Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Dưới chân đèo Ngang...

Thành An - 16:52, 26/08/2021

Một thời, đèo Ngang ngập chìm trong khói lửa binh đao khi Trịnh, Nguyễn phân tranh cát cứ. Một thời, đèo Ngang in đậm dấu chân những tiền nhân và cả những tao nhân mặc khách xuôi Nam, ngược Bắc trên con đường thiên lý… Đèo Ngang giờ không còn “đang nghèo” như cách nói lái vui của nhiều người. Vùng đất ấy nay đã chuyển mình, thành vùng kinh tế năng động, thành khu di tích danh thắng hút khách.

Một góc trung tâm thị xã Kỳ Anh dưới chân đèo Ngang
Một góc trung tâm thị xã Kỳ Anh dưới chân đèo Ngang

Trên ải Hoành Sơn quan

Đỉnh cao nhất của đèo Ngang chính là dãy núi Hoành Sơn. Nó dựng lên như một bức tường thành giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh. Xưa kia, Hoành Sơn đã từng là địa giới, ngăn chặn sự mở rộng của phong kiến phương Bắc. Trên đỉnh đèo trầm mặc lịch sử vẫn còn hiển hiện tấm bảng phân chia địa giới hai tỉnh Quảng Bình - Hà Tĩnh. 

Câu chuyện hành hương trên đỉnh đèo, giờ chỉ còn là hoài niệm, nhường chỗ cho du lịch, trải nghiệm để thay bằng hầm đường bộ xuyên qua lòng núi. Từ trên đỉnh đèo, nhìn về phía Nam là đảo Yến, Hòn La, đền thờ công chúa Liễu Hạnh, là vũng Chùa - nơi yên nghỉ của vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Còn mạn Bắc là tỉnh Hà Tĩnh với những ghềnh đá lô nhô, đâm ngang ra biển mà ngư dân bao đời vẫn gọi là hòn đá nhảy. Xa xa, là những ngôi nhà, dòng suối chảy quanh co, uốn khúc bên những ruộng lúa, rừng cây của những cư dân “Nam Hà, Bắc Bình”.

Theo con đường mòn nhỏ từ giữa đỉnh đèo, là di tích “Hoành Sơn quan” thấp thoáng giữa đồi thông xanh. Thời tao loạn, Hoành Sơn quan là cửa ải trấn giữ trên con đường thiên lý Bắc - Nam. Cửa Hoành Sơn cao hơn 4 mét, được xây từ triều Minh Mạng thứ 14 (năm 1833), hiện còn nguyên vẹn, cùng với hai nền móng của tường lũy bằng đá chạy theo hai hướng vào núi và xuống biển. Những bậc đá lên xuống theo triền núi theo thời gian giờ đã hư hỏng nhiều. Giữa không gian nhuốm màu xưa cũ, bước chân những tiền nhân một thời xuôi ngược Nam, Bắc trên con đường thiên lý và cả các bậc tao nhân mặc khách dường như vẫn còn in dấu đâu đây.

Cây chè thoát nghèo trên vùng thượng Kỳ Anh sát dưới chân đèo Ngang
Cây chè thoát nghèo trên vùng thượng Kỳ Anh sát dưới chân đèo Ngang

Từ khu di tích danh thắng hút khách

Phía Nam đèo Ngang, tiềm năng của dải đất ven biển Quảng Đông - Cảnh Dương (Quảng Trạch, Quảng Bình) đang từng bước được đánh thức. Thế mạnh của điểm đến này là du lịch tâm linh với khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đền thờ Công chúa Liễu Hạnh. Bên cạnh đó, nơi đây còn có nhiều đảo nhỏ và bãi biển đẹp đang được đầu tư thành các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển và làng nghề kết hợp du lịch cộng đồng.

Trong lộ trình quy hoạch du lịch đến 2025 của Quảng Bình; những Hòn La, Vũng Chùa, Hòn Cỏ, Hòn Gió, đảo Yến cùng với khu mộ Đại tướng, đền thờ Công chúa Liễu Hạnh, Hoành Sơn quan được quy hoạch thành khu di tích, danh thắng đèo Ngang.

