tự nguyện di dời vật kiến trúc, hiến đất làm đường, đóng góp kinh phí, cùng địa phương xây dựng thôn làng khang trang, thuận tiện hơn

Theo đó, ông Thê đã tự nguyện tháo dỡ hàng rào, chặt bỏ hơn 10 cây bời lời đang cho thu hoạch và một số cây mai để hiến hơn 100 m2 đất. Thấy vậy, nhiều hộ dân trong làng đã làm theo, sẵn sàng hiến đất làm đường giao thông mà không đòi hỏi phải bồi thường.

Tương tự, ông Rơmah Thom cũng là một trong những hộ dân sẵn sàng hiến đất làm đường giao thông, bằng cách đã phá bỏ 20 cây bời lời và hiến hơn 160 m2 đất. Ông chia sẻ: Trước đây, con đường này chỉ rộng khoảng 2 m, xung quanh là cây cối rậm rạp, chật hẹp, rất khó đi. Vào mùa mưa, đường lầy lội, trơn trượt. Làm con đường khang trang, sạch đẹp là nguyện vọng của người dân từ nhiều năm qua. Vì vậy, ngay sau khi được thông báo về chủ trương làm đường nội làng, mình rất đồng tình ủng hộ. Mình cũng vận động hàng xóm hiến đất, chặt bỏ cây cối, tháo dỡ vật kiến trúc để góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công.

Hưởng ứng phong trào chung sức xây dựng đường giao thông nông thôn, hiến đất làm đường vì lợi ích chung của cộng đồng, chị Ksor H’Ghi phấn khởi cho hay: Nghe tuyên truyền, vận động rồi thấy cán bộ, đảng viên làm trước, mình hưởng ứng làm theo. Nhà mình dời hàng rào vào gần 2 m ngang, dài 50 m. Đường làm xong rộng rãi, thông thoáng, sạch sẽ. Nhiều người hỏi mình có tiếc không? Mất đất thì cũng tiếc đấy nhưng mất đất mà có đường đẹp để đi, thì tiếc gì nữa. Có con đường bê tông này, người dân làng thích lắm, ra đồng, ra rẫy không lo trơn trượt nữa.

Diện tích đất này có thể ít với hộ dân bình thường, nhưng đối với người dân làng Yam là cả một gia tài. Tuy nhiên, trái với sự tiếc nuối mất đất, họ rất phấn khởi vì có được con đường bê tông sạch đẹp hôm nay. 

Bà Rơ Châm H’Bin, Phó Trưởng thôn Yam, cho hay: “Làng có 225 hộ/1.000 khẩu với hơn 90% là người Gia Rai. Để tạo sự đồng thuận, làng đã tổ chức các buổi họp để tuyên truyền, vận động người dân tham gia hiến đất, giải phóng mặt bằng. Dân làng vui mừng lắm, ai cũng đồng ý góp công, góp sức để con đường sớm hoàn thành, phục vụ cho chính lợi ích của bà con ”.

 Dân làng Yam vui mừng trên con đường mới do Nhà nước và Nhân dân cùng làm
Dân làng Yam vui mừng trên con đường mới do Nhà nước và Nhân dân cùng làm

Những con đường mở hướng mới thoát nghèo

Ông Thái Văn Ngự, Chủ tịch UBND thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, cho biết: Tuyến đường có tổng chiều dài hơn 1.334 m, nền đường 5 m, mặt đường rộng 3 m, đá dăm láng nhựa, có cống thoát nước bằng bê tông ở những đoạn giao nhau. Công trình được triển khai từ tháng 6/2023, với tổng mức đầu tư hơn 1,192 tỷ đồng từ Dự án 4 về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) năm 2023. 

Ngay sau khi phát động xây dựng đường giao thông nông thôn, người dân làng Yam đã tích cực hiến đất để mở rộng đường đi. Theo đó, 50 hộ dân làng Yam có đất dọc các tuyến đường đã tháo dỡ vật kiến trúc, nhà, hàng rào... lùi khoảng 1,5 đến 2 m, với tổng diện tích hơn 4.250 m2 đất mặt đường bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công triển khai công trình. 

