Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng bào vùng cao làm giàu từ đặc sản: Tại sao không? Bài 2: “Loạn” giá đặc sản

PV - 09:30, 02/05/2018

Do nhu cầu của thị trường, nhiều đặc sản ẩm thực vùng cao đang dần trở nên phổ biến. Bên cạnh những đặc sản “chính hãng” thì cũng có không ít sản phẩm “ăn theo”, khiến sản phẩm được gọi là đặc sản ẩm thực vùng cao rất khó kiểm định.

“Đắt xắt ra miếng”

Trong các đặc sản ẩm thực vùng cao phổ biến ở thị trường miền xuôi lâu nay là thịt (trâu, bò, lợn) gác bếp. Đây vốn là đặc sản của người Thái, xưa kia họ nghĩ ra cách ướp thịt treo lên gác bếp để có thể ăn được lâu, dùng trong những ngày lễ tết hay những dịp quan trọng.

Thịt gác bếp là đặc sản của vùng cao Tây Bắc. Thịt gác bếp là đặc sản của vùng cao Tây Bắc.

 

Theo bà Lò Thị Muôn, là người bán hàng lâu năm tại bản Hẹo, TP. Sơn La (Sơn La), thịt gác bếp được người dân miền núi sử dụng nguyên liệu là những miếng thịt thăn, thịt mông từ lợn đen, trâu, bò nuôi lâu năm ở bản cùng với công thức ướp thịt rất đặc trưng gồm mắc khén, hạt dổi, sả, ớt; thịt được hun khói từ lõi ngô, củi gỗ nên vị rất đậm đà, đặc biệt. Chính bởi vậy, mỗi cân thịt gác bếp đều có giá từ 800 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng; thời điểm “cháy hàng” thì còn cao hơn rất nhiều.

Giá trị kinh tế từ đặc sản thịt khô đã giúp nhiều gia đình ở Sơn La có thu nhập khá. Theo số liệu của Cục Thống kê Sơn La, trên địa bàn tỉnh có hàng trăm cơ sở kinh doanh thịt khô, hằng năm cho thu nhập từ 200-300 triệu đồng cho mỗi gia đình.

Hiện nay, đặc sản thịt gác bếp không còn là của hiếm như những năm về trước. Do nhu cầu của thị trường và sự “sành sỏi” của người tiêu dùng, đặc sản này đang trở nên phổ biến. Cũng vì thế mà thịt gác bếp đang được bán tràn lan trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau, chất lượng cũng rất… đa dạng.

Khảo sát tại thị trường Hà Nội, giá thịt lợn gác bếp được bán mỗi nơi mỗi giá, dao động từ 280.000-450.000đồng/kg. Thịt bò gác bếp có giá từ 750.000-800.000đồng/kg.

Theo khẳng định của bà Lò Thị Muôn (bản Heo, TP. Sơn La), thịt gác bếp “chính hãng” thì không hề rẻ; như thịt trâu gác bếp thì không thể dưới 900 nghìn đồng/kg. Nếu rẻ hơn thì chỉ có sản phẩm “ăn theo”. Tức là, cũng là thịt gác bếp nhưng nguyên liệu có thể là thịt trâu Lào, thịt lợn sề,…

Hàng nhái “đội lốt” đặc sản!

Giá trị kinh tế cao, cộng với tâm lý thích đồ “sạch” của người tiêu dùng, thời gian qua, nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng kém đã “đội lốt” đặc sản vùng cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng mà còn khiến những đặc sản bị làm “nhái” sút giảm uy tín.

Đơn cử như đặc sản hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng). Với sự khác biệt về thời tiết, khí hậu, đặc biệt là thổ nhưỡng, hạt dẻ trồng trên đất Trùng Khánh luôn được biết tới là đặc sản có một không hai. Các chỉ tiêu về hàm lượng nước, gluxit, lipit, protein… trong nhân của hạt dẻ Trùng Khánh luôn vượt trội so với các loại hạt dẻ trồng ở những nơi khác.

Chính nhờ sự khác biệt đó, từ tháng 3/2011, hạt dẻ Trùng Khánh đã được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhằm khẳng định thương hiệu riêng cho loại đặc sản này. Giá một cân hạt dẻ Trùng Khánh, nếu mua tận vườn cũng gần 100.000 đồng/kg. Khi vận chuyển về thành phố bán, muốn có lời thì giá hạt dẻ cũng phải 110.000 đồng/kg loại tươi sống, loại hạt chín hoặc sấy khô cũng phải có giá 140.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, ở thị trường Hà Nội, lúc tiết trời chuyển sang đông, trên nhiều tuyến phố có rất nhiều điểm bày bán hạt dẻ, với số lượng bao nhiêu cũng có; tất cả đều được quảng cáo là hạt dẻ Trùng Khánh. Giá mỗi cân hạt dẻ lại rất khác nhau, dao động từ 60-80 nghìn đồng/kg. Theo tiết lộ của nhiều tiểu thương, đây là hạt dẻ Trung Quốc gắn mác “hạt dẻ Trùng Khánh”.

Trong khi đó, theo số liệu thống kê từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trùng Khánh, toàn huyện hiện chỉ có gần 250ha cây dẻ, sản lượng 180-200 tấn/vụ/năm, quá ít để cung cấp cho thị trường. Người dân muốn ăn hạt dẻ phải nhắn người thân gửi từ Trùng Khánh ra mới có.

Những dẫn chứng nêu trên cho thấy, đặc sản vùng cao đang hấp dẫn người tiêu dùng, góp phần đem lại thu nhập cho người dân; nhưng đồng thời cũng đang thu hút những “mánh khóe” để trục lợi. Bởi vậy, để nâng cao giá trị, góp phần duy trì và phát triển bền vững đặc sản vùng cao thì chính quyền các địa phương, các cơ quan chuyên môn cũng như người dân bản địa cần có những định hướng đầu tư bài bản.

Bài 3: Tìm hướng đi cho đặc sản vùng cao?

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM) ở các huyện phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM và NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 ở Quảng Nam còn tương đối chậm. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan rà soát, báo cáo để có hướng chỉ đạo triển khai trong thời gian tới.
Tin nổi bật trang chủ
Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Thời sự - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Sáng 20/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa xét xử vụ án "Rửa tiền", 'Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và những người liên quan.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Thời sự - Hồng Phúc - 3 giờ trước
Ngày 20/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024. Tham dự có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Tin tức - Minh Thu - 3 giờ trước
Đó là thông tin được Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây.
Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Khánh Sơn - 6 giờ trước
Tiếp nối những kết quả hợp tác đã đạt được trong năm 2023 và để cụ thể hóa các nội dung đã ký kết giữa hai bên, mới đây, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tập đoàn VNPT đã tổ chức Hội nghị ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024.
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 9 giờ trước
Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 9 giờ trước
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man United hành quân đến làm khách tại sân của Brighton. Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng đội chủ nhà không thể giành chiến thắng trong trận chia tay giải đấu cao nhất xứ sương mù.
Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Tin tức - Hoàng Quý - 9 giờ trước
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã nghe trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 9 giờ trước
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 11 giờ trước
Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Sức khỏe - PV - 11 giờ trước
Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.