Mới đây, tỉnh Quảng Bình đã chấp thuận chủ trương cho tập đoàn Trường Thịnh đầu tư xây dựng khu du lịch Vũng Chùa - đảo Yến, với số vốn hơn 500 tỷ đồng, trên diện tích 45ha. Dự án được triển khai với mục tiêu xây dựng khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển kết hợp vui chơi giải trí, du thuyền, đáp ứng nhu cầu nhiều đối tượng du khách. Ngoài nghỉ dưỡng biển, thăm Hoành Sơn Quan, di tích đền thờ Công chúa Liễu Hạnh, nơi đây còn phục vụ khách ngắm rạn san hô, hệ sinh thái ở biển Vũng Chùa, đảo Hòn La, tham quan đảo Yến, đảo Chim.

Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình Hồ An Phong hồ hởi khi đề cập đến tiềm năng và lợi thế của khu di tích, danh thắng đèo Ngang kết hợp khu du lịch Vũng Chùa - đảo Yến, làng văn hóa du lịch biển Cảnh Dương. 

“Đó sẽ là điều kiện để giúp người dân cải thiện cuộc sống rõ rệt. Trong đó, phải kể tới việc hình thành Khu kinh tế Hòn La với nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng hóa, và gần đây là các dự án du lịch đang được triển khai sẽ giúp cho vùng đất ấy vươn lên, đổi thay từng ngày”, ông Phong nhấn mạnh.

Cảng nước sâu Sơn Dương của Fomosa Hà Tĩnh
Cảng nước sâu Sơn Dương của Fomosa Hà Tĩnh

Đến vùng kinh tế năng động

Từ Hoành Sơn quan nhìn về mạn Hà Tĩnh, một sức sống mới vừa sôi nổi vừa thâm trầm cứ đồng hiện trong núi, trong biển, trong những sắc màu phố xá, làng quê… của đất Kỳ Anh. Đèo Ngang giờ không còn “đang nghèo” như cách nói lái vui của nhiều người. Những công trường rền vang tiếng máy, những chuyến tàu nối đuôi nhau cập bến, những phố phường rực sáng… là minh chứng cho sự đổi thay từng ngày nơi “chảo lửa, túi mưa” này.

Sau 15 năm hình thành và phát triển, Khu kinh tế  Vũng Áng ở Kỳ Anh đã trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh với các siêu dự án như: Khu liên hợp gang thép và Cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh (giai đoạn 1); Tổng kho Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 với công suất 1.200 MW… Địa thế thuận lợi, giàu tiềm năng cùng chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Hà tĩnh, Vũng Áng tiếp tục hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong tương lai. Đó cũng là cơ sở, là “đòn bẩy” để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đặt niềm tin khi quyết định đầu tư vào các địa phương khác của Hà Tĩnh.

Những năm qua, thị xã Kỳ Anh đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp, đáp ứng các tiêu chí đô thị loại III, hướng tới trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2025. Diện mạo khu vực nông thôn và đô thị có bước thay đổi nhanh theo hướng văn minh, hiện đại. Theo đánh giá mới nhất, thị xã Kỳ Anh đã đạt 55/59 tiêu chí đô thị loại III; đạt 7/11 tiêu chuẩn trở thành thành phố. Những thành tựu đó, không chỉ là tiền đề thuận lợi cho bước phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương, mà còn góp phần tạo đà cho sự bứt phá về kinh tế của toàn tỉnh Hà Tĩnh trong tương lai.

Hoành Sơn quan nhìn từ trên cao
Hoành Sơn quan nhìn từ trên cao

Lãnh đạo huyện Kỳ Anh cho biết: Đã có 18 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, 4 sao; tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,83%; tổng giá trị sản xuất hằng năm đạt hơn 5.000 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 39,24 triệu đồng/năm. Toàn huyện có 43 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; đang tập trung cao độ xây dựng Kỳ Đồng đạt tiêu chí đô thị loại 5. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai đồng bộ và hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 6,41%; hộ cận nghèo còn 5,5%.

Còn vùng thượng Kỳ Anh, sát chân dãy Hoành Sơn đã không còn những con đường đất lầy lội, những mái nhà liêu xiêu mà thay vào đó là những con đường nông thôn mới dài rộng, những đồi chè ngút ngát màu xanh. Cuộc sống của người dân nơi đất cằn đá sỏi đã thực sự ấm no, hạnh phúc.

Tin cùng chuyên mục
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Tin nổi bật trang chủ
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 1 giờ trước
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 2 giờ trước
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 3 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:17, 04/05/2024
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 14:30, 04/05/2024
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời sự - PV - 14:00, 04/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 5 và thời gian tới cần tập trung chuẩn bị thật tốt việc phục vụ Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội sắp tới và triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 13:47, 04/05/2024
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13:18, 04/05/2024
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 13:12, 04/05/2024
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 13:04, 04/05/2024
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.