Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Đồng hành cùng đồng bào các dân tộc: Chung sức trên hành trình xây và chống ( Bài 3)

Sỹ Hào - 08:44, 21/10/2020

Thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch thường lợi dụng khó khăn ở vùng đồng bào DTTS để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc. Là diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam, từ khi thành lập (năm 2002) đến nay, Báo Dân tộc và Phát triển đã có những tuyến bài vạch trần các âm mưu, giúp đồng bào nâng cao cảnh giác để “miễn nhiễm” trước các âm mưu thù địch.

Báo Dân tộc và Phát triển sát cánh cùng đội ngũ già làng, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS
Báo Dân tộc và Phát triển sát cánh cùng đội ngũ già làng, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Như cây Kơnia vững chãi giữa đại ngàn

Tây Nguyên - với những tên đất, tên người đã đi vào lịch sử của cả dân tộc. Đó là đồi Chư Pao, làng STơr, chiến thắng Đăk Pơ, Plei Me, Buôn Ma Thuột…; là tên tuổi của những Anh hùng như: Đinh Núp, Nơ Trang Long, Kơ Pa Kơ Lơng, A Sanh…

Sau giải phóng, Tây Nguyên cũng đã trải qua những thời điểm khó khăn, bất ổn. Nhất là trong 5 năm đầu thế kỷ XXI (2001 - 2005), các thế lực thù địch liên tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo đã gây ra 2 cuộc biểu tình, bạo loạn (tháng 2/2001 và tháng 4/2004).

Cùng với cả hệ thống chính trị, các cơ quan báo chí, Báo Dân tộc và Phát triển đã có những tuyến bài vạch trần các âm mưu của các thế lực thù địch, giúp đồng bào Tây Nguyên nâng cao cảnh giác. Nhưng thời điểm đó, Báo chưa có phóng viên thường trú tại địa bàn, nên phải cử phóng viên biệt phái từ Hà Nội vào Tây Nguyên. Nắm vững chủ trương, đường lối về công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, phóng viên được cử biệt phái trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong những cuộc tiếp xúc với đồng bào.

Một đặc thù khác nữa, là Báo đã phản ánh đậm nét những tấm gương già làng, Người có uy tín cũng như những mô hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, hiếu học… ở Tây Nguyên. Đây chính là những hạt nhân để tạo sức lan tỏa, từ đó củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.

Những Người có uy tín nơi đây được ví như những “cây Kơnia vững chãi” giữa đại ngàn, đúng như những gì trong bài viết “Già làng trên đất cao nguyên: Như cây Kơnia vững chãi…” của nhà báo Phương Hạ (hiện là Phó Tổng Biên tập báo Dân tộc và Phát triển) đã viết.

Những “cây Kơnia vững chãi” giữa đại ngàn một khi được biểu dương, tôn vinh kịp thời đã trở thành chỗ dựa cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, đóng góp công sức cho sự phát triển ổn định của khu vực. Ghi nhận những đóng góp của họ, tháng 3/2009, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và lãnh đạo các tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương Già làng tiêu biểu tại TP. Pleiku (Gia Lai). Tại Hội nghị này, các già làng Tây Nguyên đã ký Quyết tâm thư gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước khẳng định sự thủy chung của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với Đảng, Bác Hồ và bày tỏ quyết tâm đồng lòng xây dựng buôn làng phát triển đi lên.

Sắc mới buôn làng Tây Nguyên
Sắc mới buôn làng Tây Nguyên

Sắt son niềm tin

Tiếp tục sứ mệnh “truyền lửa”, Báo Dân tộc và Phát triển đã đồng hành cùng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên xây dựng buôn làng. Từ một vùng đất bom cày, đạn xới, Tây Nguyên từng ngày trỗi dậy với chim Chơ Rao tung cánh, hoa Pơ Lang thắm đỏ, tiếng cồng chiêng trầm hùng, ngân vang khắp núi rừng.

Nhưng không vì thế mà ngơi nghỉ công tác tuyên truyền. Bởi, đồng bào chỉ thực sự tin khi được mắt thấy, tai nghe. Vì thế, những tác phẩm đăng tải trên Báo Dân tộc và Phát triển phải “nói cho được, phản ánh cho rõ” sự đổi thay của buôn làng.

Trở lại năm 2006, đạo trái phép Hà Mòn “quét” qua nhiều buôn làng ở Tây Nguyên đã gây ra nhiều hệ lụy. Nhằm ngăn chặn đạo Hà Mòn, cả hệ thống chính trị đã vận động lão thành cách mạng, già làng, Người có uy tín tuyên truyền người dân hiểu rõ đạo Hà Mòn, nâng cao nhận thức, ổn định tư tưởng. Đồng thời, triển khai nhiều dự án, chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giúp bà con làm ăn hiệu quả, phát triển kinh tế.

