Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Du lịch cộng đồng ở Điện Biên: Vẫn chỉ là tiềm năng

PV - 18:00, 29/01/2018

Những năm gần đây, phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn nền văn hóa các dân tộc đã được tỉnh Điện Biên xác định là chiến lược của ngành Du lịch bền vững.

Tuy nhiên, do phát triển tự nhiên, thiếu đầu tư chiều sâu nên dù có hệ sinh thái phong phú, các bản, làng đa dạng sắc màu văn hóa truyền thống cùng với quần thể di tích lịch sử và các danh thắng hấp dẫn nhưng du lịch cộng đồng của Điện Biên vẫn chỉ là tiềm năng.

Bản Mển (xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên) được biết đến như một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn của Điện Biên. Nằm nép mình giữa bạt ngàn núi đồi và ruộng nương, nhìn từ xa, bản Mển đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình, với lưng tựa núi, mặt hướng ra cánh đồng rộng mênh mông. Nổi bật trên nền xanh của cây cối và bầu trời là những nếp nhà sàn truyền thống của người Thái.

Bản Mển có hơn 110 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu đều là dân tộc Thái. Đồng bào ở đây sống bằng nghề trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi và dệt thổ cẩm truyền thống. Để làm du lịch, bản Mển làm đường bê tông nội bản, xây dựng nhà văn hóa cộng đồng và những ngôi nhà sàn của người dân cũng được tu bổ. Hiểu rõ ý nghĩa của việc phát triển du lịch văn hóa gắn với phát triển kinh tế-xã hội, nhiều gia đình trong bản đã chủ động cải tạo, nâng cấp và vệ sinh nhà ở, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ khách du lịch. Không chỉ có vậy, bản Mển đã trú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, trong đó có nghề dệt, thêu thổ cẩm, kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng.

Trước năm 2005, cả bản có 20% hộ nghèo thì đến nay chỉ còn 8% nhờ phát huy nghề dệt, thêu thổ cẩm truyền thống của dân tộc. Hiện, bản Mển có 50 gia đình làm nghề dệt, thêu thổ cẩm chủ yếu là phục vụ khách du lịch có thu nhập vài chục triệu đồng/năm. Đến đây, du khách sẽ có dịp tham gia các sinh hoạt thường ngày cùng người dân (cấy lúa, đan lát, dệt thổ cẩm); thưởng thức những món ăn dân dã, mang hương vị núi rừng, được chế biến cầu kỳ như: cá nướng, thịt gói lá nướng, măng rừng... cùng những gia vị chỉ có ở vùng Tây Bắc như: chẳm chéo, mắc khén…

Khi màn đêm buông xuống, bên ánh lửa bập bùng, du khách lại được thưởng thức chương trình văn nghệ đặc sắc với những lời hát, điệu xòe đặc trưng của dân tộc Thái. Anh Quàng Văn Thương, Trưởng bản Mển cho biết: Trung bình mỗi tháng, bản tiếp đón khoảng 15 đoàn khách đến thăm quan. Với những nỗ lực không ngừng, bản Mển liên tục đạt danh hiệu bản văn hoá cấp tỉnh, đồng thời là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.

Bản Mến phát triển du lịch cộng đồng gắn liền bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Bản Mến phát triển du lịch cộng đồng gắn liền bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

 

Chủ trương phát triển du lịch cộng đồng tại các bản văn hóa là điều kiện tốt để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các DTTS, đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều gia đình đồng bào DTTS đã chủ động cải tạo, nâng cấp nhà cửa, đặc biệt là khu vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi; chỉnh trang đường làng, ngõ xóm; khôi phục các nghề sản xuất thủ công truyền thống; tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ; phục dựng lại một số lễ hội truyền thống...

Năm 2004, tỉnh Điện Biên cũng đã xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại 8 bản văn hoá thuộc huyện Điện Biên và TP. Điện Biên Phủ theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, gồm: Noong Bua, Co Mỵ, Ten, U Va, Pe Luông, Phiêng Lơi, Him Lam 2 (TP. Điện Biên Phủ) và bản Mển (huyện Điện Biên).