Từ sự đồng thuận, chung sức của người dân, mạng lưới hạ tầng giao thông trên địa bàn xã từng bước được hoàn thiện. Việc đi lại sản xuất, canh tác và chuyên chở nông sản, thông thương cũng dễ dàng nên nông sản của bà con bán cũng được giá hơn; có đường giao thông được mở rộng, thuận lợi nên tai nạn, va chạm giao thông cũng hạn chế.

Qua tìm hiểu thực tế, với điểm xuất phát kinh tế-xã hội thấp, cho đến nay tỷ lệ hộ nghèo làng Yam còn cao. Đến cuối năm 2022, làng còn 110/225 hộ thuộc diện nghèo. Năm 2023, được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ các nguồn lực cùng với việc triển khai quyết liệt các giải pháp, mới đây, số hộ nghèo trong làng giảm còn 89 hộ.

“Tại làng Yam có tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Ngoài việc tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của các hộ, chúng tôi còn đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ từ việc làm nhà ở, đào tạo nghề, tạo điều kiện để họ tiếp cận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực của Nhà nước, từ đó mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo”, Chủ tịch UBND thị trấn Ia Kha thông tin về kế hoạch giảm nghèo tiếp theo của địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.
Tin nổi bật trang chủ
Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Pháp luật - Vũ Mừng - 2 phút trước
Thanh tra tỉnh Hà Giang đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr ngày 18/3/2024 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) và các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 370 triệu đồng.
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Kinh tế - PV - 3 phút trước
Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.
Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Gương sáng - Vàng Ni - 14 phút trước
Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...
Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 19 phút trước
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm động viên, khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Tạm giữ hơn 500 sản phẩm thuốc lá điện tử

Tạm giữ hơn 500 sản phẩm thuốc lá điện tử

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 20 phút trước
Công an Tp. Lào Cai phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường số 1 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai, kiểm tra và thu giữ lô hàng hơn 500 máy và phụ kiện thuốc lá điện tử trên địa bàn phường Kim Tân, Tp. Lào Cai.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Kon Tum: Xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người làm dịch vụ lái xe hộ

Kon Tum: Xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người làm dịch vụ lái xe hộ

Pháp luật - Ngọc Chí - 27 phút trước
Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Kon Tum vừa lập biên bản vi phạm và tạm giữ phương tiện đối với một trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi lái xe dịch vụ chạy xe hộ cho người uống rượu, bia.
Khai mạc Hội nghị tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTTS năm 2024

Khai mạc Hội nghị tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTTS năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 30 phút trước
Sáng 13/5, tại Tp. Quy Nhơn (Bình Định), Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức Hội nghị tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của 53 DTTS năm 2024 và nghiệp vụ thống kê xã hội, môi trường.
Nam Đông (Thừa Thiên Huế) công nhận Người có uy tín trong đồng bào DTTS giai đoạn 2024 - 2028

Nam Đông (Thừa Thiên Huế) công nhận Người có uy tín trong đồng bào DTTS giai đoạn 2024 - 2028

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 33 phút trước
UBND huyện Nam Đông đã ban hành Quyết định số 571/QĐ-UBND công nhận Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện giai đoạn 2024 - 2028.
Công nhận Mộc bản chùa Dâu là Bảo vật quốc gia

Công nhận Mộc bản chùa Dâu là Bảo vật quốc gia

Tin tức - Nguyệt Anh - 38 phút trước
Ngày 13/5, tại chùa Dâu, phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh diễn ra Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận Bảo vật quốc gia đối với Mộc bản chùa Dâu và khai mạc Lễ hội chùa Dâu năm 2024.
Người đẹp Tây Nguyên đăng quang Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024

Người đẹp Tây Nguyên đăng quang Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024

Giải trí - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Vòng chung kết Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024 vừa diễn ra tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Người đẹp Đinh Thị Hoa đến từ tỉnh Đắk Lắk đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu.