Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đưa di sản văn hóa vào trường học: Chưa phát huy hiệu quả

PV - 08:09, 24/01/2018

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thế hệ trẻ-tương lai của đất nước đang có xu hướng sống vọng ngoại. Giáo dục, truyền dạy, trang bị cho học sinh kiến thức về di sản văn hóa để các em “có hiểu mới thương” đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình và triển khai thí điểm tại một số địa phương từ mấy năm nay.

Tuy nhiên, hiệu quả lan tỏa của chương trình này vẫn chưa đạt được như mong muốn. Vậy, đâu là nguyên nhân?

Thực hiện chủ trương đưa di sản văn hóa truyền thống vào trường học của Bộ GD&ĐT, phường rối Ru Nghệ (xã Đồng Thịnh, huyện Định Hóa, Thái Nguyên) đã được Ban Giám hiệu một số trường Tiểu học và THCS trên địa bàn huyện mời đến biểu diễn rối cạn tại trường.

Qua những màn trình diễn rối cạn, các em học sinh không chỉ được xem múa rối mà còn được nghe các nghệ nhân diễn giải về các tích trò múa rối, cũng như ý nghĩa của từng tích trò gắn với cảnh sinh hoạt lao động của người nông dân.

Biểu diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống tại các trường học sẽ giúp học sinh tiếp cận di sản hiệu quả nhất. (Trong ảnh: Phường rối nước Đào Thục biểu diễn múa rối tại một trường học ở quận Cầu Giấy, Hà Nội). Biểu diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống tại các trường học sẽ giúp học sinh tiếp cận di sản hiệu quả nhất. (Trong ảnh: Phường rối nước Đào Thục biểu diễn múa rối tại một trường học ở quận Cầu Giấy, Hà Nội).

 

Ngoài những buổi biểu diễn múa rối tại trường, 30 em học sinh THCS còn được các nghệ nhân phường rối Ru Nghệ đứng ra truyền dạy nghề múa rối cạn. Kinh phí do Phòng Văn hóa huyện chi trả từ nguồn Đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Định Hóa” giai đoạn 2011-2015.

Được tham gia học biểu diễn múa rối, cả học sinh và nghệ nhân đều vô cùng hào hứng. Từ những buổi học này, các em đã cảm nhận và yêu quí hơn di sản văn hóa dân tộc. Còn những nghệ nhân già thì cất đi được gánh nặng lo âu tìm đâu ra thế hệ kế cận thay mình bảo tồn nghề múa rối truyền thống.

Tuy nhiên, niềm vui ấy không dài. Khi hết Đề án, huyện không còn kinh phí để chi trả cho các nghệ nhân đứng lớp truyền dạy nghề. Vậy là lớp học tự tan rã!. Một vài em “trót” đam mê với con rối đành tự tìm đến nhà nghệ nhân để xin được học riêng…

Tại một trường PTTH ở huyện miền núi Quỳ Hợp (Nghệ An), chủ trương đưa di sản văn hóa vào trường học được nhà trường giao cho các giáo viên chủ nhiệm đảm nhiệm. Mỗi tuần, sau buổi chào cờ vào sáng thứ hai, từng lớp sẽ chuẩn bị một tiết mục múa hoặc hát dân ca để biểu diễn trước toàn trường. Chủ trương này được tất cả các cô và trò trong trường ủng hộ.

Thế nhưng, nhà trường lại không đưa ra được những quy định cụ thể về phương pháp tiếp cận, truyền dạy di sản văn hóa, thời gian học cũng như loại hình âm nhạc dân gian truyền thống… Từ đó, dẫn đến những tình huống nực cười: Nhiều học sinh khi được lớp cử lên biểu diễn các bài hát dân ca, thì lại thể hiện những bài hát nhạc trẻ, những bài hát tiếng Anh…(!).

Thực ra, chủ trương đưa một số loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống vào giảng dạy trong nhà trường đã được một số địa phương triển khai từ hơn chục năm trước. Năm 2013, liên Bộ GD-ĐT và VH-TT&DL chính thức ban hành văn bản hướng dẫn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên.

Việc sử dụng di sản trong dạy học đã được thực hiện thí điểm ở 7 địa phương gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thừa Thiên -Huế, Quảng Nam với 3 môn Sử, Địa, và Âm nhạc. Đây được cho là một việc làm cần thiết và mang lại nhiều ích lợi.

Sau hơn 3 năm triển khai thí điểm, việc đưa di sản vào trường học đã đạt được một số tín hiệu tích cực như: giúp giờ học của các em trở nên sinh động hơn, việc học tập trở nên hứng thú hơn, đã có những chuyển biến trong việc hiểu về di sản, dù chưa nhiều.

Tuy vậy, việc đưa di sản vào trường học cũng đã bộc lộ những hạn chế. Tại một Hội thảo quốc tế về “Đưa di sản phi vật thể vào trường học vì một tương lai bền vững”, diễn ra tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Văn Huy cho rằng, các dự án đưa di sản vào trường học vài năm qua vẫn còn nặng về tính hình thức kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”.

Chương trình giảng dạy vẫn mang tính tự phát, nội dung còn đơn điệu, không đủ cung cấp cho các em hiểu biết đơn giản về di sản. Chính vì thế, với nhiều em, tiết học về âm nhạc truyền thống không hấp dẫn. Các em đón nhận với tâm lý chán nản, thậm chí sợ học.

Như vậy, chủ trương đưa di sản văn hóa truyền thống vào trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được triển khai thí điểm ở một số trường học. Tuy nhiên, chương trình này mới chỉ mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi.

Thiết nghĩ, để giúp thế hệ trẻ có hứng thú trong việc tìm hiểu về các di sản văn hóa của dân tộc thì ngành chức năng (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cần xây dựng kế hoạch, nội dung giảng dạy cụ thể bằng những buổi học thực địa hấp dẫn, phong phú…

NGỌC ÁNH

Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam: UBND tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Nam: UBND tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 5 giờ trước
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 5 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Thời sự - PV - 12:45, 18/05/2024
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.