Nhưng các buôn làng Tây Nguyên thay đổi, phát triển như thế nào? Trong tác phẩm “Cuộc sống mới ở Kuk Kôn, Kuk Đăk” đăng trên Báo Dân tộc và Phát triển ngày 29/5/2018 chỉ rõ: Gần 10 năm trước, 2 làng Kuk Kôn và Kuk Đăk (xã An Thành, huyện Đăk Pơ, Gia Lai) do theo đạo Hà Mòn, người dân bỏ bê ruộng đồng để ở nhà đọc kinh. Nhiều người cuồng tín còn bỏ nhà lên núi cầu nguyện. Trẻ con không được đi học chữ, ốm đau thì cầu cúng thay vì đến bệnh viện…

“Nhưng nay, làng Kuk Kôn đã được Nhà nước đầu tư làm đường bê tông từ Quốc lộ 19 vào nên đi lại rất thuận tiện, điện, nước sạch, trường học được đầu tư xây dựng. UBND xã còn hỗ trợ cây giống, con giống, giúp dân làng phát triển kinh tế. Dân làng cũng đã khôi phục lại các phong tục truyền thống tốt đẹp”, bài báo nêu.

Cũng như làng Kuk Kôn, Kuk Đăk, các buôn làng Tây Nguyên nay đã “thay màu áo mới”. Hiện toàn vùng có 100% xã và 99,39% thôn, buôn có điện; 100% các tỉnh trong khu vực đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt gần 95%. 100% số xã có trạm y tế, trong đó 67% số xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế…

Những đổi thay đó đã được Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh chân thực, đầy đủ trên các số báo, tiếp thêm niềm tin son sắt cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đồng bào các dân tộc ở các vùng miền trên cả nước nói chung. Đồng bào các dân tộc vốn chất phác và thuần hậu. Nhưng bên trong sự thuần hậu, chất phác ấy là sự thông tuệ, bản lĩnh. Viết về đồng bào, viết cho đồng bào để làm sâu sắc thêm sự thông tuệ, bản lĩnh ấy trước các âm mưu kích động là sứ mệnh mà Báo Dân tộc và Phát triển đã, đang và sẽ đảm đương.

Tin cùng chuyên mục
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Tin nổi bật trang chủ
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 3 giờ trước
Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.
Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man United hành quân đến làm khách tại sân của Brighton. Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng đội chủ nhà không thể giành chiến thắng trong trận chia tay giải đấu cao nhất xứ sương mù.
Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Tin tức - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã nghe trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 5 giờ trước
Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Sức khỏe - PV - 5 giờ trước
Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Ngoại hạng Anh: Man City có chức vô địch thứ 4 liên tiếp sau khi đánh bại West Ham

Ngoại hạng Anh: Man City có chức vô địch thứ 4 liên tiếp sau khi đánh bại West Ham

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 5 giờ trước
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man City tiếp đón West Ham trên sân nhà Etihad. Với sự tỏa sáng của Foden, Man City chính thức có chức vô địch thứ 4 liên tiếp.
Bản sắc riêng trong Lễ cúng cầu mưa của người Ê Đê

Bản sắc riêng trong Lễ cúng cầu mưa của người Ê Đê

Sắc màu 54 - Lê Hường - Gia Nguyen - 7 giờ trước
Đồng bào dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk giữ gìn nhiều lễ hội, nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ vòng đời quan trọng. Trong đó, Lễ cúng cầu mưa mang nét đẹp, bản sắc riêng mà người Ê Đê còn gìn giữ đến ngày nay.
Giải quyết việc làm cho người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng

Giải quyết việc làm cho người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng

Xã hội - Lê Hường - 7 giờ trước
Đồng hành, hỗ trợ người lầm lỗi sau khi chấp hành án phạt tù làm lại cuộc đời, Công an huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã sẻ chia, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng; đồng thời tạo sinh kế giúp họ ổn định cuộc sống.
Hà Giang: Biểu dương, khen thưởng hơn 180 tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác

Hà Giang: Biểu dương, khen thưởng hơn 180 tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác

Tin tức - Vũ Mừng - 7 giờ trước
Vừa qua, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Bí thư Chi bộ (BTCB) thôn, tổ dân phố tiêu biểu năm 2024.
Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM) ở các huyện phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM và NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 ở Quảng Nam còn tương đối chậm. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan rà soát, báo cáo để có hướng chỉ đạo triển khai trong thời gian tới.