Các bản đều hoạt động theo mô hình chung, lập ra một đội từ 15-20 người chuyên hướng dẫn khách thăm quan, phục vụ ẩm thực, văn nghệ và đảm bảo an ninh cho du khách. Khi có khách đến bản, Trưởng bản trực tiếp phân công người đón và phục vụ khách tại khu vực khuôn viên nhà văn hóa cộng đồng… Tuy nhiên, nếu hoạt động du lịch cộng đồng không được đổi mới, cơ chế hoạt động không được xây dựng cụ thể thì các điểm du lịch này vẫn chủ yếu là văn hoá ẩm thực như hiện nay.

Ông Phạm Việt Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: Để phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, ngoài việc đầu tư phát triển hạ tầng du lịch cộng đồng gắn với việc bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thì cũng rất cần nâng cao ý thức của những người tham gia vào hoạt động du lịch. Qua đó, để họ thấy được rằng việc phát triển du lịch không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền, mà rất cần sự chung tay, góp sức của toàn dân để phát triển du lịch cộng đồng ngày một hiệu quả hơn.

TH

Tin cùng chuyên mục
Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống; đa phần người dân đều làm công nhân cho các Công ty cao su trên địa bàn huyện. Tận dụng thời gian nhàn rỗi, nhiều hộ dân đã quyết định đầu tư vào mô hình nuôi hươu sao và chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu để kiếm thêm thu nhập, hướng đến làm giàu trên vùng đất khó.
Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc công bố Quyết định về công tác cán bộ

Ủy ban Dân tộc công bố Quyết định về công tác cán bộ

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Chiều 21/5, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trao quyết định về công tác cán bộ cho công chức, viên chức quản lý thuộc Ủy ban Dân tộc. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh Chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Nông Thị Hà; đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Kinh tế - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống; đa phần người dân đều làm công nhân cho các Công ty cao su trên địa bàn huyện. Tận dụng thời gian nhàn rỗi, nhiều hộ dân đã quyết định đầu tư vào mô hình nuôi hươu sao và chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu để kiếm thêm thu nhập, hướng đến làm giàu trên vùng đất khó.
Mạo danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng

Mạo danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng

Pháp luật - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Công an tỉnh Hà Giang vừa tiến hành bắt tạm giam đối tượng Trần Trung Hiếu (sinh năm 1994), trú tại Tổ 7, phường Nguyễn Trãi, Tp. Hà Giang, tỉnh Hà Giang về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Cách cúng Lễ Phật đản rằm tháng 4 tại nhà

Cách cúng Lễ Phật đản rằm tháng 4 tại nhà

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa, chuẩn bị lễ cúng chu đáo, thận trọng lời ăn tiếng nói.
Gia Lai: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục

Gia Lai: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục

Giáo dục - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Ngày 21/5, tại Tp. Pleiku, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại với cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục. Dự hội nghị, có lãnh đạo tỉnh Gia Lai, các sở, ban, ngành có liên quan cùng 164 đại biểu đại diện cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vĩnh Phúc: Công nhận 121 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Vĩnh Phúc: Công nhận 121 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Người có uy tín - Văn Hoa - Thế Dương - 2 giờ trước
Thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đến nay 100% các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định phê duyệt, công nhận Người có uy tín năm 2024.
AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam cùng bảng đấu với các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào

AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam cùng bảng đấu với các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào

Thể thao - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa tổ chức Lễ bốc thăm chia bảng AFF Cup 2024 tại thủ đô Hà Nội. Đội tuyển Việt Nam rơi vào bảng B, cùng các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào.
Đắk Lắk: Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk chính thức hoạt động

Đắk Lắk: Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk chính thức hoạt động

Du lịch - Lê Hường - 2 giờ trước
Ngày 20/5, UBND huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk.
Thanh Hóa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân biên giới

Thanh Hóa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân biên giới

Tin tức - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Ngày 21/5, tại huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa), Sở Ngoại vụ phối hợp với Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao), Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Dân tộc và UBND huyện Mường Lát tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về biên giới lãnh thổ quốc gia.
Quốc hội thảo luận về nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Quốc hội thảo luận về nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Chiều 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.